19 Đề thi thử thpt quốc gia môn Địa lí cực hay có lời giải chi tiết (đề 5)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về độ dài đường biên giới trên đất liên với nước ta là
A. Trung Quốc, Lào, Campuchia.
B. Trung Quốc, Campuchia, Lào.
C. Lào, Campuchia, Trung Quốc.
D. Lào, Trung Quốc, Campuchia.
Nhìn chung trên toàn quốc, mùa bão nằm trong khoảng thời gian
A. từ tháng III đến tháng X.
B. từ tháng VI đén tháng XI.
C. từ tháng V đến tháng XII
D. từ tháng V đến tháng X
Ở nước ta hiện nay, loại tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất đối với đời sống của cư dân vùng ven biển là
A. tài nguyên du lịch biển.
B. tài nguyên khoáng sản.
C. tài nguyên hải sản.
D. tài nguyên điện gió
Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng lên, chủ yếu do
A. Các thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
B. Học hỏi qua quá trình tăng cường xuất khẩu lao động.
C. Đời sống vật chất của người lao động tăng.
D. Xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế.
Một trong những biểu hiện về sự khai thác ngày càng có hiệu quả nên nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là
A. Nhà nước bắt đầu có các chính sách quan tâm đến nông nghiệp, nông thôn.
B. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh, có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán.
C. Các sản phẩm nông nghiệp đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của người dân.
D. Giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP
Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp) của nước ta là
A. tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành thủy sản.
B. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi.
C. tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.
D. tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp tăng liên tục trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
Vùng kinh tế trọng điểm không phải là vùng
A. bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố.
B. hội tụ đầy đủ các thế mạnh.
C. có ranh giới không thay đổi.
D. có tỉ trọng lớn trong GDP cả nước
Đặc điểm nào không đúng với phần thượng châu thổ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Là bộ phận tương đối cao nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa.
B. Phần lớn bề mặt có những vùng trũng lớn, bị ngập nước vào mùa mưa.
C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều và sóng biển.
D. Về mùa khô các vùng trũng này chỉ là những vũng nước tù đứt đoạn
Nguyên nhân hình thành gió phơn ở vùng Bắc Trung Bộ là do
A. gió mùa Tây Nam vượt qua dãy Trường sơn Bắc.
B. gió mùa Đông Bắc vượt qua dãy Hoàng Liên Sơn.
C. gió mùa Tây Nam vượt qua dãy Bạch Mã.
D. gió mùa Đông Bắc vượt qua dãy Hoành Sơn
Các hải cảng ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là:
A. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vân Phong, Nha Trang.
B. Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Vân Phong.
C. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Vân Phong, Nha Trang.
D. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang, Vân Phong.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (cách mạng công nghiệp lần thứ ba) có đặc trưng là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của
A. máy hơi nước
B. động cơ điện
C. công nghệ cao
D. trí tuệ nhân tạo
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long không giáp biển là
A. Bến Tre, Trà Vinh
B. Hậu Giang, Vĩnh Long.
C. Sóc Trăng, Bạc Liêu
D. Cà Mau, Kiên Giang
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Thái Nguyên, Việt Trì
B. Thái Nguyên, Hạ Long
C. Lạng Sơn, Việt Trì
D. Việt Trì, Bắc Giang
Căn cứ vào bản đồ Nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nhiệt độ trung bình năm của nước ta có xu hướng
A. tăng dần từ Bắc vào Nam.
B. giảm dần từ Bắc vào Nam
C. giảm dần từ Tây sang Đông.
D. tăng dần theo độ cao
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, vườn quốc gia nào sau đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Pù Mát
B. Bù Gia Mập
C. Hoàng Liên.
D. Phước Bình
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, tuyến đường kết nối Tp. Hồ Chí Minh với Đà Lạt là
A. quốc lộ 14
B. quốc lộ 1
C. quốc lộ 20
D. quốc lộ 27
Căn cứ vào biểu đồ Lưu lượng nước trung bình sông Hồng, sông Đà Rằng, sông Mê Công ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, tháng đỉnh lũ của các sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là
A. tháng 11, tháng 8, tháng 10.
B. tháng 10, tháng 8, tháng 10.
C. tháng 10, tháng 8, tháng 11
D. tháng 9, tháng 8, tháng 11
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, ý nào sau đây đúng về đặc điểm phân bố dân cư nước ta?
