15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 13)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 (đặc, nóng, dư) không sinh ra chất khí?
A. Fe2O3
B. FeO
C. Fe3O4
D. Fe(OH)2
Phản ứng hóa học giữa CH3OH và C2H5COOH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) được gọi là phản ứng
A. xà phòng hóa.
B. este hóa.
C. trùng hợp.
D. trùng ngưng.
Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước brom?
A. NO.
B. H2S.
C. CO2.
D. H2.
Axit fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, nên bôi chất nào sau đây vào vết thương để giảm sưng tấy?
A. Nước vôi.
B. Giấm ăn.
C. Nước.
D. Muối ăn.
Kali hiđrocacbonat phản ứng được với dung dịch nào sau đây ở nhiệt độ thường?
A. NaNO3.
B. HCl.
C. Ba(NO3)2.
D. K2SO4.
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Na là
A. 2s1.
B. 3s1.
C. 4s1.
D. 3p1.
Kim loại nhôm không tác dụng được với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A. Ba(OH)2.
B. CuO (nung nóng).
C. HCl loãng.
D. Mg(NO3)2.
Trong các hợp chất, số oxi hóa cao nhất của crom là
A. +2.
B. +3.
C. +4.
D. +6.
Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?
A. Isopren.
B. Stiren.
C. Propen.
D. Toluen.
Axit cacboxylic nào sau đây có mạch cacbon phân nhánh?
A. Axit axetic.
B. Axit oxalic.
C. Axit isobutiric.
D. Axit acrylic.
Phương trình ion rút gọn của phản ứng xảy ra giữa NaHCO3 và HCl trong dung dịch
So với các hợp chất vô cơ, các hợp chất hữu cơ thường có
A. độ bền nhiệt cao hơn.
B. độ tan trong nước lớn hơn.
C. nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.
D. khả năng tham gia phản ứng với tốc độ lớn hơn.
Cho 11,28 gam phenol tác dụng hết với nước brom dư, khối lượng kết tủa 2,4,6-tribromphenol thu được là
A. 39,72.
B. 30,24.
C. 30,48.
D. 20,08.
Đốt cháy hoàn toàn 9,6 gam kim loại M (có hóa trị không đổi) trong khí Cl2 dư, thu được 26,64 gam muối. Kim loại M là
A. K.
B. Ca.
C. Mg.
D. Al.
Đốt cháy hoàn toàn 70,2 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ, thu được 53,76 lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 41,4.
B. 43,2.
C. 37,8.
D. 39,6.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tất cả các muối nitrat, đihiđrophotphat đều dễ tan trong nước.
B. Supephotphat kép có độ dinh dưỡng cao hơn supephotphat đơn.
C. Ở nhiệt độ cao, tất cả các muối nitrat đều bị nhiệt phân hủy, giải phóng khí O2.
D. Phần lớn axit nitric được dùng để điều chế phân đạm NH4NO3, Ca(NO3)2.
Thủy phân hoàn toàn 1 mol triglixerit X trong dung dịch KOH, thu được 1 mol glixerol, 1 mol kali panmitat và 2 mol kali oleat. Số liên kết trong phân tử X bằng
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Cho các chất sau: stiren, axetilen, ancol anlylic, glucozơ, toluen. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Rắc bột nhôm mịn lên ngọn lửa đèn cồn trong không khí.
Quan sát hiện tượng, ta thấy bột nhôm cháy trong không khí với
A. ngọn lửa màu lam nhạt, tỏa nhiều nhiệt.
B. ngọn lửa sáng chói, tỏa nhiều nhiệt.
C. ngọn lửa màu nâu đỏ, tỏa nhiều nhiệt.
D. ngoạt lửa xanh mờ, tỏa nhiều nhiệt.
Hòa tan 22,72 gam P2O5 vào 400 ml dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 74,88.
