175 câu trắc nghiệm lý thuyết Dao động và sóng điện từ cực hay có lời giải (P5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chọn câu đúng. Trong mạch dao động LC: 

A. Điện tích trên tụ điện biến thiên điều hòa cùng tần số, cùng pha với cường độ dòng điện trong mạch 

B. Điện tích trên tụ điện biến thiên điều hòa với tần số góc ω=LC

C. Điện tích trên tụ biến thiên điều hòa cùng tần số và lệch pha π2 so với cường độ dòng điện trong mạch 

D. Chu kì dao động điện từ trong mạch dao động LC là: T=2πLC

Câu 2:

Trong máy thu thanh, loa có tác dụng 

A. Khuếch đại âm thanh 

B. Biến dao động điện thanh dao động âm 

C. Tách tín hiệu âm thanh ra khỏi dao động điện từ 

D. Hòa trộn các loại âm thanh thành một bản nhạc

Câu 3:

Micro trong máy phát thanh vô tuyến có tác dụng: 

A. Khuếch đại dao động âm từ nguồn phát 

B. Trộn dao động âm tần với dao động điện cao tần 

C. Biến dao động âm từ nguồn phát thành dao động điện từ cùng quy luật 

D. Hút âm thanh do nguồn phát ra vào bên trong

Câu 4:

Phát biều nào sao đây là sai khi nói về sóng điện từ? 

A. Sóng điện từ là sóng ngang. 

B. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không. 

C. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương với vectơ cảm ứng từ. 

D. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ.

Câu 5:

Trong mạch dao động lý tưởng thì 

A. Năng lượng của tụ C là năng lượng từ trường 

B. Năng lượng của cuộn dây là năng lượng điện trường 

C. Năng lượng điện từ không đổi và tỉ lệ với bình phương dòng điện cực đại chạy trong mạch 

D. Năng lượng điện và năng lượng từ biến thiên tuần hoàn với cùng tần số và bằng tần số của dao động điện từ trong mạch

Câu 6:

Khi sóng cơ và sóng điện từ truyền từ không khí vào nước phát biểu đúng là 

A. Bước sóng của sóng cơ tăng, sóng điện từ giảm. 

B. Bước sóng của sóng cơ giảm, sóng điện từ tăng. 

C. Bước sóng của sóng cơ và sóng điện từ đều giảm. 

D. Bước sóng của sóng cơ và sóng điện từ đều tăng.

Câu 7:

Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, mạch khuyếch đại có tác dụng 

A. Tăng bước sóng của tín hiệu. 

B. Tăng tần số của tín hiệu. 

C. Tăng chu kì của tín hiệu. 

D. Tăng cường độ của tín hiệu.

Câu 8:

Sóng nào sau đây không phải là sóng điện từ: 

A. Sóng thu của đài phát thanh 

B. Sóng của đài truyền hình 

C. Ánh sáng phát ra từ ngọn đèn 

D. Sóng phát ra từ loa phóng thanh.

Câu 9:

Biến điệu sóng điện từ là: A. Biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ. 

A. Biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ. 

B. Trộn sóng điện từ âm tần với sóng điện từ cao tần. 

C. Làm cho biên độ sóng điện từ tăng lên. 

D. Tách sóng điện từ âm tần và sóng điện từ cao tần.

Câu 10:

Câu nào đúng khi nói về sóng điện từ: 

A. có năng lượng càng lớn khi bước sóng càng lớn. 

B. có tần số không đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác. 

C. là những sóng cơ có thể lan truyền được trong chân không. 

D. là một sóng dọc.

Câu 11:

Sóng điện từ không có tính chất nào sau đây: 

A. Trong sóng điện tử thì dao động của điện trường và từ trường tại một thời điểm luôn đồng pha với nhau. 

B. Sóng điện tử là sóng ngang 

C. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không và mang năng lượng 

D. Trong sóng điện tử dao động của điện trường và từ trường tại mọi điểm lệch pha nhau

Câu 12:

Khi ở nhà đang nghe đài phát thanh mà có ai đó cắm rút bếp điện, bàn là thì thường nghe thấy có tiếng lẹt xẹt trong loa vì: 

A. Do thời tiết xấu nên sóng bị nhiễu. 

B. Do việc cắm, rút khỏi mạng điện tạo sóng điện từ gây nhiễu âm thanh. 

C. Do việc cắm, rút khỏi mạng điện tác động đến mạng điện trong nhà. 

D. Do bếp điện, bàn là là những vật trực tiếp làm nhiễu âm thanh.

Câu 13:

Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng? 

