15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 11)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dung dịch AlCl3 tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây thu được kết tủa keo trắng?

A. NH3

B. Ba(OH)2

C. HCl

D. NaOH

Câu 2:

Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử các nguyên tố kim loại kiềm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:

A. ns2

B. ns1

C. ns2np1

D. (n-1)d10 ns1

Câu 3:

Sắt trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?

A. FeO

B. Fe2O3

C. Fe(OH)3

D. Fe(SO4)3

Câu 4:

Từ kim loại crom có thể điều chế trực tiếp được chất nào sau đây bằng một phản ứng?

A. K2Cr2O7

B. CrO3

C. CrCl3

D. KCrO2

Câu 5:

Chất nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính?

A. Mg(OH)2

B. Zn(OH)2

C. NaOH

D. Fe(OH)2

Câu 6:

Ở nhiệt độ thích hợp, cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo ra các sản phẩm đều là chất khí?

A. CuO và C

B. NaOH và CO2

C. Fe2O3 và CO

D. H2O và C

Câu 7:

Hiđro hóa hoàn toàn axetanđehit, thu được

A. axit axetic

B. etanol

C. etanal

D. axit fomic

Câu 8:

Trùng ngưng chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất to nilon- 6?

A. H2N-[CH2]6-COOH

B. H2N-[CH2]5-COOH

C. HOOC-[CH2]4-CH(NH2)-COOH

D. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH

Câu 9:

Công thức cấu tạo thu gọn của isoamyl axetat là:

A. CH3COOCH2-CH(CH3)2

B. CH3COOCH2-CH2- CH(CH3)2

C. CH3COOCH2-CH(CH3)-CH2-CH3

D. CH3COOCH(CH3)-CH2- CH2-CH3

Câu 10:

Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

A. Quá trình đốt nhiên liệu trong lò cao.

B. Quá trình đun nấu, đốt lò sưởi trong sinh hoạt.

C. Quá trình đốt nhiên liệu trong động cơ ô tô.

D. Quá trình quang hợp của cây xanh.

Câu 11:

Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?

A. C2H5OH và CH3-O-CH2-CH3

B. CH3-O-CH3 và CH3-CHO

C. CH3-CH2-CHO và CH3-CH(OH)-CH3

D. CH2=CH-CH2OH và CH3-CH2-CHO

Câu 12:

Khi để các vật bằng gang (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Tại anot xảy ra quá trình nào sau đây?

A. Fe Fe2++2e

B. 2H2O+2e2OH- +H2

C. O2+H2O+ 4e4OH-

D. O2+4H++4e 2H2O

Câu 13:

Cho 9,36 gam Cr tác dụng hoàn toàn với khí Cl2 dư, khối lượng muối thu được là:

A. 28,53 gam

B. 22,14 gam

C. 29,25 gam

D. 26,96 gam

Câu 14:

Thể tích H(đktc) tối thiểu cần dùng để hiđro hóa hoàn toàn 17,68 gam triolein là

A. 0,448 lít

B. 0,896 lít

C. 1,344 lít

D. 2,016 lít

Câu 15:

Cho m gam MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,23 mol CO2. Giá trị m là

A. 16,80

B. 19,32

C. 15,96

D. 21,00

Câu 16:

Có tối đa bao nhiêu trieste mạch hở thu được khi đun nóng hỗn hợp gồm glixerol, axit axetic và axit panmitic (có H2SO4 đặc làm xúc tác)

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 17:

Cho dãy các chất: NH4Cl, K2CO3, Na2SO4, FeCl2, AlCl3. Số các chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 18:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm

Phát biểu nào sau đây sai?

A. HNO3 sinh ra ở dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.

B. Có thể dùng HCl đặc thay cho H2SO4 đặc để điều chế HNO3.

C. Thí nghiệm trên điều chế một lượng nhỏ axit HNO3 bốc khói.

D. Đun nóng bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn.

Câu 19:

Cho 18,72 gam valin tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam rắn. Giá trị của m là

A. 24,24.

B. 24,33.

C. 24,50.

D. 24,42.

Câu 20:

Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, CH3NH2, CH3COOH, H2NCH2COONa, ClH3N-CH2COOH. Số chất trong dãy tác dụng được với HCl là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

 

Câu 21:

