156 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều từ đề thi thử thpt (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch AB gồm tụ điện C, điện trở thuần R và cuộn cảm thuần L theo thứ tự đó mắc nối tiếp. M là điểm chính giữa C và R; N là điểm giữa R và L. Biểu thức điện áp tức thời trên các đoạn mạch là uAM=60cosωt+π6V; uMB=40cosωt+5π6 V; uAN=403cosωt+π3 V. Tỉ số giữa cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch là

A. 13.

B. 43.

C. 3.

D. 13.

Câu 2:

Một đoạn mạch AB gồm một cuộn dây và một tụ điện theo thứ tự đó mắc nối tiếp. M là điểm nằm chính giữa cuộn dây và tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có tần số thay đổi được. Khi tần số là f1 = 60 Hz thì hệ số công suất của đoạn AM là 0,6; của đoạn AB là 0,8 và mạch có tính cảm kháng. Khi tần số của dòng điện là f2 thì trong mạch có cộng hưởng điện, f2 gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 48 Hz

B. 35 Hz

C. 42 Hz

D. 55 Hz

Câu 3:

Cho đoạn mạch gồm điện trở R = 30 Ω, tụ điện và cuộn cảm thuần mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u=1202cosωt (V) thì dung kháng là 60 Ω và cảm kháng là 30 Ω. Tại thời điểm mà điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch là u=1202 V thì cường độ dòng điện tức thời trong mạch là

A. 22A.

B. 4 A.

C. – 4A

D. 22A.

Câu 4:

Đặt điện áp u=200cos100πt (V) vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp. Dòng điện trong mạch có cường độ là i=4cos100πtπ3 (A). Giá trị của R bằn

A. 502 Ω.

B. 50 Ω.

C. 252 Ω.

D. 25 Ω.

Câu 5:

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với tụ điện. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở và giữa hai bản tụ điện lần lượt là 100 V và 1003 V. Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và điện áp giữa hai bản tụ điện có độ lớn bằng

A. π6

B. π3

C. 2π3

D. π4

Câu 6:

Mạch dao động lí tưởng LC. Ban đầu cho dòng điện cường độ I0 chạy qua cuộn dây, ngắt mạch để dòng điện trong cuộn dây tích điện cho tụ, trong mạch có dao động điện từ tự do chu kì T. Điện áp cực đại trên tụ là U0. Ở thời điểm t, cường độ dòng điện trong mạch là i = - 0,5I0 và đang giảm thì đến thời điểm t/=t+T3 điện áp trên tụ sẽ là

A. u=U032, đang tăng.

B. u=U032, đang giảm.

C. u=U032, đang giảm.

D. u=U032, đang tăng.

Câu 7:

Một động cơ điện xoay chiều khi hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng 220 V thì sinh ra công suất cơ học là 170 W. Biết động cơ có hệ số công suất 0,85 và công suất tỏa nhiệt trên dây quấn động cơ là 17 W. Bỏ qua các hao phí khác, cường độ dòng điện cực đại qua động cơ là

A. 2 A.

B. 3 A.

C. 1 A.

D. 2 A.

Câu 8:

Đặt vào điện áp u=1202cos100πt  (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R và tụ điện mắc nối tiếp với dung kháng ZC=R3 . Tại thời điểm t=1150s thì hiệu điện thế trên tụ có giá trị bằng

A. 306 V.

B. 302 V.

C. 302 V.

D. 306 V.

Câu 9:

Đặt điện áp u=1502cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở 60 Ω, cuộn dây (có điện trở thuần) và tụ điện. Công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch bằng 250 W. Nối hai bản tụ điện bằng một dây dẫn có điện trở không đáng kể. Khi đó, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây và bằng 503 V. Dung kháng của tụ điện có giá trị bằng

A. 603Ω

B. 303Ω

C. 153Ω

D. 453Ω

Câu 10:

Điện năng ở một trạm phát điện xoay chiều một pha được truyền đi xa với điện áp là 10 kV thì hiệu suất truyền tải là 84%. Đề hiệu suất truyền tải bằng 96% thì điện áp truyền tải là

A. 80 kV.

B. 5 kV.

C. 20 kV.

D. 40 kV.

Câu 11:

Mạch điện mắc nối tiếp theo thứ tự L,R,C, có cuộn dây thuần cảm, hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện có dạng u=2202cos100πtπ3V,C=1039πF. Khi cho L thay đổi hiệu điện thế giữa hai

đầu cuộn dây đạt giá trị cực đại là 400V. Giá trị R và L khi hiệu điện thế cuộn dây đạt cực đại xấp xỉ bằng.

A. 60Ω;0,9π (H)

B. 90Ω;0,9π (H)

C. 60Ω;1,3π(H)

D.90Ω;1,3π (H)

Câu 12:

Đặt điện áp u=U0cos100πtπ3V vào hai đầu một tụ điện có điện dung 2.104π (F). Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu tụ điện là 150 V thì cường độ dòng điện trong mạch là 4A. Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là

A. i=42cos100πt+π6A

B. i=5cos100πt+π6A

C. i=5cos100πtπ6A

D. i=42cos100πtπ6A

Câu 13:

Đặt điện áp xoay chiều u=U0cos2πft (Với U0 và f không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm biến trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Điều chỉnh biến trở R tới giá trị R0 để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại. Cường độ hiệu dung của dòng điện chạy qua mạch khi đó bằng.

A. U02R0

B. U0R0

C.U02R0

D. 2U0R0

Câu 14:

Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi lần lượt vào hai đầu điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch tương ứng là 0,25 A; 0,5 A; 0,2 A. Nếu đặt điện áp xoay chiều này vào hai đầu đoạn mạch gồm ba phần tử trên mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là

A. 0,2 A

B. 0,3 A

C. 0,15 A

D. 0,05 A

Câu 15:

Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều có điện áp hiệu dụng là 200V. Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện thì cường độ hiệu dụng trong mạch là 4A. Điện trở R của đoạn mạch là.

A. 25Ω

B. 100Ω

C. 75Ω

D. 50Ω

Câu 16:

Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp và điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng khi không tải lần lượt là 55 V và 220 V. Tỉ số giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và số vòng dây cuộn thứ cấp bằng.

A.2

B.1/4

C.4

D. 8

Câu 17:

Cho dòng điện xoay chiều có phương trình i=2cos(100πt+π/4)(A). Xác định thời điểm đầu tiên dòng điện trong mạch có độ lớn bằng 3A.

A. 7/1200 s

B. 7/600s

C. 5/1200s

D. 5/600s

Câu 18:

Cho dòng điện xoay chiều có cường độ 1,5A tần số 50Hz chạy qua cuộn dây thuần cảm, có độ tự cảm L = 2/π H. Hiệu điện thế cực đại hai đầu dây là

A. U = 200V.

B. U = 300V.

C. U = 3002 V.

D. U = 320V.

Câu 19:

Một máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp gồm 1000 vòng, cuộn thứ cấp gồm 50 vòng. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 220V. Bỏ qua mọi hao phí. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là

A. 44V.

B. 110V.

C. 440V.

D. 11V.

Câu 20:

Đặt điện áp u=U2cos2πft (trong đó U không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu điện trở thuần. Khi f = f1 thì công suất tiêu thụ trên điện trở bằng P. Khi f = f2 với f2 = f1 thì công suất tiêu thụ trên điện trở bằng

A. 2P.

B. P2.

C. P.

D. 2P.

Câu 21:

Khi đặt hiệu điện thế không đổi 30 V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tu cảm 14π(H) thì dòng điện trong đoạn mạch là dòng điện một chiều có cường độ 1 A. Nếu đặt vào hai đầu đoạn mạch này điện áp u=1502cos120πt(V) thì biểu thức của cường độ dòng điện trong đoạn mạch là