A. Dân cư tập trung ở các vùng núi và cao nguyên.
B. Dân cư tập trung ở đồng bằng và ven biển.
C. Dân cư thưa thớt ở ven biển, hạ lưu sông.
D. Dân cư phân bố đồng đều khắp cả nước
Căn cứ vào bản đồ Thương mại (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hai tỉnh (thành phố) có giá trị nhập khẩu hàng hóa lớn nhất nước ta là
A. TP. Hồ Chí Minh và Tp. Hà Nội.
B. Tp. Hồ Chí Minh và Bình Dương.
C. Tp. Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu.
D. TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) ở mức thấp nhất cả nước (dưới 6 triệu đồng) đều phân bố ở vùng
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên
D. Duyên hải Nam Trung Bộ
Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, nhận định nào sau đây không đúng về sự phân bố các cây công nghiệp ở nước ta?
A. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta có cơ cấu cây trồng đa dạng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chuyên canh cây công nghiệp hàng năm.
C. Mía và lạc là hai sản phẩm cây công nghiệp chuyên môn hóa của Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là hai vùng trồng cà phê và cao su lớn nhất cả nước
Căn cứ vào bản đồ Ngoại thương (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, các nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam nhập siêu là
A. Đức, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Nhật Bản.
B. Xingapo, Nam Phi, Ấn Độ, Ôxtrâylia.
C. Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
D. Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Xingapo
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) là
A. đới rừng cận xích đạo gió mùa.
B. đới rừng xích đạo.
C. đới rừng nhiệt đới gió mùa.
D. đới rừng lá kim.
Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn “Cơ cấu dân số vàng”, điều đó có nghĩa là
A. số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số.
B. số người ở độ tuổi 0 – 14 chiếm hơn 2/3 dân số.
C. số người ở độ tuổi 15 – 29 chiếm hơn 2/3 dân số.
D. số người ở độ tuổi 60 trở lên chiếm hơn 2/3 dân số
Trong quá trình Đổi mới nền kinh tế nước ta, giao thông vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng không phải vì
A. giúp cho các quá trình sản xuất, các hoạt động xã hội diễn ra liên tục, thuận tiện.
B. sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội.
C. tạo mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương, với thế giới.
D. tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng cho đất nước.
Trong những năm gần đây, cán cân ngoại thương của nước ta thay đổi theo hướng cân đối hơn, cụ thể là
A. giá trị nhập khẩu luôn cao hơn giá trị xuất khẩu.
B. tốc độ tăng giá trị xuất khẩu luôn bằng tốc độ tăng giá trị nhập khẩu.
C. tốc độ tăng giá trị xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng giá trị nhập khẩu.
D. giá trị xuất khẩu tăng, giá trị nhập khẩu giảm.
Loại cây ăn quả đặc trưng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. mít, xoài, vải
B. mận, đào, lê
C. nhãn, chôm chôm, bưởi
D. cam, quýt, sầu riêng
Ý nào không phải là giải pháp để giải quyết vấn đề năng lượng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Sử dụng điện lưới quốc gia.
B. Xây dựng các nhà máy thủy điện.
C. Xây dựng các nhà máy nhiệt điện
D. Nhập điện từ nước ngoài
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN, GIAI ĐOẠN 2010 – 2016
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm Giá trị | 2010 | 2013 | 2015 | 2016 |
Xuất khẩu | 857,1 | 820,6 | 773,0 | 797,5 |
Nhập khẩu | 773,9 | 940,0 | 787,2 | 745,7 |
Theo bảng số liệu, trong giai đoạn 2010 – 2016, Nhật Bản xuất siêu các năm nào?
A. Năm 2010 và năm 2013
B. Năm 2013 và năm 2015
C. Năm 2010 và năm 2016
D. Năm 2015 và năm 2016
Cho biểu đồ
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 2010 – 2016.