Cho bột Cu vào dung dịch Fe(NO3)3 (dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho các chất sau: Cl2, AgNO3, HCl, Fe, BaO, KOH. Số chất tác dụng được với dung dịch X là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 22:

Nhỏ từ từ 20 ml dung dịch chứa K2CO3 0,5M vào KOH 0,4M vào 25 ml dung dịch HCl 1M và khuấy đều. Sau các phản ứng, thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 168,0

B. 156,8

C. 179,2.

D. 200,0

Câu 23:

Thủy phân hoàn toàn m gam tinh bột trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 25,92 gam Ag. Giá trị của m là

A. 21,60.

B. 19,44.

C. 38,88.

D. 43,20.

Câu 24:

Từ chất X (C6H5-CH2-CH=CH2), thực hiện phản ứng sau:

X + KMnO4 + H2SO4   C6H5COOH + CO2 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Trong phương trình hóa học trên, khi hệ số của C6H5COOH là 5 thì hệ số của H2O là

A. 24

B. 34

C. 42

D. 48

Câu 25:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm FexOy và CuO trong dung dịch HNO3 dư thì số mol HNO3 phản ứng là 1,2 mol, thu được 0, 1 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là

A. 29,6.

B. 31,2.

C. 28,8.

D. 32,0.

Câu 26:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Al H2SO4 dư X dung dich NH3 Y t0 Z NaOH dư T

Các chất Y, Z, T lần lượt là

A. Al2O3, Al(OH)3, NaAlO2

B. Al(OH)3, NaAlO2, Al2O3

C. Al(OH)3, Al2O3, NaAlO2

D. Al2O3, NaAlO2, Al(OH)3

Câu 27:

Chất hữu cơ T (C9H14O7 mạch hở), tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH (dư, đun nóng), thu được glixerol và hai muối của hai axit cacboxylic X, Y có cùng s nguyên tử cacbon (mạch cacbon không phân nhánh, MX < MY). Cho các phát biểu sau:

a)  Tổng số nguyên tử hiđro trong hai phân tử X, Y bằng 10.

b)  1 mol chất T tác dụng với kim loại Na (dư), thu được 1 mol khí H2.

c)  Nhiệt độ sôi của chất X có cao hơn axit axetic.

d) Phân tử chất Y có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử oxi.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 28:

Từ monosacarit X tiến hành các phản ứng sau (đúng tỉ lệ mol các chất):

(a) X 30-350 Cenzim2Y + 2CO2 

(b) X + Br2 + H2O 2HBr +Z

(c) Z+Y H2SO4,t0 T + H2O

Số nguyên tử H trong phân tử chất T là

A. 14

B. 10

C. 16

D. 18

Câu 29:

Tiến hành thí nghiệm với bốn dung dịch X, Y, Z, T chứa trong các lọ riêng biệt, kêt quả được ghi nhận ở bảng sau:

Mẫu thử

Thí nghiệm

Hiện tượng

X hoặc Z

Tác dụng với dung dịch Y

Có kết tủa xuất hiện

X hoặc T

Tác dụng với dung dịch Z

Có khí CO2 thoát ra

X

Tác dụng với dung dịch T

Có kết tủa xuất hiện

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. Na2CO3, Ba(HCO3)2, Ca(NO3)2, Ca(HCO3)2

B. Ba(HCO3)2, Ba(OH)2, K2SO4, Mg(HCO3)2

C. Na2CO3, BaCl2, NaHSO4, Mg(HCO3)2

D. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Na2CO3, Ca(HCO3)2

Câu 30:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a)  Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, không có màng ngăn).

(b)  Nung nóng hỗn hợp natri axetat và vôi tôi xút

(c)   Cho urê vào dung dịch nước vôi trong dư

(d)  Thi không khí qua than nung đỏ.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm sinh ra chất khí là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 31:

Cho axit cacboxylic X phản ứng với amin bậc một Y, thu được một muối Z có công thức CnH2n+3O2N  (sản phẩm duy nhất). Biết trong Z, nguyên tố cacbon chiếm 45,714% về khối lượng. Số cặp chất X và Y thỏa mãn là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

(a) Phenyl axetat và metyl benzoat là đồng phân của nhau.

(b) Chất béo lỏng chứa chủ yếu các gốc axit béo no.

(c) Fructozơ và alanin đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức.

