15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong các kim loại sau đây, kim loại nào là kim loại kiềm thổ?

A. Li.

B. Al.

C. Be.

D. Cs.

Câu 2:

Kim loại sắt bị ăn mòn điện hóa khi ngâm trong dung dịch nào sau đây?

A. FeCl3.

B. Al(NO3)3.

C. NaCl.

D. CuSO4.

Câu 3:

Trong nhiệt kế có chứa thủy ngân rất độc. Khi vỡ nhiệt kế, nên dùng chất nào sau đây để thu hồi thủy ngân một cách tốt nhất?

A. Cát.

B. Lưu huỳnh.

C. Than.

D. Muối ăn.

Câu 4:

Chất nào sau đây là muối trung hòa?

A. NaHCO3.

B. NaH2PO4.

C. NH4Cl.

D. KHSO4.

Câu 5:

Kim loại crom tan được trong dung dịch

A. BaCl2.

B. Mg(NO3)2.

C. HCl (nóng).

D. NaOH.

Câu 6:

Dãy gồm các kim loại đều bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là

A. Al, Fe, Cr.

B. Cr, Fe, Zn.

C. Mg, Fe, Al.

D. Al, Zn, Cr.

Câu 7:

CO2 không phản ứng được với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?

A. Kim loại Mg, to.

B. NH3 (to, áp suất).

C. Dung dịch Na2CO3.

D. CO, to.

Câu 8:

Tên gọi của polime có công thức  

A. poli(vinyl clorua).

B. polietilen.

C. polistiren.

D. poli(metyl metacrylat).

Câu 9:

Thủy phân este X (C4H6O2) trong môi trường axit, thi được hỗn hợp 2 chất hữu cơ đều có phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của este X là

A. CH2 =CHCOOCH3.

B. CH3COOCH=CH2.

C. HCOOCH=CHCH3.

D. HCOOCH2CH=CH2.

Câu 10:

Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

Câu 11:

Chất X có công thức cấu tạo ( CH3)3 C - OH . Tên gọi của X là

A. 2–metylpropan–2–ol.

B. butan–2–ol.

C. 2–metylpropan–1–ol.

D. butan–1–ol.

Câu 12:

Phương trình hóa học nào sau đây đúng?

C. 2Fe + 6HCl (đặc)  2FeCl3 + 3H2.

D. Mg + 2FeCl3 (dung dịch)  MgCl2 + 2FeCl2.

Câu 13:

Thể tích dung dịch KOH 1M tối thiểu cần dùng để hòa tan hoàn toàn 4,05 gam Al là

A. 150 ml.

B. 300 ml.

C. 450 ml.

D. 600 ml.

Câu 14:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế glixerol.

B. Chất béo không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

C. Ở nhiệt độ thường, chất béo ở trạng thái lỏng hoặc rắn.

D. Các axit béo không có đồng phân hình học.

Câu 15:

Cho từ từ 150 ml dung dịch K2CO3 1M vào 100 ml dung dịch HCl 2M. Số mol CO2 thoát ra sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là

A. 0,05 mol.

B. 0,10 mol.

C. 0,15 mol.

D. 0,20 mol.

Câu 16:

Cho 17,1 gam hỗn hợp glyxin và alanin tác dụng với 100 gam dung dịch NaOH 7,2%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là

A. 21,06.

B. 20,62.

C. 21,50.

D. 21,24.

Câu 17:

Khi cho muối X tác dụng với dung dịch NaOH (đun nhẹ), thấy có khí thoát ra. Mặt khác, cho X vào dung dịch H2SO4 loãng, sau đó cho bột Cu vào, thấy có khí Y thoát ra. Biết Y không màu và hóa nâu ngoài không khí. Công thức của X là

A. (NH4)2CO3.

B. NH4NO3.

C. (NH4)2SO4.

D. (NH2)2CO.

Câu 18:

Thí nghiệm nào sau đây thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?

A. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch hỗn hợp KOH và K2CO3.

B. Nhỏ từ từ dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch HCl.

C. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Na3PO4 dư.

D. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch CrCl3.

Câu 19:

Cho m gam phenyl fomat phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y, chỉ thu được (2m – 2,24) gam muối khan và hơi nước. Giá trị của m là

A. 9,92.

B. 12,20.

C. 10,88.

D. 9,76.

Câu 20:

Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí X.

Nhận xét nào sau đây sai?

