15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nước chứa nhiều các ion nào sau đây được gọi là nước cứng?

A. Na+, Ba2+.

B. Cu2+, Fe2+.

C. Zn2+, Al3+.

D. Ca2+, Mg2+.

Câu 2:

Photpho tự bốc cháy khi tiếp xúc với oxit nào sau đây?

A. Cr2O3.

B. CrO3.

C. MgO.

D. Al2O3.

Câu 3:

Chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2?

A. AgNO3.

B. Mg.

C. Fe.

D. HCl.

Câu 4:

Khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?

A. N2.

B. CH4.

C. CO.

D.CO2.

Câu 5:

Điện phân (điện cực trơ) dung dịch nào sau đây thu được kim loại?

A. KCl.

B. MgCl2.

C. Cu(NO3)2.

D. Al(NO3)3.

Câu 6:

Kim loại nào sau đây được sản xuất từ quặng boxit?

A. Magie.

B. Nhôm.

C. Sắt.

D. Đồng.

Câu 7:

Tác động nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường đất?

A. Ngập úng.

B. Ngập mặn.

C. Cày xới.

D. Hoạt động của núi lửa.

Câu 8:

Thủy phân hoàn toàn este nào sau đây không thu được ancol?

A. CH2 =CHCOOCH3

B. HCOOC3H7.

C. CH3COOCH3.

D. HCOOCH=CH2.

Câu 9:

Khi cho từ từ dung dịch HNO3 vào dung dịch phenol, thấy xuất hiện

A. bọt khí

B. kết tủa màu trắng

C. kết tủa màu vàng

D. dung dịch màu xanh

 

Câu 10:

Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. AlCl3 và CuSO4.

B. HCl và AgNO3.

C. NaAlO2 và HCl.

D. NaHSO4 và NaHCO3.

Câu 11:

Polime nào sau đây được điều chế từ phản ứng trùng ngưng?

A. Poliacrilonitrin.

B. Polistrien.

C. Poli(vinyl clorua).

D. Poli(etylen terephtalat).

Câu 12:

Chất nào sau đây có trong phân tử có liên kết ion?

A. CH3COOH.

B. CH3COONH4.

C. CH3CH2OH.

D. CH3CHO.

Câu 13:

Thể tích dung dịch NaOH 0,5M cần dùng để trung hòa 240ml dung dịch H2SO4 0,15M là

A. 144 ml.

B. 120ml.

C. 72ml.

D. 80ml.

Câu 14:

Đốt cháy hoàn toàn 8,88 gam este X, thu được 8,046 lít CO2 (đktc) và 6,48 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C3H4O2.

B. C3H6O2.

C. C4H8O2.

D. C2H4O2.

Câu 15:

Cho 2,7 gam fructozơ tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 3,14.

B. 2,16.

C. 1,62.

D. 6,48.

Câu 16:

Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. Cho NaO2 vào dung dịch H2SO4 loãng.

B. Cho kim loại K nóng chảy vào lọ chứ khí Cl2.

C. Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3.

D. Cho kim loại Be vào dung dịch NaCl.

Câu 17:

Cho este mạch hở X (có tỉ khối hơi so với oxi bằn 3,125) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được anđehit Y và muối của axit cacboxylic Z. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 18:

Hòa tan hết một lượng P2O5 trong 200 gam dung dich H3PO4 12,25%, thu được m gam dung dịch H3PO4 19,01%. Giá tri của m là

A. 208,52.

B. 211,36.

C. 214,20.

D. 217,04.

Câu 19:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Muối KNO3 được dùng để chế thuốc nổ đen (thuốc nổ có khói).

B. Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng.

C. Trong công nghiêp, axit nitric được sản xuất từ amoniac.

D. Phân bón nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và KNO3.

Câu 20:

Hình vẽ sau mổ tả thí nghiệm điều chế và thu khí Z.

Trong thí nghiệm trên, khí Z được điều chế từ phản ứng nào sau đây?

