15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Crom(VI) oxit có màu

A. lục thẫm.

B. lục xám.

C. đỏ thẫm.

D. da cam.

Câu 2:

Este nào sau đây có mùi hoa hồng?

A. Isoamyl axetat.

B. Geranyl axetat.

C. Etyl  axetat.

D. Benzyl axetat.

Câu 3:

Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là

A. Cr.

B.W.

C. Pb.

D.Os

Câu 4:

Công thức hóa học của thạch cao sống là

A. CaSO4.H2O.

B. CaSO4.

C. CaCO3.

D. CaSO4.2H2O.

Câu 5:

Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

A. Glucozơ

B. Fructozơ

C. Saccarozơ

D.  Xenlulozơ

Câu 6:

Anilin không có tính chất nào sau đây?

A. Là chất lỏng không màu ở điều kiện thường.

B.  Dung dịch anilin không đổi màu quỳ tím.

C. Tạo kết tủa khi phản ứng với nước brom.

D. Hầu như không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

Câu 7:

Cho m gam kim loại X ( có hóa trị không đổi) tác dụng vừa đủ với 8,064 lít Cl2 (đktc), thu được 32,04 gam muối. Kim loại X là

A. Al.

B. Mg.

C. Zn.

D.  K.

Câu 8:

Axit oleic có công thức hóa học là

A. C15H31COOH.

B. C17H31COOH.

C. C17H33 COOH.

D. C17H35 COOH.

Câu 9:

Phân bón nào sau đây thuộc loại phân lân?

A. (NH2)2CO.

B. K2SO4.

C. Ca(H2PO4)2.

D.  NaNO3.

Câu 10:

Cation X+ có cấu hình electron 1s22s22p6. Nguyên tố X là

A. Ne(Z=10).

B. Mg( Z =12).

C. Na( Z = 11).

D. Ar ( Z=18).

Câu 11:

Các khí sau đây gây ra hiện tượng mưa axit?

A. CO2 và SO2.

B. SO2 và N2.

C. SO2 và NO2.

D. NO2 và CO2.

Câu 12:

Polime nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ trong thành phần phân tử?

A. Poliacrilonitrin.

B. Nilon-7.

C. Nilon – 6,6.

D.  PVC.

Câu 13:

Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện thí nghiệm được mô tả như vẽ sau: 

Thí nghiệm trên dùng để xác định định tính những nguyên tố nào?

A. C và H.

B. C và O.

C. H và N.

D. C và N.

Câu 14:

Đốt nóng thìa sắt nhỏ có chứ lưu huỳnh bột trên ngọn lửa đèn cồn, lưu huỳnh nóng chảy, sau đó chảy trong không khí cho ngọn lửa xanh nhạt. Đưa lưu huỳnh đang cháy vào bình đựng khí oxi, lưu huỳnh tiếp tục cháy cho ngọn lửa

A. sáng hơn  và sinh ra lưu huỳnh đioxit.

B. mờ hơn và sinh ra lưu huỳnh đioxit.

C. sáng hơn và sinh ra lưu huỳnh đioxit.

D. mờ hơn và sinh ra lưu huỳnh đioxit.

Câu 15:

Thủy phân hoàn toàn 9 gam este đơn chức, mạch hở X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 10,2 gam muối. Tên gọi của X là

A. etyl fomat.

B. metyl axetat.

C. metyl fomat.

D. etyl axetat.

Câu 16:

Cho dãy các chất: HNO3, Zn(OH)2, NaCl, (NH4)2CO3, KHS, Al, Fe(NO3)2, KHSO4.Số chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với dung dịch HCl là

A. 4.

B.  5.

C. 6.

D. 7.

Câu 17:

Thủy phân hoàn toàn 44,3 gam triglixerit X trong dung dịch KOH vừa đủ, thu được m gam glixerol và 48,1 gam muối. Giá trị của m là

A. 4,6.

B. 13,8.

C. 9,2.

D. 18,4.

Câu 18:

Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử?

Câu 19:

Đun nóng hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic, ancol isopropylic với đặc ở 1400C. Số ete tối đa thu được là

A. 3.

B. 6.

C. 8.

D.12.

Câu 20:

Hòa tan 48 gam hỗn hợp X gồm  và  vào nước dư. Sau khi các phản ứng ra hoàn toàn, thu được 15,6 gam kết tủa và thoát ra V lít khí (đktc). Giá trị của V là

A.  13,44.

B.  20,16.

C. 26,88.

D. 12.

Câu 21:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a). Đốt bột nhôm nguyên chất trong không khí.

