20 Đề thi thử thpt quốc gia môn Vật Lí cực hay mới nhất (đề 14)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một con lắc đơn có chiều dài 144 cm, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g=π2 m/s2. Chu kì dao động của con lắc là:

A. 5 s.

B. 11 s.

C. 24 s.

D. 2,4 s

Câu 2:

Biểu thức li độ của một dao động điều hòa có dạng x=Acosωt+φ, vận tốc của vật có giá trị cực đại là:

A. vmax=ωA

B. vmax=ωA2

C. vmax=ω2A

D. vmax=2ωA

Câu 3:

Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox với tần số góc ω. Ở li độ x, vật có gia tốc là

A. ω2x

B. -ω2x

C. -ωx2

D. ωx2

Câu 4:

Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và hòn bi m gắn vào đầu lò xo, đầu kia của lò xo được treo vào một điểm cố định. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì là:

A. 2πmk

B. 12πmk

C. 12πkm

D. 2πkm

Câu 5:

Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox với phương trình x=cos2πt cm. Quãng đường đi được của chất điểm trong một chu kì là:

A. 3 cm. 

B. 4 cm.

C. 1 cm.

D. 2 cm.

Câu 6:

Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k, một đầu cố định một đầu gắn thêm một viên bi nhỏ có khối lượng m. Con lắc dao động điều hòa có cơ năng:

A. tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi.

B. tỉ lệ với bình phương chu kì dao động.

C. tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo.

D. tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.

Câu 7:

Một vật dao động điều hòa với tần số f =  4 Hz. Chu kì dao động của vật này là

A. 4 s. 

B. 2 s.

C. 0,25 s.

D. 1 s.

Câu 8:

Hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trìnhx1=Acosωt-π3  và x2=Acosωt+2π3  là hai dao động

A. lệch pha 0,5π

B. ngược pha.

C. cùng pha.

D. lệch pha π/3

Câu 9:

Gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa biến thiên:

A. cùng tần số, ngược pha với li độ.

B. khác tần số ngược, pha với li độ.

C. cùng tần số, cùng pha với li độ.

D. khác tần số, cùng pha với li độ.

Câu 10:

Con lắc lò xo dao động điều hòa, lực kéo về tác dụng lên vật luôn:

A. cùng chiều với chiều chuyển động của vật.

B. hướng về vị trí biên.

C. hướng về vị trí cân bằng.

D. cùng chiều với chiều biến dạng của lò xo.

Câu 11:

Vật dao động điều hòa theo trục Ox. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.

B. lực kéo về tác dụng lên vật không đổi.

C. quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.

D. quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình cos.

Câu 12:

Một vật có khối lượng 100 g dao động điều hòa trên một quỹ đạo thẳng dài 10 cm với tần số góc 10 rad/s. Cơ năng dao động của vật là:

A. 36 J.

B. 0,05 J.

C. 0,0036 J.

D. 0,0125 J.

Câu 13:

Chu kì dao động của con lắc đơn có chiều dài l tại nơi có gia tốc trọng trường g là:

A. T=12πlg

B. T=12πgl

C. T=2πlg

D. T=2πgl

Câu 14:

Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox. Trong các đại lượng sau của vật: biên độ, vận tốc, gia tốc, động năng thì đại lượng không thay đổi theo thời gian là:

A. vận tốc.

B. biên độ.

C. gia tốc.

D. động năng.

Câu 15:

Hai dao động điều hòa có các phương trình li độ lần lượt là x1=9cos100πt-π2  cm và x2=12cos100πt+π2 cm. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ:

A. 7 cm.

B. 8,5 cm.

C. 19 cm.

D. 3 cm.

Câu 16:

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 900 g, lò xo có khối lượng không đáng kể và có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang. Lấy π2=10. Dao động của con lắc có chu kì là:

A. 0,4 s.

B. 0,6 s.

C. 0,2 s.

D. 0,8 s.

Câu 17:

Dao động tắt dần:

A. có biên độ giảm dần theo thời gian.

B. có biên độ không đổi theo thời gian.

C. luôn có hại.

D. luôn có lợi.

Câu 18:

Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?

A. tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

B. biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số dao động riêng của hệ.

C. tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số lực cưỡng bức.

D. biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

Câu 19:

Khi nói về dao động điều hòa của một vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. khi vật ở vị trí biên gia tốc của vật bằng không.