A. NH4Cl(rắn) + NaOH(dung dịch) NaCl + NH3 ↑ + H2O.

B. CaC2(rắn) +2H2O C2H2 + Ca(OH)2.

C. CaCO3(rắn) + 2HCl(đặc) CaCl2 + CO2↑ +H2O

D. NaCl(rắn) + H2SO4(đặc) HCl+ NaHSO4

Câu 21:

Cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chứcđồng đẳng kế tiếp tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 85,2 gam muối. Phần trăm số mol của hai amin trong X là

A. 40% và 60%

B. 25% và 75%

C. 20% và 80% 

D. 50% và 50%

Câu 22:

Cho các dung dịch sau: saccarozơ, axit axetic, ancol etylic, xenlulozơ, propan-1,2-điol, anbumin. Số dung dịch tác dụng được với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 23:

Có bốn dung dịch đựng riêng biệt trong bốn ống nghiệm không dán nhãn: K2CO3, FeCl2, NaCl, CrCl3. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là dung dịch Ba(OH)2 thì nhận biết được tối đa bao nhiêu dung dịch trong số các dung dịch trên?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 24:

Ðôt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong bình kín chúa V1 lít O2 (đktc), sau phản ứng, thu được V2 lít (đktc) hỗn hợp khí trong bình. Biêt V1 < V2 . Biểu thức nào sau dây dúng?

Câu 25:

Cho sơ đồ phản ứng sau: Cr2(SO4)3  X  Y → Na2CrO4.

Mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học. Các chất X và Y lần lượt là

A. NaCrO2 và Cr(OH)3.

B. CrO3 và NaCrO2.

C. Cr(OH)3 và NaCrO2.

D. NaCrO2. và Na2Cr2O7.

Câu 26:

Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl, thu được dung dịch X và a mol H2. Cho dãy các chất K2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, NH4Cl, NaHCO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 27:

Sục khí CO2 vào 500 ml dung dịch X chứa KOH và Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa phụ thuộc vào số mol CO2 theo đồ thị sau:

Dung dịch X có pH là

A. 12,90.

B. 12,78.

C. 12,60.

D. 12,68.

Câu 28:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X, Y

Dung dich AgNO3 trong NH3 đun nóng

Kết tủa Ag

Y

Dung dịch NaHCO3

Sủi bọt khí

X, Z

Cu(OH)2

Dung dich xanh lam

T

Nước brom

Kết tủa trắng

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Glucozơ, metanal, glixerol, anilin.

B. Fructozơ, axit metanoic, ancol etylic, phenol.

C. Glucozơ, axit metanoic, glixerol, phenol.

D. Glucozơ, axit etanoic, etylen glicol, anilin.

Câu 29:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho kim loại Cr vào bình chứa khí flo.

(b) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư.

(c) Nung hỗn hợp bột gồm Mg và Mg(OH)2 (nhiệt độ cao, trong khí trơ).

(d) Nhiệt phân muối NH4NO3 rắn.

(e) Điện phân dung dịch AgNO­3 (điện cực trơ, màng ngăn xốp).

Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm xảy ra quá trình oxi hóa – khử là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 30:

Một bình kín chứ 0,5 mol hỗn hợp axetilen và hiđro. Cho vào bình một ít bột Ni rồi nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X. Dẫn X qua một dung dịch nước brom dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng 4,1 gam và thoát ra 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Đốt chát hoàn toàn Y cần vừa đủ 5,04 lít O2 (đktc). Khối lượng brom đã phản ứng với X là

A. 16 gam

B. 24 gam

C. 32 gam

D. 40 gam

Câu 31:

Cho các phát biểu sau:

(a) Ở điều kiện thường, triolein ở trạng thái rắn.

(b) Trong phân tử amilopectin, các gốc α-glucozơ chỉ liên kết với nhau bằng liên kết α-1, 4-glicozit.

(c) Đốt cháy hoàn toàn một amin không no, mạch hở luôn thu được số mol H2nhỏ hơn số mol CO2.

(d) Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.

(e) Tơ nilon-6,6 dùng để dệt vải may mặc, dệt bít tất, bện làm dây cáp.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 32:

Từ chất hữu cơ E (C7H10O4, mạch hở) thực hiện các phản ứng sau ( theo đúng tỉ lệ mol các chất):

(1) E + 2KOHt0 X + Y + Z;

(2) Y + H2SO4  T + K2SO4;

(3) Z + H2 Ni, t0X;

(4) X + T                              H2SO4 đc, t0 F + H2O.