(b). Ngâm thanh thép vào dung dịch giấm ăn.

(c). Ngâm thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

(d). Cho lá kẽm nguyên chất vào dung dịch chứa H2SO4 và CuSO4.

Các thí nghiệm không xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. (a),(b).

B. (c),(d).

C. (b),(d).

D. (a),(c).

Câu 22:

Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp gồm benzen, toluen và xilen cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được CO2  và m gam H2O. Hệ thức liên hệ giữa m, V, a là

Câu 23:

Tiến hành lên men 108 gam glucozơ, thu được ancol etylic và V lít khí CO2 (đktc). Hấp thụ hoàn toàn lượng CO2 sinh ra vào 1 lít dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chỉ chứa 77,8 gam hỗn hợp muối. Hiệu suất quá trình lên men là

A. 83,3%.

B. 50,0%.

C. 66,7%.

D. 75,0%.

Câu 24:

Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol no, đơn chức, mạch hở X, thu được CO2 và 8,64 gam H2O. Hấp thụ hoàn toàn lượng CO2 trên vào 140ml dung dịch Ba(OH)2M, thu được 47,28 gam kết tủa. Mặt khác, đun nóng X với H2SO4 đặc ở 1700C, thu được anken Y. Giá trị của m là

A. 7,36.

B. 7,68.

C. 5,12.

D. 11,04.

Câu 25:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Cr +Cl2,t0+KOH dư+Br2+KOH Z.

Biết X,Y,Z là các hợp chất của crom. Hai chất X và Z lần lượt là

A. CrCl2 và KcrO2

B. CrCl3 và K2Cr2O7

C. CrCl2 và K2CrO4

D. CrCl3 và K2CrO4

Câu 26:

Đun nóng hỗn hợp axit cacboxylic X và ancol Y (xúc tác H2SO4 đặc), thu được este đơn chức, mạch hở Z. Hiđro hóa hoàn toàn a mol Z cần dùng a mol H2 (xúc tác Ni, đun nóng), thu được este T có công thức phân tử C4H8O2. Số công thức cấu tạo của Z thỏa mãn là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 27:

Cho 4,2 gam Fe vào V ml dung dịch chứa HNO3 0,12M và Cu(NO3)2 0,16M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,89 gam hỗn hợp kim loại và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của V là

A. 160.

B. 180.

C. 250.

D. 300.

Câu 28:

Cho 0,3 mol amino axit no, mạch hở X ( chỉ chứa nhóm –COOH và –NH2) tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 85,95 gam rắn. Công thức của X là

A. H2NC3H5(COOH)2.

B. (H2N)2C2H3COOH.

C. H2NC2H3(COOH)2.

D. (H2N)2C3H5COOH.

Câu 29:

Để phân biệt bốn lọ dung dịch mất nhãn, một học sinh cho từ từ dung dịch Ba(HCO3)2 vào từng mẫu thử. Kết quả thí nghiệm được ghi lại trong bảng sau:

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. Ca(NO3)2, HCl, H2SO4, NaOH.

B.H2SO4, HCl, NaOH, Ca(NO3)2.

C. NaOH, HCl, H2SO4, Ca(NO3)2

D. NaOH, H2SO4, HCl, Ca(NO3)2.

Câu 30:

Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm 28,08 gam hỗn hợp X gồm Al và FeO, sau một thời gian thu được hỗ hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch KOH dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Z và thoát ra 4,032 lít H2 (đktc). Hòa tan hoàn toàn Z trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,22 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là

A. 50%.

B. 60%.

C. 75%.

D. 80%.

Câu 31:

Một lượng nhỏ hỗn hợp X gồm K2CO3, CaO và Al vào H2O (rất dư, nhiệt độ thường), đến khi phản ứng ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và kết tủa Z. Biết các chất trong X có cùng một số mol. Chất tan trong dung dịch Y là

A. KOH và KALO2.

B. Ca(OH)2 và Ca(AlO2)2.

C.  Ca(AlO2)2.

D. KOH và Ca(OH)2.

Câu 32:

Hai chất X, Y là hai hexapeptit mạch hở, đồng phân cấu tạo của nhau, đều tạo từ Gly, Ala, Val. Thủy phân không hoàn toàn hỗn hợp E gồm a mol X và a mol Y. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 41,32 gam hỗ hợp F gồm 0,03 mol Gly – Gly- Gly; 0,02 mol Ala- Ala – Ala; 0,01 mol Val – Gly; 0,02 mol Ala – Gly; 0,01 mol Val – Ala; x mol Gly; y mol Ala; z mol Val. Giá trị của a  là

A. 0,02.

B. 0,03.

C. 0,04.

D.0,05.

