190 Bài tập Sóng ánh sáng trong đề thi thử Đại học có lời giải (p2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một bức xạ điện từ đơn sắc khi lan truyền trong môi trường chiết suất 1,5 có bước sóng 0,5 μm. Bức xạ đó là

A. tia màu tím

B. tia màu đỏ

C. tia hồng ngoại

D. tia tử ngoại

Câu 2:

Trong thí nghiệm Y–âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng vân đo được trên màn quan sát là 1,14mm. Trên màn, tại điểm M cách vân trung tâm một khoảng 5,7 mm có

A. vân sáng bậc 6

B. vân tối thứ 5

C. vân sáng bậc 5.

D. vân tối thứ 6

Câu 3:

Trong thí nghiệm Y–âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc: λ1 = 0,405 μm (màu tím), λ2 = 0,54 μm (màu lục) và λ3 = 0,756 μm (màu đỏ). Giữa hai vạch sáng liên tiếp có màu giống như màu của vân trung tâm có

A. 25 vạch màu tím

B. 12 vạch màu lục

C. 52 vạch sáng

D. 14 vạch màu đỏ

Câu 4:

Trong thí nghiệm I–âng, khoảng cách hai khe 1 mm, khoảng cách hai khe đến màn 1 m và bề rộng vùng giao thoa 15 mm. Nếu nguồn phát đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 500 nm, λ2 = 600 nm thì số vân sáng trên màn có màu của λ2

A. 20

B. 24

C. 26

D. 30

Câu 5:

Khi nói về tia γ, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tia γ không phải là sóng điện từ

B. Tia γ có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia X

C. Tia γ không mang điện

D. Tia γ có tần số lớn hơn tần số của tia X

Câu 6:

Trong thí nghiệm Y-âng, nguồn S phát bức xạ đơn sắc λ, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe S1S2 = a có thể thay đổi (nhưng S1 và S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 3, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng Δa thì tại đó là vân sáng bậc k và bậc 5k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm 3Δa thì tại M là

A. vân tối thứ 9

B. vân sáng bậc 8

C. vân sáng bậc 9

D. vân tối thứ 8

Câu 7:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với các thông số a = 1,2 mm, D = 4 m với nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc: λ1 = 0,63 μm, λ2 và λ3 (một trong hai bước sóng chưa biết thuộc khoảng từ 0,38 μm đến 0,44 μm). Biết vạch tối gần vân trung tâm nhất là vị trí vân tối thứ 18 của λ2 và vân tối thứ 13 của λ3. Chọn phương án đúng

A. λ2 + λ3 = 0,9936 μm

B. λ2 + λ3 = 0,9836 μm

C. λ1 + λ3 = 0,8936 μm

D. λ2 + λ1 = 0,8936 μm.

Câu 8:

Tia tử ngoại

A. có khả năng đâm xuyên

B. không bị nước hấp thụ

C. không làm phát quang các chất

D. có khả năng biến điệu

Câu 9:

Trong quang phổ vạch phát xạ của hidro ở vùng nhìn thấy không có vạch

A. màu lục

B. màu đỏ

C. màu chàm

D. màu tím

Câu 10:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân trên màn quan sát là 1 mm. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc ba bằng

A. 5 mm.

B. 4 mm

C. 3 mm

D. 6 mm

Câu 11:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc: λ1 = 0,4 μm (màu tím), λ2 = 0,48 μm (màu lam) và λ3 = 0,6 μm (màu cam) thì tại M và N trên màn là hai vị trí liên tiếp trên màn có vạch sáng cùng màu với màu của vân trung tâm. Nếu giao thoa thực hiện lần lượt với các ánh sáng λ1, λ2 và λ3 thì số vân sáng trên khoảng MN (không tính M và N) lần lượt là x, y và z. Chọn đáp số đúng.

A. x = 6.

B. x - y = 2.

C. y + z = 7.

D. x + y + z = 15.

Câu 12:

Thí nghiệm giao thoa I-âng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,75 μm, khoảng cách giữa hai khe a = 1 mm, khoảng cách hai khe đến màn D = 2 m. Tại thời điểm t = 0, truyền cho màn một vận tốc ban đầu hướng về phía hai khe để màn dao động điều hòa với chu kì 3 s với biên độ 40 cm. Thời gian từ lúc màn dao động đến khi điểm M trên màn cách vân trung tâm b = 19,8 mm cho vân sáng lần thứ 2016 là

A. 550,75 s.

B. 551,25 s. 

C. 551,96 s.

D. 549,51 s.

Câu 13:

Trong y học, để tiệt trùng các dụng cụ phẫu thuật, người ta sử dụng

A. tia hồng ngoại.

B. tia tím.

C. tia X.

D. tia tử ngoại.

Câu 14:

Cho các tia: Rơn-ghen, hồng ngoại, tử ngoại, đơn sắc màu lục. Tia có tần số nhỏ nhất là

