150 câu trắc nghiệm Dao động cơ cơ bản (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m, dây treo có chiều dài l dao động điều hòa với biên độ góc α0 tại một nơi có gia tốc trọng trường g. Độ lớn lực căng dây tại vị trí có động năng gấp hai lần thế năng:

A. T = mg(2 – 2cosα).

B. T = mg(4 – cosα).

C. T = mg(4 – 2cosα).

D. T = mg(2 – cosα).

Câu 2:

Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 100N/m và vật nhỏ khối lượng m. Con lắc dao động điều hòa với biên độ 10cm. Biết ở thời điểm t vật ở vị trí M. ở thời điểm t +  2T/3, vật lại ở vị trí M nhưng đi theo chiều ngược lại. Động năng của vật khi nó ở M là:

A. 375mJ.

B. 350mJ.

C. 500mJ.

D. 750mJ.

Câu 3:

Hai dao động điều hoà lần lượt có phương trình: x1 = A1cos(20πt + π/2)cm và x2 = A2cos(20πt + π/6) cm. Độ lệch pha của dao động thứ nhất với dao động thứ hai là:

A. π/3

B. - π/3

C. π/6

D. -π/6

Câu 4:

Hai dao động điều hoà lần lượt có phương trình: x1 = 2cos(20πt + 2π/3)cm và x2 = 3cos(20πt + π/6)cm. Phát biểu nào sau đây là đúng  khi nhận xét hai dao động?

A. Hai dao động cùng pha.

B. Hai dao động ngược pha.

C. Dao động 1 nhanh pha hơn π/2

D. Dao động 1 chậm pha hơn π/2

Câu 5:

Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, lần lượt có phương trình: x1 = 3cos(20πt + π/3)cm và x2 = 4cos(20πt + 4π/3)cm. Chọn phát biểu nào sau đây là đúng:

A.  Hai dao động x1 và x2 ngược pha nhau.

B. Dao động x2 sớm pha hơn dao động x1 một góc (-3π).

C. Biên độ dao động tổng hợp bằng -1cm.

D. Độ lệch pha của dao động tổng hợp bằng (-2π).

Câu 6:

Hai vật dao động điều hoà có cùng biên độ và tần số dọc theo cùng một đường thẳng. Biết rằng chúng gặp nhau khi chuyển động ngược chiều nhau và li độ bằng một nửa biên độ. Độ lệch pha của hai dao động này là:

A. 600.

B. 900.

C. 1200.

D. 1800.

Câu 7:

Một vật thực hiện đồng thời hai dao động thành phần: x1 = 10cos(πt + π/6)cm và x2 = 5 cos(πt + π/6)cm. Phương trình của dao động tổng hợp là:

A. x = 15cos(πt + π/6)cm.

B. x = 5cos(πt + π/6)cm.

C. x = 10cos(πt + π/6)cm.

D. x = 15cos(πt)cm.

Câu 8:

Một vật có khối lượng m = 200g thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà có phương trình: x1 = 4cos10t(cm) và x2 = 6cos10t(cm). Lực tác dụng cực đại gây ra dao động tổng hợp của vật là:

A. 0,02N.

B. 0,2N.

C. 2N.

D. 20N.

Câu 9:

Một vật có khối lượng m = 500g, thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình: x1 = 8cos(2πt + π/2)cm và x2 = 8cos(2πt) cm. Lấy π2 =10. Động năng của vật khi qua li độ x = A/2 là:

A. 32mJ.

B. 64mJ.

C. 96mJ.

D. 960mJ.

Câu 10:

Một vật có khối lượng m = 200g, thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình: x1 = 6cos(5πt - π/2)cm và x2 = 6cos5πt cm. Lấy π2 =10. Tỉ số giữa động năng và thế năng tại x = 22cm bằng:

A. 2.

B. 8.

C. 6.

D. 4.

Câu 11:

Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình: x1 = 4,5cos(10t + π/2)cm và x2 = 6cos(10t)cm. Gia tốc cực đại của vật là:

A. 7,5m/s2.

B. 10,5m/s2.

C. 1,5m/s2.

D. 0,75m/s2.

Câu 12:

Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là 6cm và 8cm. Biên độ của dao động tổng hợp là 10cm khi độ lệch pha của hai dao động Δφ bằng:

A. 2kπ.

B. (2k – 1)π

C. (k – 1)π.

D. (2k + 1)π/2

Câu 13:

Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình: x1 = A1cos(20t +π/6)(cm) và x2 = 3cos(20t +5π/6)(cm). Biết vận tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng có độ lớn là 140cm/s. Biên độ dao động A1 có giá trị là:

A. 7cm.

B. 8cm.

C. 5cm.

D. 4cm.

Câu 14:

Một vật nhỏ có m = 100g tham gia đồng thời 2 dao động điều hoà, cùng phương cùng tần số theo các phương trình: x1 = 3cos20t(cm) và x2 = 2cos(20t -π/3)(cm). Năng lượng dao động của vật là:

A. 0,016J.

B. 0,040J.

C. 0,038J.

D. 0,032J.

Câu 15:

Một vật có khối lượng m = 100g thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số f = 10Hz, biên độ A1 = 8cm và φ1 = π/3; A2 = 8cm và φ2 = -π/3. Lấy π2 = 10. Biểu thức thế năng của vật theo thời gian là:

A. Wt = 1,28sin2(20πt)(J).

B. Wt = 2,56sin2(20πt)(J).

C. Wt = 1,28cos2(20πt)(J).

D. Wt = 1280sin2(20πt)(J).

Câu 16:

Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số 10Hz và có biên độ lần lượt là 7cm và 8cm. Biết hiệu số pha của hai dao động thành phần là π/3 rad. Tốc độ của vật khi vật có li độ 12cm là:

A.  314cm/s.

B. 100cm/s.

C. 157cm/s.

D. 120π cm/s.

Câu 17:

Một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn Fn = Focos10πt (N) thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tần số dao động riêng của hệ phải là:

A. 5πHz.

B. 10Hz.

C. 10πHz.

D. 5Hz.

Câu 18:

Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi được 50cm. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 1s. Nước trong xô sóng sánh mạnh nhất khi người đó đi với vận tốc:

A. 50cm/s.

B. 100cm/s.

C. 25cm/s.

D. 75cm/s.

Câu 19:

Một người chở hai thùng nước phía sau xe đạp và đạp xe trên một con đường bằng bê tông. Cứ 5m, trên đường có một rãnh nhỏ. Chu kì dao động riêng của nước trong thùng là 1s. Đối với người đó, vận tốc không có lợi cho xe đạp là:

A. 18km/h.

B. 15km/h.

C. 10km/h.

D. 5km/h.

Câu 20:

Một chiếc xe đẩy có khối lượng m được đặt trên hai bánh xe, mỗi gánh gắn một lò xo có cùng độ cứng k = 200N/m. Xe chạy trên đường lát bê tông, cứ 6m gặp một rãnh nhỏ. Với vận tốc v = 14,4km/h thì xe bị rung mạnh nhất. Lấy π2 = 10. Khối lượng của xe bằng:

A. 2,25kg.

B. 22,5kg.

C. 215kg.

D. 25,2kg.

Câu 21:

Một vật dao động tắt dần có cơ năng ban đầu E0 = 0,5J. Cứ sau một chu kì dao động thì biên độ giảm 2%. Phần năng lượng mất đi trong một chu kì đầu là:

A. 480,2mJ.

B. 19,8mJ.

C. 480,2J.

D. 19,8J.

Câu 22:

Khi treo một quả cầu vào lò xo thì thấy nó giãn ra 4cm. Tính tần số dao động khi kích thích cho nó dao động theo phương thẳng đứng. Lấy g = π2 = 10 m/s2.

A. 2,5Hz

B. 0,4Hz

C. 25Hz

D. 5Hz

Câu 23:

Trong dao động điều hòa đồ thị biểu diễn sự biến đổi của gia tốc theo ly độ là:

A. đường thẳng

B. đoạn thẳng

C. đường hình sin

D. đường elip

Câu 24:

Trong dao động điều hòa đồ thị biểu diễn sự biến đổi của gia tốc theo thời gian là:

A. đường thẳng

B. đoạn thẳng

C. đường hình sin

D. đường elip

Câu 25:

Trong dao động điều hòa đồ thị biểu diễn sự biến đổi của gia tốc theo vận tốc là:

A. đường thẳng

B. đoạn thẳng

C. đường hình sin

D.  đường elip