(d) Monome là một mắt xích trong phân tử polime.

(e) (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNHCH3 có cùng bậc.

Số phát biểu đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 33:

Cho m gam Fe vào dung dịch chứa 0,4 mol AgNO3 và 0,2 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4m gam kim loại. Giá trị của m là

A. 10,80.

B. 11,20.

C. 6,72.

D. 10,64.

Câu 34:

Cho amin no, đơn chức, mạch hở Y (chất khí ở điều kiện thường). Đốt cháy 0,4 mol Y trong bình kín chứa 2,8 mol O2 (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được tng số mol khí và hơi trong bình là: 3,9 mol. Số amin thỏa mãn tính chất của Y là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 35:

Đun nóng 9,46 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức (tỉ lệ mol 3 : 5) trong 260 ml dung dịch KOH 0,5M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được ancol Y và 14,1 gam hỗn hợp Z gồm ba muối. Công thức của Y là

A. C3H7OH

B. CH3OH

C. C3H5OH

D. C2H5OH

Câu 36:

Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl bằng dòng điện một chiều có cường độ 3,86A (điện cực trơ, có màng ngăn, hiệu suất 100%). Sau thời gian 3 giờ thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X và hỗn hợp ba khí thoát ra ở cả hai điện cực với tổng thể tích là 4,5696 lít (đktc). Dung dịch X hòa tan được tối đa 3,48 gam Fe3O4. Bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước. Tỉ lệ a : b là

A. 1:2

B. 2:3

C. 3:4

D. 4:5

Câu 37:

Tiến hành thí nghiệm về ăn mòn điện hóa học theo các bước:

Bước l: Rót dung dịch H2SO4 loãng vào cốc thủy tinh.

Bước 2: Nhúng thanh kẽm và thanh đồng (không tiếp xúc nhau) vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng.

Bước 3: Nối thanh kẽm với thanh đồng bằng dây dẫn (có mắc nói tiếp với một điện kế).

Cho các phát biểu sau:

(a) Khi chưa nối dây dẫn, thanh Zn chưa bị ăn mòn.

(b) Khi nối dây dẫn, kim điện kế quay, khí H2 thoát ra ở cả hai điện cực.

(c) Theo dây dẫn, các electron đi chuyền từ anot sang catot.

(d) Thanh kẽm bị ăn mòn điện hóa đồng thời với sự tạo thành dòng điện

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 38:

Hòa tan hoàn toàn 24 ,69 gam hỗn hợp X gồm Ba, Al và Al2O3 vào nước (dư), thu được dung dịch Y trong suốt và thoát ra 4,704 lít H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch H2SO4 1M vào Y, khối lượng kết tủa (m gam) phụ thuộc vào thê tích dung dịch H2SO4 (V ml) theo đồ thị sau

Phần trăm khối lượng của đơn chất Al trong X là

A. 4,37%.

B. 5,47%.

C. 6,56%.

D. 7,65%.

Câu 39:

Cho X, Y, Z (MX<MY<MZ) là ba peptit mạch hở, được tạo từ Gly, Ala, Val; T là este mạch hở, được tạo từ một axit cacbonxylic và một ancol. Thủy phân hoàn toàn 21,7 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 0,3 lít dung dịch KOH 1M, thu được 1,86 gam etylen glicol và hỗn hợp muối M. Đốt cháy hoàn toàn M cần vừa đủ 0,84 mol O2, thu được N2, K2CO3, H2O và 25,96 gam CO2. Biết số nguyên tử cacbon trong phân tử X, Y, Z là ba số tự nhiên liên tiếp. Hiệu khối lượng của X và T trong 21,7 gam E là

A. 1.87 gam

B. 2.20 gam

C. 1,66 gam

D. 3,78 gam

Câu 40:

Chia 23,36 game hỗn hợp X gồm Mg, Zn, MgCO3 và ZnCO3 thành hai phần bằng nhau. Cho một phần hoàn tan trong 200 gam dung dịch HNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 34,48 gam muối và V lít (đktc) hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 19,2(trong đó có một khí hóa nâu trong không khí). Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 2V lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với He là 3.65. Nồng độ phần trăm của Zn(NO3)2 trong Y là

A. 8.39%

B. 7.27%

C. 7.14%

D. 8.55%