A. tia đơn sắc màu lục.

B. tia tử ngoại.

C. tia Rơn-ghen.

D. tia hồng ngoại.

Câu 15:

Chiếu một tia sáng gồm hai bức xạ màu da cam và màu chàm từ không khí tới mặt chất lỏng với góc tới 30o. Biết chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng màu da cam và ánh sáng màu chàm lần lượt là 1,328 và 1,343. Góc tạo bởi tia khúc xạ màu da cam và tia khúc xạ màu chàm ở trong chất lỏng bằng

A. 15,35'.

B. 15'35".

C. 0,26".

D. 0,26'.

Câu 16:

Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng phát ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm. M là một điểm trên màn, cách vân sáng trung tâm 2 cm. Trong các bước sóng của các bức xạ cho vân sáng tại M, bước sóng dài nhất là

A. 417 nm.

B. 570 nm.

C. 714 nm.

D. 760 nm.

Câu 17:

Trong thí nghiệm Y–âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thứ ba (tính từ vân sáng trung tâm) thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe S1, S2 đến M có độ lớn bằng

A. 2,5λ.

B. 3λ. 

C. 1,5λ. 

D. 2λ.

Câu 18:

Trong thí nghiệm Y–âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai ánh sáng đơn sắc λ1, λ2 có bước sóng lần lượt là 0,48 μm và 0,60 μm. Trên màn quan sát, trong khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có

A. 4 vân sáng λ1 và 3 vân sáng λ­2

B. 5 vân sáng λ1 và 4 vân sáng λ­2.

C. 4 vân sáng λ1 và 5 vân sáng λ­2. 

D. 3 vân sáng λ1 và 4 vân sáng λ­2.

Câu 19:

Trong thí nghiệm Young về giao thoa sánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời ba bức xạ đơn sắc khác nhau thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy có bước sóng lần lượt là λ1 = 0,42 μm, λ2 = 0,54 μm và λ3 chưa biết. Khoảng cách hai khe hẹp a = 1,8 mm, khoảng cách từ các khe đến màn D = 4 m. Biết vị trí vân tối gần tâm màn ảnh nhất là vị trí vân tối thứ 14 của λ3. Tính khoảng cách gần nhất từ vân sáng trung tâm đến vân sáng trùng của λ2 và λ3.

A. 54 mm.

B. 42 mm.

C. 33 mm.

D. 16 mm.

Câu 20:

Khi nói về tính chất của tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia tử ngoại không làm iôn hóa không khí.

B. Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất.

C. Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh.

D. Tia tử ngoại bị nước hấp thụ.

Câu 21:

Giả sử làm thí nghiệm I–âng với hai khe cách nhau một khoảng a = 2 mm, màn quan sát cách hai khe D = 1,2 m. Dịch chuyển một mối hàn của cặp nhiệt điện trên màn theo một đường vuông góc với hai khe, thì thấy cứ sau 0,5 mm thì kim điện kế lại lệch nhiều nhất. Tính bước sóng của bức xạ.

A. 833 nm.

B. 888 nm.

C. 925 nm.

D. 756 nm.

Câu 22:

Trong thí nghiệm Y–âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc: λ1 = 0,405 μm (màu tím), λ2 = 0,54 μm (màu lục) và λ3 = 0,756 μm (màu đỏ). Giữa hai vạch sáng liên tiếp có màu giống như màu của vân trung tâm có

A. 25 vạch màu tím..

B. 12 vạch màu lục.

C. 52 vạch sáng.

D. 14 vạch màu đỏ.

Câu 23:

Ánh sáng hồ quang điện không chứa bức xạ nào sau đây?

A. Tia hồng ngoại.

B. Tia X.

C. Tia tử ngoại.

D. sóng vô tuyến.

Câu 24:

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y–âng (Young), khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng  λ . Trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa có khoảng vân i = 1,2 mm. Giá trị của  λ bằng

A. 0,65 μm.

B. 0,45 μm.

C. 0,60 μm.

D. 0,75 μm.

Câu 25:

Chiếu đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,54 µm và 0,72 µm vào hai khe của thí nghiệm Iâng. Biết khoảng cách giữa hai khe 0,8 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn 1,8 m. Trong bề rộng trên màn 2 cm (vân trung tâm ở chính giữa), số vân sáng của hai bức xạ không có màu giống màu của vân trung tâm là

A. 20.

B. 5.

C. 25.

D. 30.

Câu 26:

Trong thí nghiệm giao thoa Iâng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1 = 0,8 mm và i2 = 1,2 mm. Xác định toạ độ các vị trí trùng nhau của các vân sáng của hai hệ vân trên màn giao thoa (trong đó n là số nguyên).