B. 68,48.
C. 62,08.
D. 81,28.
Hòa tan hết 25,28 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 4,928 lít (đktc) SO2 (sản phẩm khử duy nhất của Phần trăm số mol của Fe3O4 trong X là
A. 30%.
B. 40%.
C. 50%.
D. 60%.
Cho dãy các chất sau: K2HPO4, Al, Cr2O3, Fe(NO3)2, FeCl3, CuCl2, SO2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH (loãng) là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Cho ba chất hữu cơ X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H6O2, trong đó: X, Y, Z đều tác dụng được với dung dịch NaOH; X, Z đều không tác dụng được với Na, X có phản ứng tráng bạc. Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. CH3COOCH3, C2H5COOH, HCOOC2H5.
B. HCOOC2H5, CH3COOCH3, C2H5COOH.
C. HCOOC2H5, C2H5COOH, CH3COOCH3.
D. C2H5COOH, HCOOC2H5, CH3COOCH3.
Cho a mol hỗn hợp Fe và Cu tác dụng hết với a mol khí Cl2, thu được chất rắn X, cho X vào nước (dư), thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất tan có trong dung dịch Y gồm
A. FeCl2 và FeCl3.
B. CuCl2 và FeCl3.
C. CuCl2 và FeCl2.
D. CuCl2, FeCl2 và FeCl3.
Sục khí CO2 vào dung dịch chứa V ml dung dịch Ba(OH)2 0,06 M. Khối lượng kết tủa phụ thuộc vào số mol CO2 theo đồ thị sau:
Giá trị của V là
A. 500.
B. 600.
C. 700.
D. 800.
Từ chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tiến hành các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
a) X + 3KOH 2Y + Z +
b) 2Y +
c) nT + n
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Phân tử chất X chỉ có một loại nhóm chức.
B. Chất T (o-hiđroxibenzylic) là monome tạo nên nhựa novolac.
C. Chất X không có phản ứng tráng bạc.
D. Phân tử chất Z có số nguyên tử C bằng số nguyên tử H.
Đốt cháy hoàn toàn 0,35 mol hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon (mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng) cần vừa đủ 25,48 lít O2 (đktc), thu được hỗn hợp khí và hơi T. Dẫn T qua bình đựng nước vôi trong dư, sau phản ứng, khối lượng dung dịch giảm 39,55 gam. Dãy đồng đẳng của hai hiđrocacbon trong X là
A. anken.
B. ankin.
C. ankađien.
D. ankin hoặc ankađien.
Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau. Cho 11,1 gam X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 28,08 gam Ag. Mặc khác, cho 0,3 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 20,96.
B. 12,88.
C. 28,84.
D. 25,76.
Cho số đồ chuyển hóa sau:
Biết X, Y, Z, T, E đều là hợp chất của nitơ. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Chất X vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH.
B. Dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh.
C. Chất E có tính oxi hóa mạnh.
D. Chất Z có màu nâu đỏ, tác dụng với dung dịch NaOH thu được 2 muối.
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau.
Mẫu thử |
Thuốc thử |
Hiện tưởng |
X |
Dung dịch I2 |
Có màu xanh tím |
Y |
Cu(OH)2 trong môi trường kiềm |
Có màu tím |
Z |
Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng |
Kết tủa Ag |
T |
Dung dịch NaOH |
Tạo chất lỏng không tan trong nước, lắng xuống đáy ống nghiệm |
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, phenyl amoni clorua, fructozơ.
B. Lòng trắng trứng, phenyl amoni clorua, hồ tinh bột, fructozơ.
C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, fructozơ, phenyl amoni clorua.
D. Hồ tinh bột, fructozơ, lòng trắng trứng, phenyl amoni clorua.
Cho năm hỗn hợp rắn sau: (1) (NH4)2CO3 và Ba(OH)2; (2) NaHCO3 và Ca(OH)2; (3) KHSO4 và Na2CO3; (4) NH4HCO3 và Ca(OH)2; (5) Al4C3 và CaC2 (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 4). Cho năm hỗn hợp vào năm cốc đựng nước cất (dư, ở điều kiện thường) riêng biệt. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số cốc thu được chất khí và kết tủa là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(b) Phân tử cacbohiđrat luôn chứa nhóm hiđroxi (-OH).