A. i=52cos120πt+π4A

B. i=52cos120πtπ4A

C. i=5cos120πt+π4A

D. i=5cos120πtπ4A

Câu 22:

Một dòng điện xoay chiều chạy qua điện trở R = 10 Ω, nhiệt lượng tỏa ra trong 30 phút là 900 kJ. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là

A. 0,22A

B. 0,32A 

C. 7,07A 

D. 10,0 A.

Câu 23:

Cho một dòng điện xoay chiều có cường độ it=4sin100π.t A, t tính bằng s. Tại thời điểm t0, giá trị của i là 2 A và đang tăng. Đến thời điểm sau đó 0,045 s

A. giá trị của i là 4 A và đang tăng.

B. giá trị của i là 23A và đang tăng.

C. giá trị của i là −2 A và đang giảm.

D. giá trị của i là 23 A và đang giảm.

Câu 24:

Động cơ điện có hiệu điện thế định mức là Uđm (V). Để động cơ trên hoạt động bình thường ở hiệu điện thế 300V thì phải mắc động cơ nối tiếp với một điện trở R = 100Ω rồi mới mắc vào mạng điện trên. Biết hệ số công suất của động cơ là 0,5 và hệ số công suất của mạch điện khi đó là 0,86. Tính Uđm và công suất của mạch điện.

A. 176,75V; 437,65W

B. 176,75 V; 253,95 W

C. 200 V; 253,95 W

D. 220 V; 437,65 W 

Câu 25:

Một đoạn mạch gồm R=60Ω, cuộn dây có điện trở thuần r=20Ω, độ tự cảm L=0,4πH và tụ điện có điện dung C. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp có biểu thức u=200cos100πtV. Khi cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch cực đại thì giá trị của C và công suất tiêu thụ trong mạch là

A. 39,8μF;125W

B. 9,6μF; 250W

C. 79,6μF; 250W

D. 159,2μF; 125W

Câu 26:

Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto gồm 4 cặp cực (4 cực nam và 4 cực bắc). Để suất điện động do máy này sinh ra có tần số 50 Hz thì rôto phải quay với tốc độ.

A. 480 vòng/phút.

B. 75 vòng/phút.

C. 25 vòng/phút.

D. 750 vòng/phút.

Câu 27:

Khi có một dòng điện xoay chiều chạy qua một đoạn mạch gồm điện trở thuần nối tiếp với tụ điện, lúc đó dung kháng của tụ ZC = 40Ω và hệ số công suất của đoạn mạch bằng 0,6. Giá trị của R bằng

A. 50Ω

B. 40 Ω

C.30 Ω

D. 20 Ω

Câu 28:

Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì cường độ dòng điện trong mạch là i1=I0cosωtπ6. Giữ nguyên điện áp hai đầu mạch, mắc nối tiếp vào đoạn mạch này một tụ điện có điện dung C thì cường độ dòng điện trong mạch là i2=I0cosωt+2π3. Biểu thức điện áp hai đầu đoạn mạch là

A. u=U0cosωt

B. u=U0cosωt+5π12

C. u=U0cosωt+π4

D. u=U0cosωtπ4

Câu 29:

Một bóng đèn đường có công suất là 250W được nối vào nguồn điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng và tần số không đổi u=2202cosωtV, cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức i=2cosωtA. Bóng đèn được bật từ 18h00 tối đến 6h00 sáng hàng đêm. Giá điện được tính 2000đ/kWh. Để một bóng đèn đường hoạt động trong một năm (365 ngày) thì địa phương phải trả cho công ty điện lực

A. 1.927.200đ

B. 2.190.000đ

C. 963.600đ

D. 1.095.000đ

Câu 30:

Đặt điện áp u=2202cos100πt vào hai đầu đoạn mạch gồm có một bóng đèn dây tóc loại 110V–50W mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh C để đèn sáng bình thường. Độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và điện áp ở hai đầu đoạn mạch lúc này là

A. π2  rad.

B. π6  rad.

C. π3 rad.

D. π4 rad.

Câu 31:

Mắc đoạn mạch gồm cuộn dây thuần cảm nối tiếp với một điện trở thuần vào nguồn điện xoay chiều thì hệ số công suất của mạch bằng 0,5. Nếu chỉ giảm độ tự cảm của cuộn dây đi 3 lần thì khi đó hệ số công suất của mạch sẽ bằng

A. 32

B. 1

C. 1/2

D. 3/5

Câu 32:

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần 40 Ω và tụ điện nối tiếp. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch lệch pha π/3 so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Dung kháng của tụ điện bằng.

A. 403 Ω

B. 203 Ω

C.40Ω

D. 4033

Câu 33:

Khi truyền tải điện năng có công suất không đổi đi xa với đường dây tải điện một pha có điện trở R xác định. Để công suất hao phí trên đường dây tải điện giảm đi 100 lần thì ở nơi truyền đi phải dùng một máy biến áp lí tưởng có tỉ số vòng dây giữa cuộn thứ cấp và cuộn sơ cấp là.

A.100.

B. 10.

C.50.

D.40.

Câu 34:

Cho mạch điện RC mắc nối tiếp đặt vào 2 đầu mạch 1 điện áp xoay chiều có tần số f = 50Hz. Khi điện áp tức thời 2 đầu R là 207 V thì cường độ dòng điện tức thời là 7A và điện áp tức thời 2 đầu tụ là 45V. đến khi điện áp 2 đầu R là 403 V thì điện áp tức thời 2 đầu tụ C là 30V.tìm C

A. 3.1038π

B. 2.1033π

C. 104π

D. 1038π

Câu 35:

Một mạch điện xoay chiều gồm AM nối tiếp MB. Biết AM gồm điện trở thuần R1, tụ điện C1, cuộn dây thuần cảm L1 mắc nối tiếp. Đoạn MB có hộp X, biết trong hộp X cũng có các phần tử là điện trở thuần, cuộn cảm, tụ điện mắc nối tiếp nhau. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu mạch AB có tần số 50Hz và giá trị hiệu dụng là 200V thì thấy dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng 2A. Biết R1 = 20Ω và nếu ở thời điểm t (s), uAB=2002 V thì ở thời điểm t+1600 s dòng điện i = 0 và đang giảm. Công suất của đoạn mạch MB là

A. 266,4W

B. 120W

C. 320W

D. 400W

Câu 36:

Một bóng đèn nê–on được mắc vào nguồn xoay chiều có điện áp u=2202cos100πtV (V). Đèn chỉ bật sáng khi điện áp đặt vào đèn vượt quá giá trị 100 V. Trong 1 giây đèn này bật sáng bao nhiêu lần?

A. 50

B. 120

C. 60

D. 100

Câu 37:

Một động cơ điện mắc vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 220V tiêu thụ công suất 2,64kW. Động cơ có hệ số công suất 0,8 và điện trở thuần 2Ω . Hiệu suất động cơ bằng.

A.85%

B.90%

C.87%

D.83%

Câu 38:

Một ống dây dài 50cm có 2500 vòng dây, ban kính của ống bằng 2cm. Một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây trong 0,01s cường độ dòng điện tăng từ 0 đến 1,5A. Tính suất điện động tự cảm trong ống dây.

A. 0,14V

B. 0,26V

C. 0,52V

D. 2,96V

Câu 39:

Đặt vào hai đầu một cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở thuần r khác 0 lần lượt các điện áp xoay chiều có phương trình u1 = U0cos50πt(V); u2 = 3U0cos75πt(V) và u3 = 6U0cos112,5πt(V) thì công suất tiêu thụ của cuộn dây lần lượt là 120W, 600W và P. Giá trị của P bằng bao nhiêu?