A. x = 1,2.n (mm).

B. x = 1,8.n (mm).

C. x = 2,4.n (mm).

D. x = 3,2.n (mm).

Câu 27:

Khi nung nóng một vật đến 30000C thì vật đó không phát ra

A.  tia X.

B. tia hồng ngoại.

C. tia tử ngoại.

D. tia màu đỏ.

Câu 28:

Cơ sở để ứng dụng tia hồng ngoại trong chiếc điều khiển TV là dựa trên khả năng

A. biến điệu của tia hồng ngoại.

B. tác dụng lên phim ảnh của tia hồng ngoại.

C. tác dụng nhiệt của tia hồng ngoại.

D. không bị nước hấp thụ của tia hồng ngoại

Câu 29:

Chỉ ra ý sai. Những nguồn sáng nào sau đây sẽ cho quang phổ liên tục (nếu không bị hấp thụ bởi môi trường):

A. sợi dây tóc nóng sáng trong bóng đèn.

B. một đèn LED đỏ đang phát sáng.

 C. Mặt Trời.

D. miếng sắt nung nóng.

Câu 30:

Trong thí nghiệm Y–âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe đến điểm M có độ lớn nhỏ nhất bằng

A. λ/4.

B. λ.

C. λ/2.

D. 2λ.

Câu 31:

Giao thoa Iâng thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc λ1 và λ2 = 0,72 μm. Ta thấy vân sáng bậc 9 của λ1 trùng với một vân sáng của λ2 và vân tối thứ 3 của λ2 trùng với một vân tối của λ1. Biết 0,4 μm ≤ λ1 ≤ 0,76 μm. Xác định bước sóng λ1.

A. 0,48 μm.

B. 0,56 μm.

C. 0,4 μm.

D. 0,64 μm.

Câu 32:

Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là

A. làm phát quang một số chất.

B. làm ion hóa chất khí.

C. tác dụng nhiệt.

D. khả năng đâm xuyên.

Câu 33:

Trong thí nghiệm Y–âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,45 μm. Khoảng vân giao thoa trên màn bằng

A. 0,2 mm.

B. 0,9 mm.

C. 0,5 mm.

D. 0,6 mm.

Câu 34:

Trong thí nghiệm giao thoa Iâng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1 = 0,4 mm và i2 = 0,3 mm. Xét tại hai điểm A, B trên màn cách nhau một khoảng 9,7 mm. Tại A cả hai hệ vân đều cho vân sáng. Hỏi trên AB có mấy vạch sáng là kết quả trùng nhau của hai hệ vân?

A. 3.

B. 9.

C. 5.

D. 8.

Câu 35:

Một học sinh tiến hành thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa khe I–âng. Học sinh đó đo được khoảng cách hai khe a = 1,20 ± 0,03 (mm); khoảng cách từ hai khe đến màn D = 1,60 ± 0,05 (m) và độ rộng của 10 khoảng vân L = 8,00 ± 0,18 (mm). Sai số tương đối của phép đo là:

A. δ = 7,875%.

B. δ = 7,63%.

C. δ = 0,96%.

D. δ = 5,83%.

Câu 36:

Khi nung nóng một chất khí ở áp suất cao đến nhiệt độ cao nhất định thì nó sẽ phát quang phổ

A. liên tục.

B. vạch phát xạ.

C. hấp thụ vạch.

D. hấp thụ đám.

Câu 37:

Trong thí nghiệm I–âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 3 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 3 m. Trên màn khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là 0,5 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là:

A. 0,55 μm.

B. 0,40 μm

C. 0,75 μm

D. 0,50 μm .

Câu 38:

Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc λ1 = 0,45 μm và λ2. Quan sát tại một điểm M trên màn người ta thấy tại đó vân sáng bậc 5 của λ1 trùng với vân sáng của λ2. Xác định bước sóng λ2. Biết 0,58 μm ≤ λ2 ≤ 0,76 μm.

A. 0,76 μm.

B. 0,6 μm.

C. 0,64 μm.

D. 0,75 μm.

Câu 39:

Một tấm nhôm mỏng, trên có rạch hai khe hẹp song song F1 và F2 đặt trước một màn M một khoảng 1,2 m. Đặt giữa màn và hai khe một thấu kính hội tụ, người ta tìm được hai vị trí của thấu kính, cách nhau một khoảng 72 cm cho ta ảnh rõ nét của hai khe trên màn. Ở vị trí mà ảnh bé hơn thì khoảng cách giữa hai ảnh F’1 và F’2 là 0,4 mm. Bỏ thấu kính ra rồi chiếu sáng hai khe bằng một nguồn điểm S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6 μm. Tính khoảng vân giao thoa trên màn.

A. 0,45 mm.

B. 0,85 mm.

C. 0,83 mm.

D. 0,4 mm.

Câu 40:

Bước sóng của một trong các bức xạ màu lục có trị số là

A. 55 nm.

B. 0,55 μm.

C. 0,55 nm.

D. 0,55 mm.