19 Đề thi thử thpt quốc gia môn Địa lí cực hay có lời giải chi tiết (đề 19)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Nước ta giao lưu thuận lợi với các nước trên thế giới là do
A. nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc có nền nhiệt độ cao.
B. ở nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.
C. có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.
D. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế
Bề mặt đồng bằng sông Hồng
A. bị chia cắt thành nhiều ô.
B. không còn bồi tụ phù sa hàng năm.
C. không có các ô trũng ngập nước.
D. với gần 2/3 diện tích là đất phèn, đất mặn
Ở nước ta, gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh ở
A. đồng bằng Nam Bộ và các vùng đồi núi thấp ở Tây Nguyên.
B. trung du và miền núi Bắc Bộ và phần lớn đồng bằng Bắc Bộ.
C. bán bình nguyên Đông Nam Bộ và các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
D. đồng bằng ven biển Trung Bô và phần nam của khu vực Tây Bắc.
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ dãy Bạch Mã trở vào) là
A. đới rừng nhiệt đới gió mùa.
B. đới rừng cận nhiệt đới gió mùa.
C. đới rừng cận xích đạo gió mùa.
D. đới rừng nhiệt đới lục địa khô.
Mục tiêu của việc ban hành “ Sách đỏ ở Việt Nam” là nhằm
A. đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước.
B. bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiểm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
C. quy định việc khai thác về gỗ, động vật, thủy sản.
D. biết được số lượng các loài động, thực vật hiện có ở nước ta.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh giáp biển Đồng bằng sông Cửu Long không phải là
A. Bạc Liêu.
B. Tiền Giang.
C. An Giang.
D. Trà Vinh.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Dãy Pu Đen Đinh
B. Dãy Pu Sam Sao.
C. Dãy Tam Đảo
D. Dãy Hoàng Liên Sơn
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các khu kinh tế ven biển Nghi Sơn, Hòn La, Chân Mây – Lăng Cô, Vũng Áng lần lượt thuộc về các tỉnh nào của vùng Bắc Trung Bộ?
A. Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Hà Tĩnh.
B. Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế.
C. Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
D. Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp của nước ta xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô (năm 2007) là
A. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quy Nhơn, Cà Mau.
B. TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vũng Tàu, Việt Trì.
C. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Nha Trang, Thái Nguyên.
D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thủ Dầu Một, Huế.
Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định được vị trí của đối tượng mà còn thể hiện
A. hướng di chuyển của đối tượng địa lí.
B. giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí.
C. được cả khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của đối tượng địa lí.
D. số lượng ( quy mô), cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển của đối tượng
Lớp vỏ đại dương khác với lớp vỏ lục địa ở chỗ
A. có một ít tầng trầm tích.
B. có một ít tầng granit.
C. không có tầng granit.
D. không có tầng trầm tích
Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là
A. khí quyển hấp hấp thụ trực tiếp từ bức xạ mặt trời.
B. nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.
C. do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người tạo ra.
D. do năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ trong long Trái Đất.
Thổ nhưỡng là
A. lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
B. lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động canh tác nông nghiệp.
C. lớp vật chất vụn bở trên bề mặt Trái Đất, được hình thành bởi các quá trình phong hóa đá.
D. lớp vật chất trên cùng của vỏ Trái Đất, được con người cải tạo và đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp
Vòng đai nóng trên Trái Đất
A. nằm từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
B. nằm trong khoảng từ vĩ tuyến 50B đến vĩ tuyến 50N.
C. nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +200C của hai bán cầu.
D. nằm giữa các đường đẳng nhiệt +200C của tháng nóng nhất.
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu, nguồn lực để định hướng có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dụng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia là:
A. tự nhiên
B. vị tri địa lí.
C. vốn.
D. thị trường.
Dựa vào tính chất tác động vào đối tượng lao động, sản xuất công nghiệp được chia thành các nhóm chính là
A. công nghiệp khai thác, công nghiệp nặng.
B. công nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ.
C. công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.
D. công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến
Nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tải là
A. địa hình.
B. sông ngòi
C. khí hậu và thời tiết
D. thảm thực vật.
Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ TRUNG BÌNH PHÂN THEO VÙNG NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ NĂM 2015
(Đơn vị: nghìn người)
Vùng | Năm 2000 | Năm 2015 |
Trung du và miền núi Bắc Bộ | 11220,8 | 13050,2 |
Đồng bằng sông Hồng | 17039,2 | 19700,9 |
Bắc Trung Bộ | 10101,8 | 10487,9 |
Duyên hải Nam Trung Bộ | 6625,4 | 9182,8 |
Tây Nguyên | 4236,7 | 5607,9 |
Đông Nam Bộ | 12066,8 | 16090,9 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 16344,7 | 17589,2 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2006,2016, NXB Thống kê, Hà Nội,2007,2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về dân số trung bình phân theo vùng của nước ta năm 2015 so với năm 2000?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng chậm nhất.
B. Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhiều nhất.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ tăng nhanh nhất.
D. Tây Nguyên tăng ít nhất.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam – Campuchia?
A. Lao Bảo.
B. Lệ Thanh.
C. Cầu Treo.
D. Tây Trang
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các vườn quốc gia của vùng Bắc Trung Bộ là
A. Phong Nha – Kẻ Bàng, Hoảng Liên, Vũ Quang.
B. Vũ Quang, Xuân Thủy, Phong Nha – Kẻ Bàng.
C. Pù Mát, Phước Bình, Bến Én.
D. Bến Én, Vũ Quang, Pù Mát
Cho biểu đồ:
CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY Ở NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ 2015 (%)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây ở nước ta, năm 2015 so với năm 2005?
A. Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm, cây lương thực và cây khác tăng, tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả giảm.
B. Tỉ trọng cây lương thực và cây ăn quả giảm, tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm và cây khác tăng.
C. Tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp hàng năm giảm, tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và cây khác tăng.
D. Tỉ trọng cây cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả giảm, tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn khác tăng.
Có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất ở
A. Trung Quốc, Nhật Bản.
B. Hoa Kì, Ôxtrâylia.
C. LB Nga, Ca-na-da.
D. Pháp, Cam-pu-chia
Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là
A. công nghiệp chế biến chưa phát triển.
B. giống cây trồng còn hạn chế.
C. thị trường có nhiều biến động.
D. thiếu lao động có kinh nghiệm sản xuất.
Ngư trường nằm ngoài khơi xa của vùng biển nước ta là
A. Cà Mau – Kiên Giang ( ngư trường vịnh Thái Lan).
B. Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.
C. Hải Phòng – Quảng Ninh ( ngư trường vịnh Bắc Bộ).
D. quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa
Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có các nhóm ngành công nghiệp
A. công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.
B. công nghiệp nhẹ, khai thác.
C. sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước, công nghiệp nặng.
D. khai thác; chế biến; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
Cho bảng số liệu”
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2010 VÀ 2015
( Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)
Năm | 2010 | 2015 |
Hoa Kì | 14964372 | 18036648 |
Nhật Bản | 5700096 | 4383076 |
Trung Quốc | 6100620 | 11007721 |
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia, năm 2015 so với năm 2010?
A. Tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kì tăng, của Nhật Bản và Trung Quốc giảm.
B. Tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc đều tăng.
C. Tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc tăng nhanh nhất.
D. Tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kì tăng nhiều nhất
Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là
A. quá trình đổi mới công nghệ.
B. đã cho ra đời hệ thống công nghệ điện – cơ khí.
C. sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của công nghệ cao.
D. chuyển từ nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất đại cơ khí và tự động hóa cục bộ
Các nước nghèo ở châu Phi đang nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức trên thế giới về
A. kĩ thuật, giáo dục, thông tin liên lạc.
B. y tế, giáo dục, lương thực.
C. lương thực, tài chính, kĩ thuật.
D. thực phẩm, giáo dục, tài chính.
Nơi có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn thứ hai của Hoa Kì là
A. Tếch–dát.
B. A-la-xca.
C. Ca-li- phoóc-nia.
D. ven vịnh Mê-hi-cô
Lãnh thổ LB Nga trải dài trên phần lớn đồng bằng
A. Đông Bắc Âu và toàn bộ phần Bắc Á.
B. Bắc Âu và toàn bộ phần Bắc Á.
C. Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á.
D. Đông Âu và toàn bộ phần Đông Bắc Á
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, phần lớn cây chè ở vùng Tây Nguyên được trồng chủ yếu ở tỉnh
A. Kon Tum
B. Gia Lai
C. Đắk Lắk
D. Lâm Đồng.
Nhật Bản đứng thứ hai thế giới về
A. giao thông vận tải biển.
B. thương mại.
C. sản lượng điện.
D. giá trị sản lượng công nghiệp
Khu vực Đông Nam Á là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương nào?
A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tổng sản phẩm trong nước của Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Việt Nam.
B. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Việt Nam.
C. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Việt Nam.
D. Sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Việt Nam
Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm khu công nghiệp tập trung ở nước ta?
A. Có ranh giới địa lí xác định.
B. Chuyên sản xuất công nghiệp
C. Không có dân cư sinh sống.
D. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp
Các thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay ở nước ta là
A. Ôxtrây lia., Hoa Kì, Nhật Bản
B. Xin-ga-po, Trung Quốc, Hoa Kì.
C. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc.
D. Đức, Nhận Bản, Hoa kì
Định hướng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành trồng trọt ở vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. giảm tỉ trọng cây lương thực, cây thực phẩm; tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả.
B. tăng tỉ trọng cây lương thực, cây công nghiệp; giảm tỉ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả.
C. giảm tỉ trọng cây lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả; tăng tỉ trọng cây công nghiệp.
D. giảm tỉ trọng cây lương thực; tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
Các vùng sản xuất muối nổi tiếng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Sa Huỳnh, Phan Thiết.
B. Quy Nhơn, Mỹ Khê.
C. Cà Ná, Sa Huỳnh.
D. Phan Thiết, Văn Lý
Nhóm đất phù sa ngọt của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yêu ở
A. ven Biển Đông và vịnh Thái Lan
B. Đồng Tháp Mười, Hà Tiên.
C. dọc hai bên sông Tiền, sông Hậu.
D. trung tâm bán đảo Cà Mau
Cho bảng số kiệu:
SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG QUA MỘT SỐ NĂM
Năm | Tổng diện tích có rừng (Triệu ha) | Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha) | Diện tích rừng trồng (triệu ha) | Độ che phủ (%) |
1943 | 14,3 | 14,3 | 0 | 43,0 |
1983 | 7,2 | 6,8 | 0,4 | 22,0 |
2005 | 12,7 | 10,2 | 2,5 | 38,0 |
2010 | 13,4 | 10,3 | 3,1 | 39,5 |
2015 | 14,1 | 10,2 | 3,9 | 40,8 |
( Nguồn: Niên giám thống kê 2016, NXB Thống kê, Hà Nội,2017)
Để thể hiện tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1943 – 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ kết hợp
D. Biểu đồ đường