A. 250W

B. 1000W

C. 1200W

D. 2800W

Câu 40:

Đặt hiệu điện thế u = U0sin(ωt) với ω , U0 không đổi vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu điện trở thuần là 80 V, hai đầu cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) là 120 V và hai đầu tụ điện là 60 V. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch này bằng

A. 140 V.

B. 220 V.

C. 100 V.

D. 260 V.

Câu 41:

Đặt điện áp u=100cos(ωt+π6) (V) vào hai đầu đoạn mạch có điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì dòng điện qua mạch là i=2cos(ωt+π3) (A). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là

A. 1003 W.

B. 50 W.

C. 503 W.

D. 100 W.

Câu 42:

Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có biểu thức i = I0sin(100πt). Trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,01s cường độ dòng điện tức thời có giá trị bằng 0,5I0 vào những thời điểm

A. 1/300s và 2/300s.

B. 1/400 s và 2/400 s.

C. 1/500 s và 3/500 s.

D. 1/600 s và 5/600s.

Câu 43:

Đặt điện áp u=2202cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần L, đoạn MB chỉ có tụ điện C. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch MB có giá trị hiệu dụng bằng nhau nhưng lệch pha nhau 2π3. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM bằng:

A. 2202V.

B. 2203V.

C. 220 V.

D. 110 V.

Câu 44:

Dòng điện chạy qua mạch điện xoay chiều thuần điện trở có giá trị 100Ω với biểu thức i=2cos100πt+π/4A. Giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện là

A. 100 V.

B. 1002V.

C. 200 V.

D. 2002 V.

Câu 45:

Đặt điện áp u=Uocos100π+ π/3 V vào giữa hai đầu mạch điện R, L, C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức i=I0cos100πt+π/6 A. Hệ số công suất của mạch điện xấp xỉ bằng

A. 0,50.

B. 0,87.

C. 1,00.

D. 0,71.

Câu 46:

Đặt điện áp xoay chiều u=2202 .cos100πt V (t tính bằng giây) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R=100Ω, cuộn cảm thuần L=2/πH và tụ điện C=100/πμF mắc nối tiếp. Trong một chu kỳ của dòng điện, tổng thời gian mà mạch điện sinh công dương là

A. 30,0 ms.

B. 17,5 ms.

C. 7,5 ms.

D. 15,0 ms.

Câu 47:

Cho mạch RLC không phân nhánh có R = 50 (Ω), đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều có U = 120 ( V ), tần số không đổi thì cường độ dòng điện trong mạch lệch pha 600 so với điện áp hai đầu mạch. Công suất tỏa nhiệt của mạch là.

A. 36(W)

B. 72(W)

C. 144(W)

D. 288(W)

Câu 48:

Đặt điện áp u=U0cosωt+2π3V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mạch i=I0cosωt+5π12A. Tỉ số của  điện trở thuần R và cảm kháng ZL của cuộn cảm thuần là.

A. 1

B. 1/2

C. 3

D. 3/2

Câu 49:

Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều có U = 200 (V) . Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 4(A). Điện trở R của đoạn mạch bằng

A. 25 Ω

B. 100Ω

C. 75 Ω

D. 50 Ω

Câu 50:

Một máy biến áp, cuộn sơ cấp có N1 vòng, cuộn thứ cấp có N2 vòng được mắc vào mạng điện xoay chiều 100V. Nếu giảm số vòng dây của cuộn sơ cấp đi 100 vòng thì hiệu điện thế của cuộn thứ cấp là 400V. Nếu tăng số vòng dây ở cuộn sơ cấp thêm 200 vòng thì hiệu điện thể của cuộn thứ cấp là 100V. Hiệu điện thế của cuộn thứ cấp ban đầu là.

A. 100 V

B. 200 V

C. 300 V

D. 400 V