20 bộ đề luyện thi thpt quốc gia môn Lịch Sử mới nhất có đáp án (P12)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là

A. “Tự do dân chủ” và “cơm áo hòa bình”.

B. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian” và “tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.

C. “Độc lập dân tộc” và “ruộng đất dân cày”.

D. “Chống đế quốc”, “chống phát xít”.

Câu 2:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào của cách mạng Việt Nam hăng hái và đông đảo nhất?

A. Tiểu tư sản 

B. Công nhân

C. Nông dân

D. Tư sản dân tộc

Câu 3:

Trong giai đoạn 1888 – 1896, phong trào Cần Vương được sự lãnh đạo trực tiếp của

A. Các thủ lĩnh nông dân

B. Triều đình nhà Nguyễn

B. Triều đình nhà Nguyễn

D. Tầng lớp văn thân sĩ phu

Câu 4:

Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng vì đây là nơi có

A. Các tổ chức cứu quốc đã được xây dựng

B. Nhiều căn cứ du kích đã được xây dựng

C. Lực lượng vũ trang phát triển lớn mạnh

D. Địa hình thuận lợi để phát triển lực lượng

Câu 5:

Thủ đoạn thâm độc nhất của thực dân Pháp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Đánh thuế nặng vào các mặt hàng nông sản

B. Bắt nông dân nhổ lúa, ngô trồng đay, thầu dầu

C. Bắt nông dân đi phu phen tạp dịch

D. Cướp đoạt ruộng đất của nông dân lập đồn điền

Câu 6:

Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta được thể hiện cô đọng qua luận điểm nào?

A. Toàn dân, toàn diện, đánh nhanh thắng nhanh, tự lực cánh sinh

B. Tránh đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến

C. Hòa để tiến, toàn dân, toàn diện, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế

D. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế

Câu 7:

Đến cuối tháng 12 - 1953 ngoài đồng bằng Bắc Bộ, vị trí nào trở thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp?

A. Điện Biên Phủ

B. Luông Pha Băng

C. Plâyku

D. Xênô

Câu 8:

Hội nghị nào được triệu tập vào năm 1945 có thỏa thuận về việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương?

A. Hội nghị Ianta

B. Hội nghị pốtxđam

C. Hội nghị Xan Phranxixcô

D. Hội nghị vécxai

Câu 9:

Nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân và dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 là

A. Từ đầu đến cuối cuộc kháng chiến, triều đình Huế đều có tư tưởng chủ hóa

B. Triều đình Huế không quyết tâm chống Pháp, thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn

C. Thái độ nhu nhược của triều đình

D. So sánh lực lượng quá chênh lệch

Câu 10:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước nào sẽ vào nước ta theo quyết định của đồng minh?

A. Quân Trung Hoa Dân Quốc, quân Anh

B. Quân Pháp, quân Trung Hoa Dân Quốc

C. Quân Anh, quân Mỹ

D. Quân Anh, quân Pháp

Câu 11:

Sự phát triển và thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa như thế nào?

A. Hơn 100 nước thuộc địa và phụ thuộc giành được độc lập dân tộc

B. Các quốc gia độc lập trẻ tuổi đạt nhiều thành tựu về kinh tế xã hội

C. Xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Âu - Mỹ ở các thuộc địa

D. Làm cho thế kỉ XX trở thành thế kỷ giải trừ chủ nghĩa thực dân

Câu 12:

Yếu tố cốt lõi dẫn đến sự thành công của hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 tại Hương Cảng Trung Quốc là

A. Có sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản

B. Vai trò uy tín của Nguyễn Ái Quốc

C. Các tổ chức cộng sản có nguyện vọng hợp nhất

D. Các tổ chức cộng sản cùng chung mục tiêu cách mạng

Câu 13:

Tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ

B. Cách mạng giải phóng dân tộc

C. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

Câu 14:

Luận cương chính trị (10 - 1930) có điểm gì khác so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu 1930) của Đảng?

A. Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa

B. Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đế quốc, động lực cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân

C. Đảng Cộng Sản lãnh đạo cách mạng

D. Cách mạng nước ta là một bộ phận của cách mạng thế giới

Câu 15:

Tổ chức nào dưới đây là tiền thân của tổ chức Liên Hợp Quốc ngày nay?

A. Liên minh tiến bộ quốc tế

B. Đệ tam quốc tế

C. Hội quốc Liên

D. Khối đồng minh chống phát xít

Câu 16:

Trong năm đầu sau cách mạng tháng tám 1945, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chủ trương gì trong cuộc đấu tranh chống các thế lực ngoại xâm?

A. Kiên trì đấu tranh vũ trang

B. Thực hiện hòa hoãn nhân nhượng

C. Tránh xung đột với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc

D. Tránh đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc

Câu 17:

Sự kiện nào đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam?

A. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6 - 1925).

B. Thực hiện phong trào vô sản hóa (1928).

C. Thành lập tổ chức công hội (1920).

D. Bãi công của nhân dân Ba Son - Sài Gòn (8 - 1925).

Câu 18:

Cách mạng tháng hai năm 1917 ở Nga đã

A. Đưa nước ta thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc

B. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng

C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

D. Đánh bại chế độ Nga Hoàng và giai cấp tư sản

Câu 19:

Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930 là

A. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào tư sản, tiểu tư sản từng bước khẳng định vai trò lãnh đạo của họ

B. Cuộc đấu tranh giành quyền cai trị ở Việt Nam giữa thực dân Pháp và vương triều Nguyễn diễn ra mạnh mẽ quyết liệt

C. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, xã hội dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh theo khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam

D. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng cách mạng vô sản và khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản

Câu 20:

Việt Nam ký hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là do:

A. Sự chi phối của các cường quốc nhất là của Mỹ và Liên Xô

B. Sự chi phối của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta

C. Căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp ta không thể đánh bại pháp về quân sự

D. Căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề chiến tranh bằng thương lượng

Câu 21:

Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai xuất phát

A. Từ tham vọng làm bá chủ thế giới

B. Từ tham vọng mở rộng thuộc địa của mình

C. Muốn tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN

D. Muốn nô dịch các nước Đồng Minh

Câu 22:

Khó khăn lớn nhất của Liên bang Nga (1991- 2000) là

A. Xung đột giữa các tôn giáo

B. Tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc

C. Chủ nghĩa khủng bố hoạt động mạnh

D. Xã hội tương đối ổn định

Câu 23:

Từ sau công cuộc cải cách mở cửa 1978 đến thập niên đầu của thế kỷ XXI, GDP Trung Quốc đã vươn lên

A. Đứng đầu thế giới.

B. Đứng thứ ba thế giới.

C. Đứng thứ tư thế giới.

D. Đứng thứ hai thế giới.

Câu 24:

Năm 1975, nhân dân các nước ở Châu Phi đã cơ bản hoàn thành công cuộc đấu tranh

A. Đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới, giành độc lập dân tộc

B. Đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, chế độ Apácthai

C. Đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới, chế độ Apácthai

D. Đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc

Câu 25:

Cách mạng Tháng hai thắng lợi ở nước Nga xuất hiện tình trạng chính trị như thế nào?

A. Nhiều đảng phái phản động ngóc đầu dậy

B. Các nước đế quốc can thiệp

C. Quân đội cũ nổi dậy chống phá

D. Hai chính quyền song song tồn tại

Câu 26:

Mục tiêu đấu tranh của công nhân trong những năm 1919 - 1924 là

A. Đòi quyền lợi kinh tế

B. Đòi quyền lợi kinh tế - chính trị

C. Chống thực dân Pháp và tay sai

D. Đòi quyền lợi chính trị

Câu 27:

Kẻ thù chính nguy hiểm nhất của dân tộc ta ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. 6 vạn quân Nhật

B. Hơn 1 vạn quân Anh

C. Gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc

D. Thực dân Pháp

Câu 28:

Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1939 - 1945 là

A. Đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc

B. Lật đổ chế độ phản động thuộc địa giành quyền dân chủ

C. Đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ

D. Lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày

Câu 29:

Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc?

A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình

B. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực với nhau

C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước

D. Chung sống hòa bình với sự nhất trí của năm cường quốc

Câu 30:

Tiền thân của chính Đảng vô sản ở Việt Nam là

A. Tân Việt cách mạng Đảng

B. Cộng sản Đoàn

C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

D. Tâm Tâm Xã

Câu 31:

Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12 - 3 - 1945) là bản chỉ thị của

A. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc

B. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương

C. Tổng bộ Việt Minh

D. Ban thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương

Câu 32:

Các kế hoạch Rơve, Đờlát đơ Tátxinhi và Nava thực dân Pháp thực hiện trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương có điểm chung nào dưới đây?

A. Buộc Việt Nam phải đàm phán theo chiều hướng có lợi cho Pháp

B. Giành lại thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ

C. Mong muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh

D. Đều muốn kết thúc chiến tranh trong danh dự

Câu 33:

Đóng góp đầu tiên đồng thời cũng là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách mạng Việt Nam trong 30 năm đầu của thế kỷ XX là

A. Gửi bản yêu sách 8 điểm đến hội nghị Vécxai đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân Việt Nam

B. Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và soạn thảo cương lĩnh đầu tiên của Đảng

C. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn đi theo khuynh hướng vô sản

D. Chuẩn bị tích cực về tư tưởng, chính trị, tổ chức và đào tạo cán bộ cách mạng

Câu 34:

Từ ngày 12/3/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương sử dụng khẩu lệnh đánh đuổi phát xít Nhật vì

A. Hội nghị Ianta đã có quyết định sẽ tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản

B. Phát xít Nhật đã trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương

C. Phát xít Nhật và thực dân Pháp mâu thuẫn với nhau ngày càng sâu sắc

D. Thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền cho các dân tộc Đông Dương đã đến

Câu 35:

Trên cơ sở theo dõi tình hình dịch ở Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định thay đổi để thực hiện phương châm

A. Chắc thắng mới đánh, không chắc không đánh

B. Đánh chắc, tiến chắc

C. Cơ động, chủ động, linh hoạt

D. Đánh nhanh, thắng nhanh

Câu 36:

Một trong những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay là

A. Đảng tập hợp các lực lượng yêu nước rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất

B. Kết hợp linh hoạt các hình thức đấu tranh

C. Luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu trong chiến lược đấu tranh

D. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La tinh

Câu 37:

Sự kiện nào được đánh giá là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?

A. Cách mạng tháng tám 1945 thành công

B. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

C. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (1945)

D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930)

Câu 38:

Thắng lợi nào của nhân dân ta từ năm 1946 đến 1954 đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương?

A. Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947

B. Chiến dịch Tây Bắc (12 – 1953)

C. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

D. Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950

Câu 39:

Lực lượng chính trị có vai trò như thế nào đối với thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Lực lượng xung kích trong tổng khởi nghĩa

B. Hỗ trợ lực lượng vũ trang giành chính quyền

C. Lực lượng quan trọng trong tổng khởi nghĩa

D. Quyết định thắng lợi của tổng khởi nghĩa

Câu 40:

Luận điểm nào về chủ trương của Đảng và Chính phủ ta đối với vấn đề thù trong giặc ngoài ( từ tháng 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946) vẫn còn nguyên giá trị trong việc bảo vệ quyền biên giới Biển và Hải đảo của nước ta hiện nay?

A. Vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược

B. Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc

C. Mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược

D. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược