191 Bài trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng cực hay có đáp án (đề số 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Bức xạ có tần số nhỏ nhất trong số các bức xạ hồng ngoại, tử ngoại, Rơn-ghen, gamma

A. gamma

B. hồng ngoại

C. Rơn-ghen

D. tử ngoại

Câu 2:

Chọn câu đúng. Quang phổ vạch phát xạ ...

A. của các nguyên tố khác nhau, ở cùng một nhiệt độ thì như nhau về độ sáng tỉ đối của các vạch

B. do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng

C. là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục

D. là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối

Câu 3:

Tia X...

A. mang điện tích âm nên bị lệch trong điện trường

B. cùng bản chất với sóng âm

C. có tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại

D. cùng bản chất với tia tử ngoại

Câu 4:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng ?

A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f thì các phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang năng lượng bằng hf

B. Trong chân không, phôtôn bay với với tốc độ c=3.108 m/s dọc theo các tia sáng

C. Mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ một phôtôn

D. Phôtôn là các hạt cấu tạo thành ánh sáng nên nó tồn tại trong trạng thái chuyển động hay đứng yên

Câu 5:

Thân thể con người bình thường có thể phát ra được bức xạ nào dưới đây?

A. ánh sáng nhìn thấy

B. Tia tử ngoại

C. Tia X

D. Tia hồng ngoại

Câu 6:

Một vật phát được tia hồng ngoại vào môi trường xung quanh phải có nhiệt độ.

A. Cao hơn nhiệt độ môi trường

B. Trên 00C

C. Trên 1000C

D. Trên 00K

Câu 7:

Sự phát quang của một chất lỏng và một chất rắn thì

A. Cả hai trường hợp sự phát quang đều là sự huỳnh quang

B. Cả hai trường hợp sự phát quang đều là sự lân quang

C. Sự phát quang của chất rắn là lân quang, của chất lỏng là huỳnh quang

D. Sự phát quang của chất rắn là huỳnh quang, của chất lỏng là lân quang

Câu 8:

Chiếu ánh có tần số f vào một tấm kim loại sao cho phôtôn có năng lượng đúng bằng công thoát êlectron ra khỏi kim loại. Phôtôn có khả năng giải phóng.

A. Các êlectron tự do nằm sâu trong tấm kim loại

B. Các êlectron liên kết với các nút mạng trong tấm kim loại

C. Các êlectron tự do nằm ngay trên bề mặt tấm kim loại

D. Các êlectron tự do nằm sâu trong tấm kim loại và các êlectron liên kết với các nút mạng

Câu 9:

Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng

A.Tăng nhiệt độ của một chất khi bị chiếu sáng

B.Giảm điện trở của của chất bán dẫn khi nó bị chiếu sáng

C.Thay đổi màu sắc của một chất khi bị chiếu sáng

D.Truyền dẫn ánh sáng bằng sợi cáp quang

Câu 10:

Trong trường hợp nào dưới đây có hiện tượng quang – phát quang? 

A. Ta nhìn thấy ánh sáng của một ngọn đèn đường

B. Ta nhìn thấy ánh sáng đỏ của một tấm kính đỏ

C. Ta nhìn thấy ánh sáng lục phát ra từ các đầu cọc tiêu trên đường núi khi có ánh sáng đèn ôtô chiếu vào

D. Ta nhìn thấy màu xanh của biển quảng cáo lúc ban ngày

Câu 11:

Chọn câu sai nhất. Các tia không bị lệch trong điện trường và từ trường là

A. tia α và tia β

B. Tia γ và tia β

C. Tia γ và tia X

D. tia β và tia X

Câu 12:

Chọn các cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa. “Theo thuyết lượng tử. Những nguyên tử hay phân tử vật chất … ánh sáng một cách … mà thành từng phần riêng biệt mang năng lượng hoàn toàn xác định … ánh sáng”.

A. Không hấp thụ hay bức xạ, liên tục, tỉ lệ thuận với bước sóng

B. Hấp thụ hay bức xạ, liên tục, tỉ lệ thuận với tần số

C. Hấp thụ hay bức xạ, không liên tục, tỉ lệ nghịch với bước sóng

D. Không hấp thụ hay bức xạ, liên tục, tỉ lệ nghịch với tần số

Câu 13:

Quang trở hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

A. Hiện tượng quang điện ngoài

B. Hiện tượng nhiệt điện

C. Hiện tượng quang điện trong 

D. Sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ 

Câu 14:

Cho một tấm kim loại cô lập về điện trong chân không và đang tích điện âm. Chiếu liên tục một chùng sáng đơn sắc có bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện của kim loại trong một thời gian rất dài, khi đó nhận xét nào dưới đây là đúng ?

A. Tấm kim loại mất dần điện tích âm cho tới khi trung hòa về điện thì dừng lại

B. Tấm kim loại mất dần điện tích âm sau đó chuyển qua tích điện dương và điện tích tăng dần theo thời gian

C. Tấm kim loại bị nóng lên nhưng điện tích của tấm kim loại không thay đổi theo thời gian

D. Điện tích tấm kim loại sẽ chuyển dần từ âm sang dương và dừng lại sau khi đạt giá trị cực đại

Câu 15:

Trong công nghiệp cơ khí, người ta sử dụng tia tử ngoại để tìm vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim loại, ứng dụng đó dựa trên tính chất nào sau đây của tia tử ngoại ?