Phát biểu nào sau đây sai

A. Các chất X và Z tan rất tốt trong nước.

B. Phân tử F có 12 nguyên tử hiđro.

C. Chất E không có đồng phân hình học.

D. Chất T có mạch cacbon không phân nhánh.

Câu 33:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10% và 1 ml dung dịch NaOH 30%.

Bước 2: Cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, sau đó để yên vài phút. Phát biểu nào sau dây sai?

A. Thí nghiệm trên chứng minh protein của lòng trắng trứng có phn ứng màu biure.

B. Sau bước 1, protein của lòng trắng trứng bị thủy phân hoàn toàn.

C. Sau bước 2, thu được hợp chất màu tím.

D. Ở bước 1, có thể thay 1 ml dung dịch NaOH 30% bằng 1 ml dung dịch KOH 30%.

Câu 34:

Hỗn hợp X gồm ba amino axit đều no, mach hở, chỉ chứa hai loại nhóm chức. Ðốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 8,848 lít O2 (đktc), thu được 0,69 mol hỗn hợp khí và hơi gồm N2, CO2 và H2O. Mặt khác, cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCI, thu được dung dịch Y chứa 11,42 gam muối. Y phản ứng tối đa với 0, 17 mol KOH. Giá trị của m gần nhất vi giá trị nào sau đây?

A. 7,6.

B. 8,0.

C. 8,4.

D. 8,8.

Câu 35:

Điện phân dung dịch chứa CuSO4 và a mol NaCl bằng dòng điện một chiều (điện cực trơ, có màng ngăn, hiệu suất 100%). Nếu thời gian điện phân là t giây, thu được 1,792 lít (đktc) khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây, thu được 4,928 lít (đktc) hỗn hợp khí ở cả hai điện cực và dung dịch chứa 26,02 gam chất tan. Bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị của a là

A. 0,36.

B. 0,40.

C. 0,44.

D. 0,48.

Câu 36:

Nung 40,15 gam hỗn hợp X gồm Al, ZnO, Fe2O3 và CuO trong khí trơ, sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 dư, thu được 2,24 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Cô Cạn Z, thu được 155,95 gam hỗn hợp muối T. Nhiệt phân hoàn toàn T trong bình chân không, thu được 2,6 mol hỗn hợp khí và hơi. Phần trăm khối lượng của kim loại Al trong X là

A. 20,17%.

B. 21,52%.

C. 16,14%.

D. 24,21%.

Câu 37:

Thủy phân hoàn toàn 31,05 gam hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở (tỉ lệ mol 3 : 5) trong dung dịch KOH (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm muối của glyxin và valin. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được N2; 24,15 gam K2CO3; 78,48 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của peptit có phân tử khối lớn hơn trong X là

A. 33,3%.

B. 40,0%.

C. 60,0%.

D. 66,7%.

Câu 38:

Cho 38,08 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và FeCO3 tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y và 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ số khối so với Hlà 15. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 184,54 gam kết tủa. Mặt khác hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CO2 và SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 24.

B. 25.

C. 26.

D. 27.

Câu 39:

Thủy phân hoàn toàn 48,6 gam hỗn hợp E gồm hai este no, mạch hở X và Y (MX< MY) trong dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp muối Z và 18,5 gam hỗn hợp T gồm hai ancol hơn kém nhau một nguyên tử cacbon trong phân tử. Nung Z với vôi tôi xút dư, thu được 14,5 gam hỗn hợp khí chỉ gồm các ankan. Ðôt cháy hoàn toàn T cân vừa đủ 16,24 lít O2 (đktc). Phân trăm khối lượng Y trong E là

A. 50,62%.

B. 47,74%.

C. 53,50%.

D. 75,93%.

Câu 40:

Hòa tan hoàn toàn 23,46 gam hỗn hợp X gồm Mg, và trong dung dịch chứa 0,92 mol NaHSO4, thu được dung dịch chỉ chứa 123,42 gam muối trung hòa và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2, NO và H2, có tỉ khối so với He là 5,85. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 (loãng, dư), thu được 243,59 gam kết tủa. Phân trăm khối lượng của Mg trong X là

A. 33,76%.

B. 31,71%.

C. 32,74%.

D. 30,69%.