193 câu trắc nghiệm Sóng ánh sáng từ đề thi các trường cực hay( Phần 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, bước sóng ánh sáng đươn sắc là λ (m), khoảng cách giữa hai khe hẹp là a (m). Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D (m). Vị trí vân tối có tọa độ xk là

A. xk=(2k+1)λDa

B. xk=kλDa

C. xk=2k+1λD2a

D. xk=kλD2a

Câu 2:

Trong chân không, ánh sáng có bước sóng lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: chàm, vàng, lam, tím là

A. . ánh sáng tím

B. ánh sáng chàm

C. ánh sáng vàng

D. ánh sáng lam

Câu 3:

Một bức xạ đon sắc có tần số3.1015Hz. Lấy c = 3.108 m/s. Đây là

A. bức xạ tử ngoại

B. bức xạ hồng ngoại

C. ánh sáng đỏ

D. không thể xác định

Câu 4:

Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm được sử dụng để đo bước sóng ánh sáng là

A. Thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng.

B. Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Niu-tơn.

C. Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn.

D. Thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng.

Câu 5:

Khi nói về nguồn phát quang phổ, phát biểu đúng là

A. Các chất rắn khi bị kích thích phát ra quang phổ vạch phát xạ.

B. Các chất lỏng có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nguồn phát quang phổ liên tục sẽ cho quang phổ hấp thụ

C. Các chất khí ở áp suất thấp khi bị kích thích phát ra quang phổ liên tục.

D. Các chất khí có áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra quang phổ liên tục.

Câu 6:

Chất quang dẫn là chất:

A. Chỉ dẫn điện khi có ánh sáng chiếu vào

B. Phát sáng khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào

C. Cho ánh sáng truyền qua

D. Dần điện tốt khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào

Câu 7:

Khi nói về sóng ánh sáng, phát biểu đúng là

A. Ánh sáng trắng không bị tán sắc khi đi qua mặt phân cách hai môi trường trong suốt.

B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua mặt phân cách hai môi trường trong suốt.

C. Tia X có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng nhìn thấy.

D. Tia tử ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng nhìn thấy.

Câu 8:

Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng

A. là sóng siêu âm

B. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz

C. có tính chất hạt

D. có tính chất sóng

Câu 9:

Số photon trong một chùm sáng xác định phụ thuộc các yếu tố nào sau:

A. Tần số ánh sáng

B. Cường độ chùm sáng

C. Vận tốc của ánh sáng

D. Số electron hấp thụ nó.

Câu 10:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

A. Sóng điện từ là sóng ngang.

B. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.

C. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương với vectơ cảm ứng từ.

D. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ.

Câu 11:

Khi bị nung nóng đến 30000C thì thanh vonfram phát ra

A. tia Rơn-ghen, tia hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy.

B. ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại và tia Rơn-ghen.

C. tia tử ngoại, tia Rơn-ghen và tia hồng ngoại.

D. tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy và tia tử ngoại.

Câu 12:

Khi nói về ứng dụng quang phổ, phát biểu đúng là:

A. Quang phổ vạch phát xạ dùng để xác định nhiệt độ của các vật.

B. Quang phổ liên tục dùng để xác định thành phần cấu tạo của nguồn sáng.

C. Quang phổ vạch hấp thụ dùng để xác định nhiệt độ của các vật.

D. Quang phổ liên tục dùng để xác định nhiệt độ của các vật.

Câu 13:

Khi nói về tính chất của tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, phát biểu sai là

A. Tia X có tính đâm xuyên mạnh, tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn.

B. Tia tử ngoại làm in hóa không khí gây hiện tượng quang điện trong, quang điện ngoài.

C. Tia hồng ngoại có tính nổi bật nhất là tác dụng nhiệt do vậy được dùng để sấy khô sưởi ấm.

D. Tia X làm đen kính ảnh nên trong nhiếp ảnh, người ta dùng tia X để chụp ảnh ghi lại những hình ảnh đẹp.

Câu 14:

Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng mầu lục thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng

A. Màu cam

B. Màu lam

C. Màu đỏ

D. Màu vàng

Câu 15:

Trong một phân tích quang phổ phát xạ của nguyên tử hydro, người ta thấy có ba vạch màu. Quang phổ phát xạ trên có bao nhiêu vạch?

