180 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều trong Đề thi thử Đại học có lời giải (P5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tại một điểm M có một máy phát điện xoay chiều một pha có công suất phát điện và hiệu điện thế hiệu dụng ở hai cực của máy phát đều không đổi. Nối hai cực của máy phát với một trạm tăng áp có hệ số tăng áp là k đặt tại đó. Từ máy tăng áp điện năng được đưa lên dây tải cung cấp cho một xưởng cơ khí cách xa điểm M. Xưởng cơ khí có các máy tiện cùng loại công suất khi hoạt động là như nhau. Khi hệ số k = 2 thì ở xưởng cơ khí có tối đa 120 máy tiện cùng hoạt động. Khi hệ số k = 3 thì ở xưởng cơ khí có tối đa 125 máy tiện cùng hoạt động. Do xảy ra sự cố ở trạm tăng áp người ta phải nối trực tiếp dây tải điện vào hai cực của máy phát điện, khi đó ở xưởng cơ khí có thể cho tối đa bao nhiêu máy tiện cùng hoạt động. Coi rằng chỉ có hao phí trên dây tải điện là đáng kể. Điện áp và dòng điện trên dây tải điện luôn cùng pha.

A. 93

B. 102

C. 84

D. 66

Câu 2:

Trong đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì

A. điện áp giữa hai đầu tụ điện ngược pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B. điện áp giữa hai đầu cuộn cảm cùng pha với điện áp giữa hai đầu tụ điện.

C. điện áp giữa hai đầu tụ điện trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

D. điện áp giữa hai đầu cuộn cảm trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Câu 3:

 Đặt điện áp u=U0cos(ωt-π6) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL, tụ điện có dung kháng Zc mắc nối tiếp thì dòng điện trong mạch là i=I0cos(ωt+π6) Đoạn mạch điện này luôn có

A. 3(ZL-ZC)=R3

B. 3(ZC-ZL)=R

C. ZC-ZL=R3

D. ZL-ZC=R3

Câu 4:

Đặt điện áp u=U2cos(ωt+φu) (V) vào hai đầu đoạn mạch có tổng trở Z thì dòng điện qua mạch là i=I2cos(ωt+φi)(A). Biểu thức định luật Ôm áp dụng cho các giá trị hiệu dụng là

A. I=U2Z

B. I=UZ

C. I=UZ2

D. I=UZ

Câu 5:

Một mạch điện không phân nhánh gồm điện trở R=100Ω , cuộn thuần cảm có L thay đổi được và tụ có điện dung C. Mắc mạch vào nguồn có điện áp u=1002cos(100πt+π6) (V). Thay đổi L để điện áp hai đầu điện trở có giá trị hiệu dụng UR=100 (V). Cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức là

A. i=cos(100πt+π6) (A)

B. i=2cos(100πt+π4) (A)

C. i=2cos(100πt+π6) (A)

D. i=2cos(100πt) (A)

Câu 6:

Đặt điện áp u=U2cosωt (V)(U và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở có giá trị a (Ω), tụ điện có điện dung C và cuộn thuần cảm có hệ số tự cảm L mắc nối tiếp. Biết U=a(V), L thay đổi được. Hình vẽ dưới mô tả đồ thị của điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm và công suất tiêu thụ điện năng của toàn mạch theo cảm kháng. M và N lần lượt là hai đỉnh của đồ thị (1) và đồ thị (2). Giá trị của a bằng

A. 50

B. 30

C. 40

D. 60

Câu 7:

Đặt điện áp u=1002cos(ωt+φu) (V) (ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch không phân nhánh gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Các giá trị R, L, C luôn thỏa mãn 25L=4CR2 Điều chỉnh tần số ω để điện áp tức thời hai đầu tụ điện vuông pha với điện áp u. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm bằng

A. 16V

B. 40V

C. 80V

D. 57V

Câu 8:

Cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng có N1 vòng dây. Khi đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120V vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở đo được là 100V. Nếu tăng thêm 150 vòng dây cho cuộn sơ cấp và giảm 150 vòng dây ở cuộn thứ cấp thì khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp hiệu dụng 160V thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở vẫn là 100V. Kết luận nào sau đây đúng?

