15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 8)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Các số oxi hóa đặc trưng của crom là:

A. +2, +4, +6.

B. +1, +4, +6.

C. +2, +3, +6.

D. +3, +4, +6.

Câu 2:

Tơ nilon-6,6 thuộc loại

A. tơ vinylic.

B. tơ poliamit.

C. tơ thiên nhiên.

D. tơ nhân tạo.

Câu 3:

Este nào sau đây làm mất màu nước brom?

A. Metyl propionat.

B. Isoamyl axetat.

C. Benzyl axetat.

D. Metyl acrylat.

Câu 4:

Dung dịch nào sau đây dẫn điện được?

A. Axetanđehit.

B. Axit axetic.

C. Etanol.

D. Glucozơ.

Câu 5:

Silic trong hợp chất nào sau đây có số oxi hóa –4 ?

A. SiO.

B. K2SiO3.

C. Mg2Si.

D. SiF4.

Câu 6:

Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí chung của kim loại?

A. Tính dẫn điện.

B. Tính cứng.

C. Có ánh kim.

D. Tính dẻo.

Câu 7:

Kim loại nào sau đây được dùng làm tế bào quang điện?

A. Li.

B. Na.

C. K.

D. Cs.

Câu 8:

Ở nhiệt độ thường, dung dịch nào sau đây tác dụng được với dung dịch KHCO3?

A. KNO3.

B. NaOH.

C. Na2SO4

D. BaCl2

Câu 9:

Hỗn hợp tecmit dùng để hàn đường ray có thành phần là

A. sắt và nhôm oxit.

B. nhôm và sắt oxit.

C. cacbon và sắt oxit.

D. magie và sắt oxit.

Câu 10:

Nhiệt phân FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

A. Fe.

B. Fe3O4.

C. FeO.

D. Fe2O3.

Câu 11:

Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá,…) nào sau đây an toàn vệ sinh thực phẩm?

A. Dùng nước đá hay ướp muối rồi sấy khô.

B. Dùng fomon.

C. Dùng phân đạm và nước đá khô.

D. Ướp muối, sấy khô, rồi dùng fomon.

Câu 12:

Tên thay thế của CH3CH2CHO là

A. propanal.

B. propanol.

C. etanal.

D. etanol.

Câu 13:

Nhiệt phân hoàn toàn 8 gam CaCO3, thể tích khí CO2 (đktc) thu được là

A. 1,792 lít.

B. 2,240 lít.

C. 2,688 lít.

D. 3,584 lít.

Câu 14:

Triolein không tác dụng được với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?

A. H(xúc tác Ni, đun nóng).

B. Cu(OH)2 (nhiệt độ thường).

C. Dung dịch H2SO4 (loãng, đun nóng).

D. Dung dịch KOH (đun nóng).

Câu 15:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp glucozơ và xenlulozơ cần vừa đủ 26,88 lít O2 (đktc), thu được CO2 và 19,8 gam H2O. Giá trị của m là

A. 34,8

B. 33,0.

C. 36,0.

D. 34,2.

Câu 16:

Nhỏ từ từ 50 ml dung dịch HCl vào 25 ml dung dịch hỗn hợp KHCO3 0,05M và K2CO3 0,1M. Sau các phản ứng, thu được 33,6 ml khí CO2 (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là

A. 0,02M.

B. 0,04M.

C. 0,06M.

D. 0,08M.

Câu 17:

Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hiđrocacbon mạch hở X, thu được 0,75 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Biết số liên kết xích ma  trong phân tử X là 5. Phân tử khối của X là

A. 50.

B. 42.

C. 30.

D. 54.

Câu 18:

Cho dãy gồm các chất: đimetylaxetilen, but-l-in, axit fomic, axit axetic, anđehit axetic, fructozơ. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 19:

Bỏ một ít tinh thể KNO3 vào ống nghiệm chịu nhiệt, đốt cho muối nóng chảy. Khi muối bắt đầu phân hủy vẫn tiếp tục đốt nóng ống nghiệm, đồng thời bỏ hòn than đã được đốt nóng đỏ vào ống nghiệm.