Câu 33:

Cho các phát biểu sau:

(a)  Xenlulozơ trinitrat được dùng để chế tạo thuốc súng không khói.

(b)  Axit glutamic được dùng làm thuốc hỗ trợ thần kinh.

(c)  Cao su là loại vật liệu polime có tính dẻo.

(d)  Trimetylamin là chất khí, có mùi khai, tan nhiều trong nước.

(e)  Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ.

(f)   Axit axetic tan vô hạn trong nước.

Số phát biểu đúng là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 34:

Cho từ từ dung dịch H2SO4  0,2M vào dung dịch chứa Ba(AlO2) 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Khối lượng kết tủa (m gam) phụ thuộc vào thể tích dung dịch H2SO4 (V ml) theo đồ thị sau: 

A. 13,21.

B. 12,43.

C. 11,65.

D.  13,98.

Câu 35:

Tiến hành phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau:

Bước 1: Cho 1 gam dầu lạc vào cốc thủy tinh chịu nhiệt chứa 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp trong mồi cách thủy (khoảng 8 – 10 phút) đồng thời khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh (thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất).

Bước 3: Rót 4 – 5 ml dung dịch NaCl (bão hòa, nóng) vào hỗn hợp, khuấy nhẹ. Sau đó để nguội và quan sát.

Cho các phát biểu sau:

a) Sau bước 1, thu được hỗn hợp chất lỏng đồng nhất.

b) Sau bước 2, nếu sản phẩm không bị đục khi pha loãng với nước cất thì phản ứng xà phòng hóa xảy ra hoàn toàn.

c) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nồi lên trên.

d) Mục đích chính của việc thêm nước cất là tránh sản phẩm bị phân hủy.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 36:

Điện phân 100 gam dung dịch MSO4 32,2% (M là kim loại có hóa trị không đổi) bằng dòng điện một chiều có cường độ 5A (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch). Sau thời gian t giây, nước chưa bị điện phân đồng thời ở hai điện cực và tại catot thu được 10,4 gam kim loại M. Sau thời gian 2t giây, tổng thể tích khí thoát ra ở cả hai điện cực là 6,272 lít (đktc). Giá trị của t là

A. 6948.

B. 5790.

C. 6176.

D. 7720.

Câu 37:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch FeSO4.

(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Fe(NO3)3.

(c) Thổi khi NH3 qua bột Al2O3 nung nóng.

(d) Nhiệt phân AgNO3.

(e) Điện phân nóng chảy NaCl (điện cực trơ).

(f) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 dư.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 38:

Hòa tan hoàn toàn 12,08 gam hỗn hợp X gồm Mg, FeCO3, Cu(OH)2 trong 100 gam dung dịch HNO3 23,94% thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam muối và thoát ra 1,792 lít ( đktc) hỗn hợp khí gồm CO2 và NO, có tỉ khối so với He là 10,125. Cô cạn Y rồi nung hỗn hợp muối thu được trong chân không tới khối lượng có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 7,0.

B. 8,7.

C. 6,5.

D. 5,3.

Câu 39:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Biết X,Y,Z,T là các hợp chất hữu cơ. Cho các phát biểu sau:

(a) Chất Y là ancol etylic.

(b) Nhiệt độ sôi tăng dần theo thứ tự: X<Y<Z<T.

(c) Phân tử khối của T là 88.

(d) Dung dịch bão hòa của X được gọi là fomalin.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 40:

Hỗn hợp E gồm ba este X,Y,Z ( M< M< MZ) đều no, mạch hở, trong phân tử có không quá hai liên kết π . Đốt cháy hoàn toàn 8,88 gam E, thu được 0,39 mol COvà 0,34 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 8,88 gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F gồm hai ancol và hỗn hợp G gồm hai muối. Dẫn F qua bình đựng kali dư , sau phản ứng thấy có khí thoát ra và khối lượng bình tăng 5,17 gam. Nung G với vôi tôi xút dư, thu được 2,016 lít hỗn hợp khí ( đktc). Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 7.

B. 8.

C. 9.

D.  10.