A. N1=825 vòng.

B. N1=1320 vòng.

C. N1=1170 vòng.

D. N1=975 vòng.

Câu 9:

Cho mạch điện xoay chiều gồm một điện trở thuần, một cuộn cảm thuần và một tụ điện mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số góc ω thay đổi được. Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm lần lượt là Uc,UL phụ thuộc vào ω chúng được biểu diễn bằng các đồ thị như hình vẽ, tương ứng với các đường Uc,UL. Khi ω=ω1 thì Uc đạt cực đại Um và khi ω=ω2 thì UL đạt cực đại Um. Hệ số công suất của đoạn mạch khi ω=ω2 gần nhất với giá trị là

A. 0,80

B. 0,86

C. 0,82

D. 0,84

Câu 10:

Cho mạch điện xoay chiều như hình bên. Biết R=50Ω, R0=150Ω, L=2,5πH, C=200πμF; biểu thức điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch AM có dạng uAM=U0AMcos100πt (V); cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện trong mạch bằng 0,8A. Biểu thức điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch AB là

A. uAB=1852cos100πt+π2 (V)

B. uAB=1852cos100πt+π4 (V)

C. uAB=320cos100πt+π4 (V)

D. uAB=320cos100πt+π2 (V)

Câu 11:

Một ngưi đnh cuốn máy biến áp có đin áp hiu dụng ngõ vào (cuộn sơ cp) là U1=220(V) và đin áp hiu dụng muốn đt đưcở ngõ ra (cun thứ cấp) là U2=24(V). Xem máy biến áp là lý tưng. Các nh toán về mt kĩ thut cho kết quả cn phi qun 1,5 (vòng/vôn). Ngưi đó cuốn đúng hoàn toàn cuộn sơ cấp nhưng li cuốn ngưc chiu những vòng cuối của cuộn thcp. Khi thử máy vi đin áp sơ cấp là 110V thì đin áp thứ  cấp đo đưc 10V. Số vòng dây bị cuốn ngưc chiu là

A. 12

B. 20

C. 3

D. 6

Câu 12:

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120V, tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AM ghép nối tiếp với đoạn mạch MB. Đoạn mạch AM chỉ có biến trở R; đoạn mạch MB gồm cuộn dây không thuần cảm ghép nối tiếp với tụ C. Điều chỉnh R đến giá trị R0 sao cho công suất tiêu thụ trên biến trở đạt cực đại thì thấy điện áp hiệu dụng đoạn mạch MB bằng 403(V) và công suất tiêu thụ trên đoạn mạch AB bằng 90W. Tính công suất tiêu thụ trên đoạn mạch AM.

A. 30 W

B. 60 W

C. 67,5 W

D. 45 W

Câu 13:

Điện năng ở một nhà máy điện trước khi truyền đi xa phải đưa tới một máy tăng áp. Ban đầu, số vòng dây của cuộn thứ cấp của máy tăng áp là N2 thì hiệu suất của quá trình truyền tải là 80%. Giữa điện áp và số vòng dây ở cuộn sơ cấp không đổi. Để hiệu suất của quá trình truyền tải tăng lên đến 95% thì số vòng dây của cuộn thứ cấp ở máy biến áp phải là

A. 4N2

B. 5N2

C. 2N2

D. 3N2

Câu 14:

Đặt một điện áp u=U2cos(120πt) (V) vào hai đầu mạch điện gồm điện trở thuần R=125Ω, cuộn dây và tụ điện có điện dung thay đổi được mắc nối tiếp như hình vẽ. Điều chỉnh điện dung C của tụ, chọn r, L sao cho khi lần lượt mắc vôn kế lí tưởng vào các điểm A, M; M,N; N,B thì vôn kế lần lượt chỉ các giá trị UAM,UMN,UNB thỏa mãn biểu thức: 2UAM=2UMN=UNB=U. Để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị gần nhất với giá trị nào?