B. Chuyển dịch cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 2010 – 2016.
C. Quy mô và cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 2010 – 2016.
D. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 2010 – 2016.
Chế độ nước sông ở nước ta theo mùa là do
A. sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ.
B. sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn.
C. 60% lượng nước sông ngòi là từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ.
D. nhịp điệu dòng chảy của sông theo sát nhịp điệu mưa.
Trong những năm qua, sản lượng lương thực của nước ta tăng lên chủ yếu là do
A. tăng diện tích đất canh tác.
B. tăng năng suất cây trồng.
C. đẩy mạnh khai hoang phục hóa.
D. tăng số lượng lao động trong ngành trồng lúa
Yếu tố đặc biệt quan trọng làm cho các vùng trung du và miền núi của nước ta còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp hiện nay là
A. thiếu tài nguyên khoáng sản.
B. vị trí địa lí không thuận lợi.
C. giao thông vận tải kém phát triển.
D. nguồn lao động có trình độ thấp
Vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. nước ngọt
B. phân bón
C. bảo vệ rừng ngập mặn
D. cải tạo giống.
Khó khăn lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở vùng Tây Nguyên là
A. Khí hậu diễn biến thất thường.
B. sự phân hóa theo mùa của khí hậu.
C. hiện tượng khô nóng quanh năm,
D. sự phân hóa theo độ cao của khí hậu
Phần lãnh thổ của quốc gia ở Đông Nam Á có mùa đông lạnh là
A. Nam Mianma
B. Bắc Việt Nam
C. Bắc Lào
D. Nam Thái Lan
Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢNG GIA SÚC VÀ GIA CẦM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2016
Năm Vật nuôi | 2005 | 2010 | 2015 | 2016 |
Trâu (nghìn con) | 2922,2 | 2877,0 | 2524,2 | 2519,4 |
Bò (nghìn con) | 5540,7 | 5808,3 | 5367,2 | 5496,6 |
Lợn (nghìn con) | 27435,0 | 27373,3 | 27750,7 | 29075,3 |
Gia cầm (nghìn con) | 219,9 | 300,5 | 341,9 | 361,7 |
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng số lượng gia súc, gia cầm của nước ta, giai đoạn 2005 – 2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền
B. Cột
C. Đường
D. Tròn
Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢNG GIA SÚC VÀ GIA CẦM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2016
Năm Vật nuôi | 2005 | 2010 | 2015 | 2016 |
Trâu (nghìn con) | 2922,2 | 2877,0 | 2524,2 | 2519,4 |
Bò (nghìn con) | 5540,7 | 5808,3 | 5367,2 | 5496,6 |
Lợn (nghìn con) | 27435,0 | 27373,3 | 27750,7 | 29075,3 |
Gia cầm (nghìn con) | 219,9 | 300,5 | 341,9 | 361,7 |
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng số lượng gia súc, gia cầm của nước ta, giai đoạn 2005 – 2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền
B. Cột
C. Đường
D. Tròn
Cho biểu đồ:
QUY MÔ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, NĂM 2005 VÀ NĂM 2016 (%)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về quy mô lao động và sự chuyển dịch cơ cấu lao động của nước ta, giai đoạn 2005 – 2016.
A. Cơ cấu lao động của nước ta đang có sự chuyển dịch phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa của đất nước.
B. Tổng số lao động của nước ta không thay đổi.
C. Tỉ trọng lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp cao nhất và có xu hướng tăng lên.
D. Tỉ trọng lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực dịch vụ giảm, tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng tăng
Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?
A. Tương đối đa dạng.
B. Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm.
C. Ổn định về tỉ trọng giữa các ngành.
D. Đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới
Biện pháp nào không hợp lí khi sử dụng và cải tạo thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Chia ô nhỏ trong đồng ruộng để thau chua, rửa mặn.
B. Cày sâu, bừa kĩ để nâng cao độ phì cho đất.
C. Tìm các giống lúa mới chịu được đất phèn.
D. Khai thác tối đa các nguồn lời trong mùa lũ