A. Đá bọt giúp chất lỏng sôi ổn định và không gây vỡ ống nghiệm.

B. Bông tẩm NaOH đặc có tác dụng hấp thụ các khí CO2 và SO2 sinh ra trong quá trình thí nghiệm.

C. Khí X là etilen.

D. Để thu được khí X ta phải đun hỗn hợp chất lỏng tới nhiệt độ 140oC.

Câu 21:

Cho a mol hỗn hợp gồm hai chất X và Y tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư), thu được 2a mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Hai chất X và Y là

A. FeO và Fe3O4.

B. Fe và Fe3O4.

C. Fe2O3 và Fe3O4.

D. FeO và Fe2O3.

Câu 22:

Este E (mạch hở, phân tử có hai liên kết    π ) có phần trăm khối lượng nguyên tố oxi bằng 32%. Đun nóng E với dung dịch KOH dư, thu được sản phẩm hữu cơ có chứa ancol no. Số công thức cấu tạo phù hợp tính chất của E là

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 23:

Cho dãy chuyển hóa sau:Cr2O3 +Al(dư),t0 X1 +Cl2,t0 X2

X2 +KOH(đc, dư)+Br2 X3

+dung dch H2SO4 (loãng, dư) X4 .

Biết mỗi mũi tên ứng với một phản ứng. Các chất X3, X4 lần lượt là:

A. K2CrO4, K2Cr2O7.

B. KCrO2, Cr2(SO4)3.

C. Cr(OH)3, Cr2(SO4)3.

D. K2Cr2O7, K2CrO4.

Câu 24:

Cho các chất sau: axit –điaminocaproic; tristearin; natri phenolat; mononatri glutamat; amoni axetat; phenylamoni clorua. Trong điều kiện thích hợp, số chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với dung dịch HCl là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 25:

Cho m gam photpho tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 1 mol HNO3 (đặc, nóng, dư), thu được khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch X. Cho X phản ứng tối đa với dung dịch KOH, thu được 65,84 gam muối. Giá trị của m là

A. 3,72.

B. 3,10.

C. 4,65.

D. 3,41.

Câu 26:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và xenlulozơ, thu được V lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào dung dịch nước vôi trong, thu được 6 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, thu được dung dịch X. Đun X đến cạn, thu được 12 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 5,4.

B. 4,5.

C. 6,0.

D. 3,6.

Câu 27:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho lượng vừa đủ dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHSO4.

(b) Cho 3a mol KOH vào dung dịch chứa 2a mol H3PO4.

(c) Cho từ từ đến dư dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH.

(d) Cho a mol K2O vào dung dịch chứa 2a mol CuCO4.

(e) Nhỏ từng giọt dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa 2a mol NaHCO3.

(f) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 28:

Cho các phát biểu sau:

(a) Các chất CH3NH2 và NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.

(b) Etanal và N,N–đimetylmetanamin đều là chất khí ở điều kiện thường.

(c) Trong dung dịch, lysin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.

d) Fructozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.

(e) Phản ứng giữa benzen và clo trong sản xuất thuốc trừ sâu 666 thuộc loại phản ứng thế.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 29:

Tiến hành thí nghiệm với ba dung dịch muối X, Y, Z đựng trong các lọ riêng biệt, kết quả được ghi trong bảng sau

Thí nghiệm

Hiện tượng

X + Y

Có bọt khí thoát ra

Y + Z

Xuất hiện kết tủa

Z + X

Có bọt khí thoát ra, đồng thời xuất hiện kết tủa

Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là

A. NaHCO3, NaHSO4, Ba(HCO3)2.

B. NaHSO4, NaHCO3, Ba(HCO3)2.

C. NaHSO4, Na2CO3, Ba(HCO3)2.

D. Na2CO3, NaHCO3, Ba(HCO3)2.

Câu 30:

Hỗn hợp X gồm đipeptit Y và hai chất có công thức phân tử là C2H8N2O2 và C2H8N2O3. Cho 44,8 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch chỉ chứa 45,5 gam hai muối và 0,3 mol hỗn hợp hai khí đều làm xanh quỳ ẩm. Phần trăm khối lượng của Y trong X là

A. 33,48%.

B. 29,46%.

C. 44,20%.

D. 14,73%.

Câu 31:

Điện phân dung dịch chứa 11,7 gam NaCl bằng dòng điện một chiều có cường độ 5A (điện cực trơ, có màng ngăn, hiệu suất 100%). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được khí ở hai điện cực với tổng thể tích là 7,84 lít (đktc). Bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị của t là

A. 7720.

B. 6755.

C. 5790.

D. 8685.

Câu 32:

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H10O4 (mạch hở, chỉ có một loại nhóm chức). Từ X thực hiện các phản ứng hóa học sau:

(1) X + NaOH t0 Y + Z + H2O;

(2) Z + O2 xt T;

(3) Y + H2SO4 (loãng) T + Na2SO4.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Chất X là este hai chức.