A. 3,8μF

B. 5,5μF

C. 6,3μF

D. 4,5μF

Câu 15:

Cho mạch điện xoay chiều như hình bên. Biết điện trở có giá trị bằng 50Ω, cuộn dây thuần cảm có cảm kháng bằng 503Ω, tụ điện có dung kháng bằng 503Ω . Khi điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch NB bằng 803 thì điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch AM bằng 60V. Khi điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch MB bằng 0 và đang tăng thì điện áp tức thời giữa hai đoạn mạch NB bằng

A. -503V

B. 150V

C. 1003V

D. -1003V

Câu 16:

Cho đoạn mạch AB không phân nhánh gồm đoạn mạch AM chứa cuộn cảm thuần, đoạn mạch MN chứa điện trở thuần và đoạn mạch NB chứa tụ điện. Đặt điện áp u=U0cos(ωt+φ)(V) (trong đó U0,ω,φ xác định) vào hai đầu mạch AB. Khi đó điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch AN, MB lần lượt là uAN uMB được biểu thị ở hình vẽ. hệ số công suất của đoạn mạch MB là

A. 0,65

B. 0,33

C. 0,74

D. 0,50

Câu 17:

Khi đặt điện áp u=2202cos100πt (V)(t tính bằng s) vào hai đầu một điện trở thì tần số góc của dòng điện chạy qua điện trở này là

A. 50π rad/s

B. 50 rad/s

C. 100π rad/s

D. 100 rad/s

Câu 18:

Đặt điện áp u=U2cos100πt (u tính bằng V, t tính bằng s, U không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm 25π và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ điện để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại là U3Giá trị của R bằng

A. 202Ω

B. 50Ω

C. 502Ω

D. 20Ω

Câu 19:

Cho đoạn mạch AB gồm hai đoạn AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM chứa điện trở thuần, đoạn MB chứa hộp kín X (X chứa một trong ba phần tử: điện trở thuần, cuộn dây thuần cảm, tụ điện). Đặt vào A, B một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200Ω

A. tụ điện hoặc điện trở thuần.

B. cuộn dây không thuần cảm.

C. cuộn dây thuần cảm.

D. cuộn dây thuần cảm.

Câu 20:

Mắc nối tiếp ba phần tử gồm một tụ điện, một cuộn cảm thuần và một điện trở thuần vào điện áp xoay chiều u=1002cos100πt thì dung kháng của tụ điện và cảm kháng của cuộn dây lần lượt là 100Ω và 110Ω, đồng thời công suất tiêu thụ của mạch là 400W. Để mắc ba phần tử này thành một mạch dao động và duy trì dao động trong mạch đó với điện áp cực đại 10V thì phải cung cấp năng lượng cho mạch với công suất lớn nhất là

A. 0,113W

B. 0,560W

C. 0,090W

D. 0,314W

Câu 21:

Đoạn mạch AB gồm hai đoạn AM và MB mắc nối tiếp, trong đoạn AM có một cuộn cảm thuần độ tự cảm L mắc nối tiếp với một điện trở thuần R, trong đoạn MB có một điện trở thuần 4R mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C. Đặt vào hai đầu AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Thay đổi L và C sao cho cảm kháng của cuộn dây luôn gấp 5 lần dung kháng của tụ điện. Khi độ lệch pha giữa điện áp hai đầu AM so với điện áp hai đầu AB là lớn nhất thì hệ số công suất của cả mạch AB gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 0,8

B. 0,6

C. 0,5

D. 0,7

Câu 22:

Một nông trại dung các bóng đèn dây tóc loại 200W-220W để thắp sáng và sưởi ấm vườn cây vào ban đêm. Biết điện năng được truyền đến nông trại từ một trạm phát, giá trị điện áp hiệu dụng tại trạm phát này là 1000V, đường dây một pha tải điện đến nông trại có điện trở thuần 20Ω và máy hạ áp tại nông trại là máy hạ áp lí tưởng. Coi rằng hao phí điện năng chỉ xảy ra trên đường dây tải. Số tối đa bóng đèn mà nông trại có thể sử dụng cùng một lúc để các đèn vẫn sáng bình thường là

A. 66

B. 60

C. 64

D. 62

Câu 23:

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không thay đổi vào hai đầu đoạn mạch AB theo thứ tự  gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L xác định, điện trở thuần R=200Ω và tụ điện có điện dung C thay đổi được ghép nối tiếp. Gọi M là điểm nối giữa L với R; N là điểm nối giữa R với C. Khi C thay đổi thì đồ thị biểu diễn điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch AN và MB theo dung kháng ZC được biểu diễn như hình vẽ. Giá trị U1 bằng

A. 401(V)

B. 10017 (V)

C. 400(V)

D. 10015(V)

Câu 24:

Đặt điện áp u=2002cos100πt (u tính bằng V, t tính bằng s) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần 100Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1πH và tụ điện có điện dung 10-42πF. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm thuần có giá trị bằng

A. 1002(V)

B. 2002(V)

C. 200(V)

D. 100(V)

Câu 25:

Trong đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng trên điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện lần lượt là U1,U2,U3. Điều nào sau đây không thể xảy ra?

A. U1>U

B. U1>U3

C. U3>U

D. U=U1=U2=U3

Câu 26:

Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện. Nếu dung kháng của tụ điện bằng R thì cường độ dòng điện trong mạch

A. nhanh pha π4so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.

B. chậm pha π4so với điện áp ở hai đầu tụ điện.

C. nhanh pha π2 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.

Câu 27:

Đặt điện áp xoay chiều với tần số góc ω vào hai đầu đoạn mạch không phân nhánh gồm điện trở R, cuộn thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi C=1Lω2 thì hiệu điện thế hai đầu điện trở là U. Khi C=C1 và C=C2C2C1;C1>12Lω2,C2>12Lω2 thì hiệu điện thế hai đầu điện trở tương ứng với trường hợp C1 và C2 là bằng nhau thì hệ thức liên hệ giữa C1 và C2 là:

A. 1C1+1C2=ω2L

B. 1C21+1C22=1C0

C. C1C2=1ω4L2

D. 1C1+1C2=2ω2L

Câu 28:

Một đoạn mạch AB gồm cuộn cảm thuần độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C thay đổi được theo thứ tự đó mắc nối tiếp. M và N lần lượt là điểm nối giữa L và R; giữa R và C. Đặt vào hai đầu AB điện áp xoay chiều có biểu thức u=U2cos(ωt) (V) (với U và ω không đổi). Điện trở thuần R có giá trị bằng 2 lần cảm kháng. Điều chỉnh để C=C1 thì điện áp tức thời giữa hai điểm AN lệch pha π2 so với điện áp tức thời giữa hai điểm MB. Khi C=C2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai điểm AM đạt cực đại. Hệ thức liên hệ giữa C1 và C2 là: 

A. C1=C22

B. C1=2C2

C. C1=2C2

D. C1=C22

Câu 29:

Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa trên hiện tượng

A. Quang điện trong

B. Quang điện ngoài

C. Cộng hưởng điện

D. Cảm ứng điện từ

Câu 30:

Đặt điện áp xoay chiều u=U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở, cuộn cảm thuần và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Ban đầu, khi C=C0 thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở, ở hai đầu cuộn cảm và ở hai đầu tụ điện bằng 40V. Giảm dần giá trị điện dung C từ giá trị C0 đến khi tổng điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện và điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm bằng 60V. Khi đó, điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 10 V

B. 12 V

C. 13 V

D. 11 V