Quan sát hiện tượng, ta thấy

A. mẫu than nóng đỏ tắt dần trong KNO3 nóng chảy.

B. mẫu than nóng đỏ bùng cháy sáng trong KNO3 nóng chảy.

C. mẫu than nóng đỏ tắt dần rồi bùng cháy sáng trong KNO3 nóng chảy.

D. KNO3 bốc cháy khi tiếp xúc với than nóng đỏ.

Câu 20:

Hòa tan hoàn toàn X vào nước (dư), thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng nhẹ), thu được dung dịch Z và khí T. Cho dung dịch AgNO3 vào Z, thu được kết tủa màu vàng. Công thức của X là

A. NH4Cl.

B. NaH2PO4.

C. (NH4)2PO4.

D. (NH4)2HPO4.

Câu 21:

Cho este X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H và O lần lượt là 45,45%; 6,06% và 48,49%. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch KOH, thu được một muối và một ancol. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 22:

Cho m gam Fe vào 400 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,6M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được  gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

A. 17,36.

B. 11,20.

C. 10,08.

D. 16,80.

Câu 23:

Nung nóng bình kín chứa a mol NH3 và 1,5a mol O2 (có xúc tác Pt). Sau một thời gian, làm nguội và thêm nước vào bình rồi lăc đều, thu được dung dịch chỉ chứa một muối và còn lại 0,4 mol O2. Giá trị của a là

A. 0,4.

B. 0,6.

C. 0,8.

D. 1,0.

Câu 24:

Hỗn hợp E gồm anken X và hai amin no, đơn chức, mạch hở Y, Z (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 9 gam E bằng lượng không khí vừa đủ trong bình kín, thu được CO2, H2O và 3,1 mol N2. Biết trong không khí, N2 và O2 lần lượt chiếm 80% và 20% về thể tích. Công thức phân tử của Y là

A. CH5N.

B. C2H7N.

C. C3H9N.

D. C4H11N.

Câu 25:

Cho dãy các chất: NaHCO3, KAl(SO4)2.12H2O, CrO3, Cr2O3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy tác dụng được với lượng dư dung dịch NaOH (loãng) là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 26:

Muối ăn bị lẫn các tạp chất CaCl2, MgSO4, MgCl2, Na2SO4. Để thu được muối ăn tinh khiết từ hỗn hợp trên, người ta lần lượt dùng các dung dịch:

A. NaOH dư, Na2CO3 dư, H2SO4 dư, rồi cô cạn.

B. Ba(OH)2 dư, Na2SO4 dư, HCl dư, rồi cô cạn.

C. BaCl2 dư, Na2CO3 dư, HCl dư, rồi cô cạn.

D. Na2CO3 dư, HCl dư, BaCl2 dư, rồi cô cạn.

Câu 27:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Cr X YZ Cr.

Biết mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học; X, Y, Z là các hợp chất của crom. Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. Cr(OH)3, NaCrO2, Cr2O3.

B. CrCl3, Cr(OH)3, NaCrO2.

C. CrCl3, Cr(OH)3, Cr2O3.

D. Cr2O3, CrCl3, Cr(OH)3.

Câu 28:

Có 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z và T chứa các chất khác nhau trong số bốn chất: NaCl, (NH4)2SO4, Ca(H2PO4)2, NH4NO3. Cho dung dịch Ba(OH)2 lần lượt vào từng dung dịch rồi đun nhẹ, kêt quả được ghi nhận ở bảng sau:

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. X là NaCl.

B. Y là Ca(H2PO4)2.

C. Z là NH4NO3.

D. T là (NH4)2SO4.

Câu 29:

Cho ba chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H6O2. Biết X và Y có phản ứng tráng bạc, X và Z tác dụng với dung dịch NaOH đều thu được muối cacboxylat. Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. CH3COOCH3, HOC2H4CHO, HCOOC2H5.

B. HCOOC2H5, HOC2H4CHO, C2H5COOH.

C. HCOOC2H5, HOC2H4CHO, CH2(CHO)2.

D. HOC2H4CHO, C2H5COOH CH3COOCH3.

Câu 30:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ.

(b) Nhiệt phân muối amoni nitrat.

(c) Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

(d) Cho Si tác dụng với dung dịch KOH (loãng, dư).(e) Ngâm thanh kẽm vào dung dịch hỗn hợp CuCl2 và H2SO4 (loãng).

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm sinh ra đơn chất là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 31:

Cho các phát biểu sau:

(a) Metyl propionat và propyl fomat là

đồng phân cấu tạo của nhau.

(b) Tinh bột là polime thiên nhiên, được

tạo bởi các gốc α-glucozơ.

