16 Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch Sử mới nhất có đáp án (Đề số 17)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc?
A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
B. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào
D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
Nhận định nào dưới đây phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX?
A. Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ đã tác động đến quan hệ giữa các nước
B. Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế, tài chính và chính trị của các quốc gia và các tổ chức quốc tế
C. Các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hóa, các quốc gia cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác
D. Sự tham gia của các nước Á, Phi, Mĩ La tinh mới giành được độc lập vào các hoạt động chính trị quốc tế
Mâu thuẫn cơ bản chủ yếu trong xã hội Việt Nam thời kì 1930 - 1931 là
A. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với tay sai phản động Pháp
B. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với tư sản người Việt và Pháp
D. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp
Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, nước nào có nền công nghiệp đứng thứ hai trong thế giới tư bản?
A. Nhật Bản
B. Anh
C. Đức
D. Pháp
Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
A. Cuộc mít tinh biểu dương lực lượng ngày 1 tháng 5 năm 1930
B. Đảng Cộng sản Đông Dương được công nhận là một bộ phận độc lập của Quốc tế Cộng sản
C. Việc thành lập chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh
D. Cuộc bãi công liên tục trong 4 tháng của công nhân Vinh - Bến Thủy
Đường lối đổi mới của Đảng ta là đổi mới toàn diện nhưng trọng tâm là đổi mới trong lĩnh vực nào?
A. Chính trị
B. Kinh tế
C. Văn hóa
D. Xã hội
Một trong những điểm mới của Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 - 1941) so với Luận cương chính trị (tháng 10 - 1930) của Đảng cộng sản Đông Dương là gì?
A. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng riêng
B. Thành lập chính quyền Nhà nước của toàn dân tộc
C. Hoàn thành triệt để cách mạng ruộng đất
D. Coi việc chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm
Từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1930 - 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào dưới đây?
A. Kết hợp giữa đấu tranh chính trị với vũ trangv
B. Đấu tranh ngoại giao có vai trò quyết định nhất
C. Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân lớn mạnh
D. Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1961-1965), Mỹ mở các cuộc hành quân “tìm diệt” nhằm mục đích gì?
A. Tạo thuận lợi trên bàn ngoại giao
B. Ngăn chặn tiếp viện từ Bắc vào Nam
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh
D. Giành lại thế chủ động trên chiến trường
Sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam?
A. Cách mạng Tháng Tám thành công
B. Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
D. Chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh được thành lập
Khó khăn chung của quân và nhân dân Việt Nam khi mở các chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) và Điện Biên Phủ (1954) là gì?
A. Phong trào cách mạng thế giới chưa thắng lợi hoàn toàn
B. Xa hậu phương của ta nên công tác hậu cần khó khăn
C. Địa bàn tác chiến miền núi không có lợi cho quân ta
D. Mỹ muốn quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương
Phong trào đấu tranh của nhân dân ta ở Gia Định năm 1859 đã buộc thực dân Pháp phải chuyển sang thực hiện kế hoạch nào?
A. Kết hợp quân sự với chính trị
B. Đánh nhanh thắng nhanh
C. Kết hợp quân sự với ngoại giao
D. Chinh phục từng gói nhỏ
Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?
A. Công nghiệp nặng
B. Giao thông vận tải
C. Ngoại Thương
D. Nông nghiệp
Khi thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, Mỹ có thủ đoạn nào là mới, thể hiện âm mưu thâm độc?
A. Thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm cô lập ta
B. Đẩy mạnh viện trợ kinh tế quân sự cho chính quyền Sài Gòn
C. Kết hợp tấn công ta bằng quân sự, chính trị và ngoại giao
D. Sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng xung kích ở Đông Dương
Điểm giống nhau về quy mô giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là
A. Huy động đến mức cao nhất về lực lượng
B. Tấn công vào một tập đoàn cứ điểm mạnh
C. Sử dụng hầu hết các binh chủng, quân chủng
D. Tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ cơ quan đầu não của địch
Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ?
A. Chiến thắng Đồng Xoài
B. Chiến thắng Vạn Tường
C. Chiến thắng Ấp Bắc
D. Chiến Thắng Bình Giã
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc nổ ra sớm nhất ở khu vực nào tại châu Á?
A. Nam Á
B. Đông Nam Á
C. Tây Á
D. Đông Bắc Á
Nội dung nào dưới đây không được ghi trong Hiệp định sơ bộ (6-3-1946)?
A. Việt Nam không nằm trong khối liên hiệp Pháp
B. Hai bên ngừng bắn ngay ở Nam Bộ
C. Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc
D. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do
Trước xu thế mới trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh Việt Nam có thuận lợi gì?
A. Có được thị trường lớn để xuất và nhập khẩu hàng hóa
B. Nâng cao trình độ, tập trung vốn và lao động
C. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học kỹ thuật
D. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là báo
A. Thanh niên
B. Người Nhà Quê
C. An Nam trẻ
D. Búa liềm
Sai lầm nào của triều đình nhà Nguyễn đã khiến nhân dân ta bất mãn và mở đầu cho việc quyết đánh cả triều đình lẫn Tây?
A. Ngăn cản nghĩa quân Trương Định đánh Pháp
B. Nhượng cho pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì
C. Ký với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
D. Nhượng cho Pháp 6 Tỉnh Nam Kỳ
Đâu không phải là yếu tố dẫn đến sự phát triển mạnh và thắng lợi của khuynh hướng vô sản ở Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930?
A. Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam
B. Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1920
C. Hoạt động của hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
D. Những chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội
Xu hướng bạo động và xu hướng cải cách trong phong trào yêu nước ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX đều
A. là biểu hiện cho một xu hướng cứu nước mới
B. do Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh khởi xướng
C. do ảnh hưởng từ cải cách Minh Trị ở Nhật Bản
D. trông chờ vào sự giúp đỡ của các nước phương Đông
Từ thực tiễn giải quyết những khó khăn sau Cách mạng Tháng Mười ở Nga năm 1917 và cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta đã chứng minh luận điểm nào dưới đây?
A. Giành chính quyền là vấn đề cơ bản nhất của mọi cuộc cách mạng
B. Giành và giữ chính quyền là nhiệm vụ của toàn thể nhân dân lao động
C. Giành và giữ chính quyền là nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân
D. Giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn
Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, nước nào có nền công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới?
A. Nhật Bản
B. Liên Xô
C. Mỹ
D. Đức
Sự kiện nào dưới đây đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng của Đảng cộng sản Đông Dương?
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5 – 1941)
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (11 – 1939)
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7 – 1936)
D. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng cộng sản Đông Dương (3 – 1935)
Khó khăn lớn nhất mà nhân dân ta phải đối mặt sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là gì?
A. Nạn ngoại xâm và nội phản
B. Ngân sách trống rỗng
C. Nạn đói nạn dốt đe dọa
D. Các tệ nạn xã hội còn phổ biến
Yếu tố cơ bản nào sau đây đã đưa cách mạng Việt Nam vượt qua khó khăn sau Cách mạng Tháng Tám 1945?
A. Tinh thần đoàn kết toàn dân
B. Sự ủng hộ của bạn bè quốc tế
C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
D. Truyền thống yêu nước của dân tộc
Nội dung nào dưới đây là điểm giống nhau của ba loại hình chiến lược: “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ở Việt Nam?
A. Có cố vấn Mỹ chỉ huy, tranh thủ ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc để cô lập ta
B. Sử dụng quân đội Sài Gòn, do Mỹ chỉ huy kết hợp với vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mỹ
C. Quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương
D. Sử dụng quân Mỹ và đồng minh của Mỹ, kết hợp với viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn
Yếu tố nào dưới đây không phải là nguyên nhân thành lập của tổ chức ASEAN?
A. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực
B. Hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển
C. Thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với các nước khác
D. Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới
Chiến thắng nào của quân và dân miền Nam đã mở đầu cao trào “tìm Mỹ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam?
A. Ấp Bắc
B. Bình Giã
C. Đồng Xoài
D. Vạn Tường
Đặc điểm nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nước Mỹ 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2?
A. Kinh tế Mỹ vượt xa Tây Âu và Nhật Bản
B. Trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới
C. Kinh tế Mỹ chịu sự cạnh tranh gay gắt của Tây Âu và Nhật Bản
D. Nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng
Nội dung xuyên suốt được ban chấp hành Trung ương thông qua tại các hội nghị tháng 11 năm 1939 và hội nghị tháng 5 năm 1941 là gì?
A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
B. Chuyển trọng tâm công tác về vùng nông thôn
C. Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh
D. Xác định chủ nghĩa Phát xít là kẻ thù duy nhất
Điểm chung trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 - 1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 - 1937) ở Liên Xô là đều
A. Hoàn thành đúng thời hạn
B. Có sự giúp đỡ của nhiều nước
C. Không hoàn thành đúng tiến độ
D. Hoàn thành trước thời hạn
Nét tương đồng về hình thức đấu tranh của cách mạng Cuba năm 1959 với cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là gì?
A. Đấu tranh chính trị
B. Đấu tranh vũ trang
C. Đấu tranh ngoại giao
D. Khởi nghĩa từng phần
Nội dung nào sau đây không phản ánh ý nghĩa của hai cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội năm 1946 và 1976?
A. Phát huy quyền làm chủ của mọi người dân Việt Nam từ già đến trẻ
B. Đập tan những âm mưu chống phá của kẻ thù
C. Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho nhà nước cách mạng tồn tại
D. Phát huy tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc
Việc mở rộng thành viên của tổ chức hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN từ 5 thành viên ban đầu lên 10 thành viên diễn ra lâu dài và đầy trở ngại vì lý do chủ yếu nào dưới đây?
A. Trình độ phát triển của các nước trong khu vực quá chênh lệch
B. Chiến tranh lạnh và vấn đề Campuchia đẩy các nước xa nhau hơn
C. Sự chia rẽ của Chủ Nghĩa Thực dân đối với các nước trong khu vực
D. Phụ thuộc vào chiến lược phát triển của các nước trong khu vực
Sau năm 1884, Việt Nam là một nước
A. Phong kiến lệ thuộc
B. Nửa thuộc địa nửa tư bản
C. Thuộc địa nửa phong kiến
D. Nửa thuộc địa nửa phong kiến
Chiến Thắng Bình Giã (2-12-1964) là thắng lợi của quân dân miền Nam chống chiến lược chiến tranh nào của Mỹ?
A. Chiến lược chiến tranh đơn phương
B. Chiến lược chiến tranh cục bộ
C. Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh
D. Chiến lược chiến tranh đặc biệt
Thách thức lớn nhất của nhân loại trong những năm đầu của thế kỷ XXI là gì?
A. Tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên
B. Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
C. Chiến tranh xung đột nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới
D. Chủ nghĩa khủng bố đe dọa hòa bình thế giới