A. Tác dụng lên phim ảnh

B. Làm ion hóa chất khí

C. Kích thích phát quang một số chất

D. Tác dụng tiêu diệt tế bào sống

Câu 16:

Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây 

A. Cường độ lớn

B. Độ đơn sắc cao

C. Luôn có công suất lớn

D. Độ định hướng cao

Câu 17:

Chọn phát biểu đúng

A. Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt

B. Hiện tượng giao thoa chứng tỏ ánh sáng chỉ có tính chất són

C. Bước sóng càng dài thì năng lượng của photon tương ứng có năng lượng càng lớn

D. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại không có tính chất hạt

Câu 18:

Các tia không bị lệch trong điện trường là

A. Tia α và tia β.

B. Tia γ và tia β.

C. Tia γ và tia X.

D. Tia α, tia γ và tia β.

Câu 19:

Phát biểu nào sau đây không nằm trong nội dung thuyết lượng tử ánh sáng?

A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là photon

B. Trong chân không, ánh sáng có vận tốc c=3.108m/s

C. Photon của ánh sáng kích thích có năng lượng lớn hơn photon của ánh sáng huỳnh quang

D. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các photon đều giống nhau, mỗi photon mang năng lượng bằng hf

Câu 20:

Để thủy ngân có thể phát ra quang phổ vạch phát xạ thì phải.

A. phóng điện qua hơi thủy ngân ở áp suất cao

B. đun nóng thủy ngân ở trạng thái lỏng

C. phóng điện qua hơi thủy ngân ở áp suất thấp

D. phóng điện qua thủy ngân ở trạng thái lỏng

Câu 21:

Trong một số loại tủ lạnh hiện đại sử dụng công nghệ “Diệt khuẩn bằng tia cực tím”. Tia cực tím là

A. tia gamma

B. tia X

C. tia tử ngoại

D. tia hồng ngoại

Câu 22:

Khi chiếu một bức xạ vào bề mặt tấm kim loại, hiện tượng quang điện xảy ra nếu

A. bức xạ có nhiệt độ lớn

B. bức xạ có cường độ lớn

C. bức xạ là ánh sáng nhìn thấy

D. bức xạ có bước sóng thích hợp

Câu 23:

Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là quang – phát quang?

A. Màn hình tivi sáng

B. Đèn ống sáng

C. Đom đóm nhấp nháy

D. Than đang cháy hồng

Câu 24:

Một tấm nhôm ở ngoài không khí có giới hạn quang điện là λ0=360nm, sau đó được đặt chìm hoàn toàn trong một chậu nước. Một chùm bức xạ truyền trong nước có bước sóng λ=300nm chiếu vào tấm nhôm. Biết chiết suất của nước bằng 4/3 , chiết suất của không khí bằng 1. Hãy chọn phương án đúng

A. Không xảy ra hiện tượng quang điện đối với tấm nhôm

B. Có xảy ra hiện tượng quang điện đối với tấm nhôm

C. Ban đầu không xảy ra hiện tượng quang điện đối với tấm nhôm, nhưng sau đó thì xảy ra

D. Ban đầu xảy ra hiện tượng quang điện đối với tấm nhôm, sau đó thì không xảy ra nữa

Câu 25:

Quang phổ vạch phát xạ

A. của mỗi nguyên tố sẽ có một màu sắc vạch sáng riêng biệt 

B. do các chất rắn, lỏng, khí bị nung nóng phát ra 

C. dùng để xác định nhiệt độ của vật nóng phát sáng

D. là quang phổ gồm hệ thống các vạch màu riêng biệt trên một nền tối

Câu 26:

Công thoát của electron đối với một kim loại là 2,3 eV. Chiếu lên bề mặt kim loại này lần lượt hai bức xạ có bước sóng là λ1 = 0,45μm và λ2 = 0,50μm. Hãy cho biết bức xạ nào có khả năng gây ra hiện tượng quang điện đối với kim loại này?

A. Chỉ có bức xạ có bước sóng λ1 là có khả năng gây ra hiện tượng quang điện

B. Cả hai bức xạ trên đều có thể gây ra hiện tượng quang điện

C. Cả hai bức xạ trên đều không thể gây ra hiện tượng quang điện

D. Chỉ có bức xạ có bước sóng λ2 là có khả năng gây ra hiện tượng quang điện

Câu 27:

Chọn phương án đúng. Quang phổ liên tục của một vật nóng sáng

A. chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật

B. phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật

C. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật

D. không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật

Câu 28:

Công thức liên hệ giữa giới hạn quang điện, công thoát electron A của kim loại, hằng số Planck h và tốc độ ánh sáng trong chân không c là

A. λ0=hcA

B. λ0=Ahc

C. λ0=chA

D. λ0=hAc

Câu 29:

Ánh sáng huỳnh quang của một chất có bước sóng 0,5 μm. Chiếu vào chất đó bức xạ có bước sóng nào dưới đây sẽ không có sự phát quang?

A. 0,2 μm

B. 0,3 μm

C. 0,4 μm

D. 0,6 μm

Câu 30:

Xét các tia gồm tia hồng ngoại, tia X, tia gamma, tia β. Tia có bản chất khác với các tia còn lại là

A. tia gamma

B. tia β

C. tia X

D. tia hồng ngoại

Câu 31:

Chất nào sau đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?

A. Chất rắn

B. Chất lỏng

C. Chất khí ở áp suất lớn

D. Chất khí ở áp suất thấp