(c) Ở điều kiện thường, các amin đều là

chất lỏng, rất độc.

(d) Triolein và phenol đều tác dụng được

với nước brom.

(e) Để phân biệt anilin và ancol etylic, ta

có thể dùng dung dịch NaOH.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 32:

Thực hiện các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol các chất):

(1) X (C3H6O3) + NaOH t°Y + Z;    (2) Y + HCl T + NaCl;

(3) T + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O t°(NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Các chất Z và T đều tác dụng được với Cu(OH)2.

B. Phân tử chất X chứa hai nhóm – CH2 – .

C. Phân tử chất Z có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức.

D. Đốt cháy hoàn toàn chất Y, thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O.

Câu 33:

Hòa tan hoàn toàn a gam kim loại M (có hóa trị không đồi) vào 140 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y và V lít H2 (đktc). Cô cạn Y, thu được 31,66 gam hỗn hợp chất rắn khan. Mặt khác, Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,17 mol H2SO4 (loãng). Giá trị của V là

A. 4,480.

B. 5,376.

C. 3,808.

D. 3,360.

Câu 34:

Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin tác dụng tối đa với a mol HCl, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với 56 gam KOH (dư), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 93,7 gam rắn. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần vừa đủ 16,128 lít O2 (đktc). Giá trị của m là

A. 29,3.

B. 36,6.

C. 43,9.

D. 24,4.

Câu 35:

Thủy phân hoàn toàn 42,38 gam hỗn hợp X gồm hai triglixerit mạch hở trong dung dịch KOH 28% (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được phần hơi Y nặng 26,2 gam và phần rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được K2CO3 và 152,63 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 0,15 mol X cần vừa đủ a mol H2. Giá trị của a là

A. 0,18.

B. 0,21.

C. 0,24.

D. 0,27.

Câu 36:

Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ:

(a) Thêm 3-5 giọt dung dịch glucozơ vào ống nghiệm.

(b) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa hoà tan hết.

(c) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút.

(d) Cho lml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch .

Thí nghiệm được tiến hành theo thứ tự nào sau đây (từ trái sang phải)?

A. (a), (d), (b), (c).

B. (d), (b), (c), (a).

C. (a), (b), (c), (d).

D. (d), (b), (a), (c).

Câu 37:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 (trong đó nguyên tố oxi chiếm 12,5% về khối lượng) vào nước (dư), thu được dung dịch Y trong suốt và thoát ra 4,6144 lít H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch HCl 0,32M vào Y, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau.

Tỉ lệ b : a có giá trị là

A. 2,2.

B. 2,4.

C. 2,6.

D. 2,8.

Câu 38:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, MgCO3 và 0,07 mol Al vào dung dịch chứa 0,4 mol KHSO4, thu được dung dịch Y chỉ chứa 64,97 gam muối trung hòa và hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 22. Cho 28 gam KOH vào Y rồi đun nhẹ, sau các phản ứng, thu được dung dịch chỉ chứa ba muối của kali và 11,93 gam kết tủa, đồng thời thoát ra 0,01 mol khí. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 16,0.

B. 16,5.

C. 17,0.

D. 17,5.

Câu 39:

Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm CO, CO2 và H2. Dẫn toàn bộ T đi qua m gam hỗn hợp Z gồm FexOy và CuO nung nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 46,88 gam hỗn hợp rắn Y. Cho Y tan hoàn toàn trong dung dịch chứa NaNO3 và 1,66 mol HCl, thu được dung dịch X chỉ chứa 96,79 gam muối của kim loại và hỗn hợp hai khí gồm NO và H2, có tỉ khối so với He là 4. Cho X phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 253,33 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của CuO trong Z là

A. 25,77%

B. 24,43%

C. 23,81%

D. 25,60%

Câu 40:

Cho 2 peptit X, Y (MX < MY) và este Z (X, Y, Z đều mạch hở; X, Y đều được tạo từ Gly và Ala; Z có không quá 3 liên kết  trong phân tử và được tạo từ phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol). Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y hoặc z mol Z đều thu được hiệu số mol CO2 và H2O là 0,06 mol. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 42,34 gam hỗn hợp E gồm X (x mol), Y (y mol), Z (z mol) trong dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 1,86 gam ancol T và 72,32 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của Y trong E là

A. 31,27%.

B. 29,95%.

C. 32,59%.

D. 28,63%.