(c) Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.
(d) Policaproamit được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng axit ε-aminocaproic.
(e) Phân tử Lys-Gly có ba nguyên tử nitơ.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Có 3 dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; KNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3). Tiến hành các thí nghiệm sau:
Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO.
Trọn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được 2V1 lít khí NO.
Trộn 5 ml dung dịch (2) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. So sánh nào sau đây đúng?
A. V2 = 2V1.
B. 2V2 = V1.
C. V2 = 3V1.
D. V2 = V1.
Nung m gam hỗn hợp X gồm MgCO3, Al(OH)3, Fe(OH)2 và Fe(NO3)2 trong bình chân không. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y gồm năm chất có cùng số mol và hỗn hợp khí và hơi Z có tỉ khối so với H2 là a (giả sử khí NO2 sinh ra không tham gia phản ứng nào khác). Giá trị của a là
A. 15,57.
B. 13,1.
C. 16,67.
D. 14,75.
Hỗn hợp X gồm hai peptit đều mạch hở, có phân tử khối hơn kém nhau một đơn vị. Thủy phân hoàn toàn 24,21 gam X trong 370 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được m gam hỗn hợp muối của Gly và Ala. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của hai peptit bằng 7. Giá trị của m là
A. 37,57.
B. 36,31.
C. 38,83.
D. 37,99.
Hỗn hợp X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở. Hỗn hợp Y gồm alanin và valin. Cho hỗn hợp Z gồm X (m gam) và Y (m gam) tác dụng vừa đủ với 590 ml dung dịch HCl 1M, thu được 51,807 gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T gồm X (a mol) và Y (a mol), thu được N2, 10,528 lít CO2 (đktc) và 12,06 gam H2O. Phần trăm khối lượng của valin trong T là
A. 18,03%.
B. 12,37%.
C. 27,04%.
D. 36,06%.
Điện phân dung dịch chứa 30,24 gam hỗn hợp K2SO4 và NaCl bằng dòng điện một chiều có cường độ 5A (điện cực trơ, có màng ngăn, hiệu suất 100%). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X và hỗn hợp ba khí thoát ra ở cả hai điện cực với tổng thể tích là 5,936 lít (đktc). Cho X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch Ba(HCO3)2 ở nhiệt độ thường, thu được 59,48 gam kết tủa. Bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị của t là
A. 4632.
B. 5018.
C. 5404.
D. 5790.
Dẫn 4,48 lít CO (đktc) đi qua m gam hỗn hợp oxit nung nóng gồm MgO, Al2O3, Fe2O3 và CuO. Sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X và hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 20,4. Cho X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl (loãng), thu được dung dịch Z chỉ chứa (2m – 4,36) gam muối và thoát ra 1,792 lít (đktc) khí H2. Cho Z tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được (5m + 9,08) gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 34.
B. 35.
C. 36.
D. 37.
Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este đa chức Y (CnH6On); trong đó X và Y đều mạch hở. Hóa hơi hoàn toàn 52,6 gam E, thu được thể tích hơi chiếm 11,2 lít (đktc). Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 52,6 gam E trong dung dịch KOH (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một muối M duy nhất và hỗn hợp ancol T. Đốt cháy hoàn toàn M cần vừa đủ 8,96 lít O2 (đktc). Tổng số nguyên tử trong phân tử X bằng
A. 11.
B. 12.
C. 13.
D. 14.
Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 tan hết trong dung dịch chưa 0,3 mol KOH và 0,1 mol Ba(OH)2, thu được dung dịch X và khí H2. Cho 500 ml dung dịch Y chứa HCl 1,44M và NaHSO4 0,16M vào X, thu được 42,04 gam kết tủa gồm 2 chất. Mặt khác, cho từ từ V lít dung dịch Y vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được a gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 32,06.
B. 43,69.
C. 35,21.
D. 51,07.