A. 3

B. 5

C. 10

D. 15

Câu 16:

Các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 3.109m đến 3.107m là

A. tia tử ngoại.

B. ánh sáng nhìn thấy

C. tia hồng ngoại.

D. tia Rơnghen.

Câu 17:

Gọi nñ,nl và nv lần lượt là chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ, lục và vàng, sắp xếp đúng

A. nd<nv<nl

B. nv>nd>nl

C. nd>nl>nv

D. nl>nd>nv

Câu 18:

Chùm bức xạ gồm các thành phần 340 nm, 450 nm, 650 nm và 780 nm rọi vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính, sau khi qua hệ tán sắc ta thu được số chùm tia sáng song song đơn sắc là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 19:

Quang phổ liên tục của một nguồn sáng J

A. phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.

B. không phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.

C. không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng đó.

D. không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng đó.

Câu 20:

Hiện nay, bức xạ được sử dụng để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay là

A. Tia hồng ngoại.

B. Tia tử ngoại.

C. Tia gamma.

D. Tia Rơn-ghen.

Câu 21:

Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D. Điểm M có tọa độ x cách hai nguồn tương ứng là d1 và d2. Hiệu đường đi d2d1tính gần đúng là

A. d2d1=axD

B. d2d1=kaxD

C. d2d1=xDa

D. d2d1=kxDa

Câu 22:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D. Khi nguồn sáng phát bức xạ đơn sắc có bước sóng λ thì khoảng vân giao thoa trên màn là i. Hệ thức đúng là

A. i=λaD

B. i=aDλ

C. λ=iaD

D. λ=iaD

Câu 23:

Các tia được sắp xếp theo khả năng xuyên thấu tăng dần khi 3 tia này xuyên qua cùng một vật cản là:

A. α,γ,β

B. α,β,γ

C. β,γ,α

D. γ,β,α

Câu 24:

Nguyên tắc nào sai khi mạ bạc một huy chương?

A. Dùng muối AgNO3.

B. Dùng huy chương làm anốt.

C. Dùng anốt bằng bạc.

D. Dùng huy chương làm catốt.

Câu 25:

Khi nói về ánh sáng, phát biểu sai

A. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc  có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím

B. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc đỏ là nhỏ nhất, đối với ánh sáng tím là lớn nhất

C.  Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau

D. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau

Câu 26:

Một học sinh tiến hành thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa khe Y – âng. Học sinh đó đo được khoảng cách hai khe a=a¯±Δa; khoảng cách hai khe đến màn D=D¯ΔD và khoảng vân i=i¯±Δi. Sai số tương đối của phép đo bước sóng là

A. Δλλ¯=Δii¯+Δaa¯ΔDD¯

B. Δλλ¯=Δii¯+Δaa¯+ΔDD¯

C. Δλλ¯=Δii¯Δaa¯ΔDD¯

D. Δλλ¯=Δii¯±Δaa¯±ΔDD¯

Câu 27:

Khi nói về sóng ánh sáng, phát biểu nào đúng là

A. Ánh sáng trắng là tổng hợp của hai thành phần đỏ và tím

B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi đi qua lăng kính

C. Hiện trượng chùm sáng trắng, khi đi qua một lăng kính, bị tách ra thành hai chùm sáng có màu đỏ và tím là hiện tượng tán sắc ánh sáng

D. Sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc là hiện tượng tán sắc ánh sáng

Câu 28:

Khi nói về quang phổ, phát biểu đúng là

A. Quang phổ liên tục của một vật phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng.

B. Quang phổ liên tục của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.

C. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.

D. Quang phổ liên tục phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.

Câu 29:

Tia nào không bị lệch quỹ đạo khi bay vào vùng có từ trường:

A. tia α

B. tia β+

C. tia β

D. tia γ

Câu 30:

Tia Laze không được ứng dụng trong trường hợp nào?

A. Thông tin liên lạc vô tuyến.

B. Phẫu thuật.

C. Máy soi hành lí.

D. Đầu đọc đĩa CD.

Câu 31:

Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần đơn sắc: đỏ, lục và lam. Gọi rdo,rluc,rlam lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu lục và tia màu lam. Hệ thức đúng là

A. rluc=rlam=rdo.

B. rlam<rluc<rdo.

C. rdo<rluc<rlam.

D. rlam<rdo<rluc.

Câu 32:

Khi nói về quang phổ phát biểu đúng là

A. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tục.

B. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

C. Quang phổ liên tục là tập hợp đủ bảy thành phần đơn sắc đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

D. Gồm các vạch hay đám vạch tối trên nền màu trắng của ánh sáng trắng.

Câu 33:

Chọn câu sai. Khi hiện tượng quang điện trong xảy ra trong khối chất bán dẫn thì:

A. Mật độ các hạt mang điện tự do trong bán dẫn tăng.

B. Cả khối bán dẫn bị nhiễm điện.

C. Điện trở suất của khối bán dẫn giảm

D. Độ dẫn điện của khối bán dẫn tăng

Câu 34:

Khối lượng khí clo sản ra trên cực anôt của các bình điện phân K (chứa dd KCl), L (chứa dd CaCl2) và M (chứa dd AlCl3) trong một khoảng thời gian nhất định sẽ:

A. nhiều nhất trong bình K và ít nhất trong bình M.

B. nhiều nhất trong bình L và ít nhất trong bình M.

C. bằng nhau trong cả ba bình điện phân.

D. nhiều nhất trong bình M và ít nhất trong bình K.

Câu 35:

Khi nói về nguồn phát tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, phát biểu đúng là

A. Đèn dây tóc nóng sáng ở 20000C chỉ phát ra tia hồng ngoại.

B. Đèn dây tóc nóng sáng ở nhiệt độ rất cao trên 20000C phát ra tia tử ngoại và tia X.

C. Cơ thể con người ở nhiệt độ 370C phát ra tia hồng ngoại và tia tử ngoại.

D. Cơ thể con người ở nhiệt độ 370C chỉ có thể phát ra tia hồng ngoại

Câu 36:

Chiếu xiên một chùm ánh sáng song hẹp (coi như một tia sáng) gồm bốn sánh sáng đơn sắc: vàng, tím, đỏ, lam từ không khí vào nước. So với tia tới, tia khúc xạ bị lệch ít nhất là tia màu:

A. đỏ.

B. tím

C. vàng

D. lam.

Câu 37:

Tìm phát biểu sai khi nói về máy quang phổ?

A. Ống chuẩn trực là bộ phận tạo ra chùm sáng song song.

B. Lăng kính có tác dụng làm tán sắc chùm sáng song song từ ống chuẩn trực chiếu tới.

C. Máy quang phổ là thiết bị dùng để phân tích chùm sáng đơn sắc thành những thành phần đơn sắc khác nhau.

D. Buồng tối cho phép thu được các vạch quang phổ trên một nền tối.

Câu 38:

Ta thu được quang phổ vạch phát xạ khi

A. nung nóng hơi thủy ngân cao áp.

B. đun nước tới nhiệt độ đủ cao.

C. nung một cục sắt tới nhiệt độ cao.

D. cho tia lửa điện phóng qua khí hiđrô rất loãng.

Câu 39:

Hai nguồn sóng kết hợp trên mặt nước cách nhau một đoạn S1S2=9λ, phát ra dao động cùng pha nhau. Trên khoảng S1S2, số điểm có biên độ cực đại và dao động cùng pha với nguồn là

A. 8.

B. 17.

C. 9.

D. 0.

Câu 40:

Ánh sáng đơn sắc khi truyền trong thủy tinh có chiết suất n=1,5 có bước sóng là 0,5μm. Ánh sáng đó có màu

A. xanh

B. lam

C. lục

D. đỏ

Câu 41:

Tia hồng ngoại là những bức xạ có

A. bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng đỏ.

B. khả năng gây ra được hiện tượng quang điện với nhiều kim loại.

C. tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng đỏ.

D. khả năng đâm xuyên mạnh, làm ion hóa không khí.

Câu 42:

Ở một nhiệt độ nhất định, nếu một đám hơi có khả năng phát ra hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng tương ứng λ1 và λ2 (với λ<λ2) thì nó cũng có khả năng hấp thụ

A. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng nhỏ hơn λ1

B. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong khoảng từ λ1 đến λ2

C. Hai ánh sáng đơn sắc đó

D. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng lớn hơn λ2

Câu 43:

Một chùm ánh sáng đơn sắc tác dụng lên bề mặt một kim loại và làm bứt các electron ra khỏi kim loại này. Nếu tăng cường độ chùm sáng đó lên 3 lần thì

A. số lượng electron thoát ra khỏi bề mặt kim loại đó trong mỗi giây tăng lên 3 lần.

B. động năng ban đầu cực đại của electron quang điện tăng ba lần

C. động năng ban đầu cực đại của electron quang điện tăng 9 lần

D. công thoát của electron giảm 3 lần

Câu 44:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu chiếu vào mỗi khe S1;S2 một ánh sáng đơn sắc khắc nhau thì:

A. Hiện tượng giao thoa xảy ra, vân sáng có màu tổng hợp của hai màu đơn sắc

B. Hiện tượng giao thoa không xảy ra

C. Hiện tượng giao thoa xảy ra, trên màn quan sát có hai hệ vân đơn sắc chồng lên nhau

D. Hiện tượng giao thoa xảy ra, trên màn quan sát có hai hệ vân đơn sắc nằm về hai phía của vân trung tâm.

Câu 45:

Công thức tính khoảng vân trong thí nghiệm giao thoa Y-âng là:

A. i=λaD

B. i=2λDa

C. i=λDa

D. i=λD2a

Câu 46:

Thí nghiệm giao thoa khe Y-âng, ánh sáng có bước sóng l. Tại A trên màn quan sát cách S1 đoạn d1 và cách S2 đoạn d2 có vân tối khi:

A. d2d1=k+12λk=0;1;2

B. d2d1=k12λk=0;1;2..

C. d2d1=kλk=0;1;2...

D. d2d1=kλ2k=0;1;2;...

Câu 47:

Hiện tượng phản xạ toàn phần không ứng dụng trong:

A. Chế tạo cáp quang

B. Chế tạo máy quang phổ

C. Nội soi trong y tế

D. Chế tạo kính tiềm vọng