B. Từ chất Y có thể điều chế trực tiếp khí metan.

C. Chất T là hợp chất hữu cơ đa chức.

D. Chất T có nhiệt độ sôi cao hơn chất Z.

Câu 33:

Hỗn hợp E gồm ba peptit X, Y, Z đều mạch hở. Tổng số liên kết peptit trong phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 6. Thủy phân hoàn toàn 58,38 gam E, thu được m gam hỗn hợp F gồm glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn F, thu được 84,48 gam CO2 và 42,66 gam H2O. Số mol của glyxin trong m gam F là

A. 0,80 mol.

B. 0,82 mol.

C. 0,84 mol.

D. 0,86 mol.

Câu 34:

Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 và HCl. Khối lượng kết tủa (m gam) phụ thuộc vào thể tích dung dịch Ba(OH)2 (V ml) theo đồ thị sau:

Giá trị của a là

A. 41,94.

B. 37,28.

C. 46,60.

D. 32,62.

Câu 35:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, mạch hở, thu được 57,2 gam CO2 và 30,6 gam H2O. Mặt khác, đun nóng toàn bộ lượng ancol trên với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp, thu được 12,96 gam hỗn hợp Y gồm ba ete có cùng số mol. Tỉ khối hơi của Y so với He là 18. Hiệu suất tách nước tạo ete của hai ancol là

A. 45% và 60%.

B. 50% và 50%.

C. 20% và 30%.

D. 40% và 60%.

Câu 36:

Cho 4,23 gam hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch chứa AgNO3 0,84M và Cu(NO3)2 0,96M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,12 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X chứa m gam muối. Cho X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH loãng (dư), thu được 10,39 gam kết tủa. Bỏ qua sự thủy phân của muối trong dung dịch. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 32.

B. 33.

C. 34.

D. 35.

Câu 37:

Đun nóng 7,2 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X, Y (MX < MY) trong dung dịch NaOH (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 6,97 gam natri axetat và hỗn hợp Z gồm hai ancol. Oxi hóa Z bằng CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp T gồm hai anđehit. Cho T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Số công thức cấu tạo phù hợp của Y là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 38:

Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, FeCO3 và Fe(OH)2 trong bình chân không, thu đưuọc chất rắn duy nhất là Fe2O3 và a mol hỗn hợp khí và hơi Y gồm NO2, CO2 và H2O. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X trong 120 gam dung dịch H2SO4 14,7% thu được dung dịch chỉ chứa 38,4 gam muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp khí gồm NO và CO2. Giá trị của a là

A. 0,18.

B. 0,24.

C. 0,30.

D. 0,36.

Câu 39:

Tiến hành điều chế Fe(OH)2 theo các bước sau:

Bước 1: Cho đinh sắt đã đánh thật sạch vào ống nghiệm (1). Cho 3 – 4 ml dung dịch HCl loãng vào, đun nhẹ.

Bước 2: Đun sôi 4 -5 ml dung dịch NaOH trong ống nghiệm (2).

Bước 3: Rót nhanh 2 – 3 ml dung dịch thu được ở bước 1 vào dung dịch NaOH, ghi nhận ngay màu kết tủa quan sát được.

Bước 4: Ghi nhận màu kết tủa quan sát được ở cuối buổi thí nghiệm.

Cho các phát biểu sau:

a) Sau bước 1, thu được chất khí không màu và dung dịch có màu vàng nhạt.

b) Mục đích chính của bước 2 là đẩy khí O2 hòa tan có trong dung dịch NaOH.

c) Sau bước 3, thu được kết tủa màu trắng hơi xanh.

d) Ở bước 4, thu được kết tủa màu nâu đỏ.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 40:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol Mg và 2a mol Fe trong 200 gam dung dịch chứa NaNO3 5,1% và HCl 14,6%, thu được dung dịch Y và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O, NO và H2 (trong đó H2 chiếm 20% thể tích của Z). Y hòa tan được tối đa 1,92 gam Cu. Mặt khác, cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 115,88 gam kết tủa. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong Y là

A. 4,11%.

B. 4,56%.

C. 3,19%.

D. 3,65%.