A. Sóng điện từ là sóng ngang 

B. Sóng điện từ mang năng lượng 

C. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa 

D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không

Câu 14:

Chu kỳ dao động tự do trong mạch  được xác định bởi biểu thức:

A. 2πLC

B.  2πLC

C. 2πCL  

D.2πLC

Câu 15:

Câu nào sai khi nói về mạch dao động? 

A. Năng lượng điện tử trong mạch dao động lý tưởng bảo toàn. 

B. Mạch dao động gồm tụ C mắc nối tiếp với cuộn dây tự cảm L tạo thành mạch kín. 

C. Dao động điện từ trong mạch dao động lý tưởng là dao động điện từ tự do 

D. Mạch dao động lý tưởng phát xạ ra sóng điện từ

Câu 16:

Sóng vô tuyến 

A. là sóng dọc. 

B. có bản chất là sóng điện từ. 

C. không truyền được trong chân không. 

D. cùng bản chất với sóng âm.

Câu 17:

Chọn đáp án sai. Sau khi ngắt một tụ điện phẳng ra khỏi nguồn điện rồi tịnh tiến hai bản để khoảng cách giữa chúng giảm thì 

A. điện tích trên hai bản tụ không đổi. 

B. hiệu điện thế giữa hai bản tụ giảm. 

C. điện dung của tụ tăng. 

D. năng lượng điện trường trong tụ tăng.

Câu 18:

Sóng điện từ: 

A. không truyền được trong chân không. 

B. là sóng dọc. 

C. không mang năng lượng. 

D. là sóng ngang.

Câu 19:

Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có mạch: 

A. phát sóng điện từ cao tần. 

B. tách sóng. 

C. khuếch đại. 

D. biến điệu.

Câu 20:

Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, hiệu điện thế của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm thuần biến thiên điều hòa theo thời gian

A. luôn ngược pha nhau. 

B. luôn cùng pha nhau. 

C. với cùng biên độ. 

D. với cùng tần số.

Câu 21:

Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của tụ điện là Qo và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là Io. Dao động điện từ tự do trong mạch có tần số là:

A. f=I04πQ0

B. f=I0πQ0   

C. f=I02πQ0

D. f=2πI0Q0

Câu 22:

Phát biểu nào sai khi nói về sóng điện từ? 

A. Sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến. 

B. Tại mỗi điểm nơi có sóng điện từ truyền qua, điện trường và từ trường biến thiên cùng chu kì. 

C. Tại mỗi điểm nơi có sóng điện từ truyền qua, điện trường và từ trường dao động vuông pha. 

D. Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian.

Câu 23:

Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 4,0.1014 Hz đến 7,5.1014 Hz. Biết vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Dải sóng trên thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ? 

A. Vùng tia hồng ngoại. 

B. Vùng tia tử ngoại. 

C. Vùng ánh sáng nhìn thấy. 

D. Vùng tia Rơnghen.

Câu 24:

Trong mạch LC lý tưởng đang có dao động điện từ tự do, đại lượng nào sau đây không phụ thuộc vào thời gian. 

A. Năng lượng từ trường của cuộn cảm. 

B. Năng lượng điện từ. 

C. Điện tích trên một bản tụ. 

D. Cường độ dòng điện tức thời trong mạch.

Câu 25:

Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung giữa sóng điện từ và sóng cơ: 

A. Có vận tốc lan truyền phụ thuộc vào môi trường truyền sóng. 

B. Truyền được trong chân không. 

C. Mang năng lượng tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số sóng. 

D. Đều là sóng dọc.

Câu 26:

Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào dưới đây? 

A. Mạch biến điệu. 

B. Ăng ten. 

C. Mạch khuếch đại. 

D. Mạch tách sóng.

Câu 27:

Sóng điện từ là 

A. sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ 

B. điện từ trường lan truyền trong không gian 

C. sóng dọc 

D. sóng lan truyền trong các môi trường đàn hồi

Câu 28:

Chọn đáp án đúng. Trong mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ thì điện trường giữa hai bản tụ điện và từ trường trong lòng ống dây 

A. biến thiên điều hoà và vuông pha 

B. biến thiên điều hoà và ngược pha 

C. không biến thiên điều hoà 

D. biến thiên điều hoà và đồng pha

Câu 29:

Trong máy thu thanh bộ phận nào biến dao động điện thành dao động âm 

A. mạch tách sóng 

B. mạch chọn sóng 

C. anten thu 

D. loa

Câu 30:

Trong mạch dao động LC lí tưởng thì dòng điện trong mạch: 

A. ngược pha với điện tích ở tụ điện. 

B. cùng pha với điện điện tích ở tụ điện. 

C. sớm pha π/2 so với điện tích ở tụ điện. 

D. trễ pha π/2 so với điện tích ở tụ điện.