B. vecto vận tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng.

C. khi qua vị trí cân bằng vận tốc của vật bằng không.

D. vecto gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng

Câu 20:

Khi xảy ra cộng hưởng cơ thì vật sẽ tiếp tục dao động:

A. với tần số bằng tần số dao động riêng.

B. mà không chịu ngoại lực tác dụng.

C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.

D. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.

Câu 21:

Muốn có giao thoa sóng cơ học, hai sóng gặp nhau có cùng phương dao động và là hai sóng kết hợp nghĩa là hai sóng có cùng:

A. biên độ và chu kì.

B. biên độ và cùng pha.

C. biên độ và độ lệch pha không đổi.

D. chu kì và độ lệch pha không đổi

Câu 22:

Hai con lắc đơn có chiều dài hơn kém nhau 30 cm. Trong khoảng thời gian Δt, con lắc thứ nhất thực hiện được 20 dao động toàn phần thì con lắc thứ hai thực hiện được 40 dao động toàn phần. Chiều dài của con lắc thứ nhất là :

A. 40 cm.

B. 10 cm.

C. 60 cm.

D. 20 cm

Câu 23:

Trong ống nhúng giảm xóc của bánh xe sau của xe gắn máy có ứng dụng của

A. dao động duy trì.

B. dao động điều hòa.

C. dao động tắt dần.

D. dao động tự do

Câu 24:

Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?

A. sóng cơ lan truyền được trong chất khí.

B. sóng cơ lan truyền được trong chất lỏng.

C. sóng cơ lan truyền được trong chân không.

D. sóng cơ lan truyền được trong chất rắn

Câu 25:

Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 16 cm. Khi con lắc cách vị trí cân bằng 4 cm thì cơ năng của con lắc gấp mấy lần động năng?

A. 16.

B. 15.

C. 3.

D. 4/3

Câu 26:

Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa, cùng phương có phương trình lần lượt làx1=7cos20t-π2  và x2=8cos20t-π6  (với x tính bằng cm, t tính bằng s). Khi đi qua vị trí có li độ 12 cm. Tốc độ của vật bằng

A. 1 cm/s.

B. 10 cm/s.

C. 1 m/s

D. 10 m/s.

Câu 27:

Mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 12 cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA=uB=4 cos40πt (u tính bằng mm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s, coi biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền đi. Xét điểm M ở mặt chất lỏng, lần lượt cách A và B những khoảng 16 cm và 30 cm. Điểm M nằm trên

A. vân cực tiểu giao thoa thứ 4.

B. vân cực tiểu giao thoa thứ 2.

C. vân cực đại giao thoa bậc 3.

D. vân cực đại giao thoa bậc 2.

Câu 28:

Con lắc lò xo dao động điều hòa, khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần số dao động của vật

A. giảm đi 2 lần.

B. tăng lên 2 lần.

C. giảm đi 4 lần.

D. tăng lên 4 lần.

Câu 29:

Hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình lần lượt x1=Acosωt+π3 và x2=Acosωt-2π3  là hai dao động 

A. lệch pha π/3

B. cùng pha.

C. ngược pha.

D. lệch pha 0,5π

Câu 30:

Một sóng cơ có tần số 0,5 Hz truyền trên một sợi dây đàn hồi đủ dài với tốc độ 0,5 m/s. Sóng này có bước sóng là

A. 0,5 m.

B. 0,8 m.

C. 1 m.

D. 12 m

Câu 31:

Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x=6 cosωt cm. Dao động của chất điểm có biên độ là:

A. 12 cm.

B. 3 cm.

C. 6 cm.

D. 2 cm

Câu 32:

Một vật nhỏ dao động điều hòa với li độ x=10cosπt+π6 (x tính bằng cm, t tính bằng s). Lấy π2=10. Gia tốc của vật có độ lớn cực đại là

A. 10π cm/s2

B. 100 cm/s2

C. 100π cm/s2

D. 10 cm/s2

Câu 33:

Con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với quỹ đạo dài 16 cm, chu kì 0,5 s. Khối lượng của vật nặng là 0,4 kg (lấy π2=10). Giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào vật là

A. 5,25 N.

B. 5,12 N.

C. 2,56 N.

D. 25,6 N.

Câu 34:

Ở một mặt nước đủ rộng, tại điểm O có một nguồn dao động theo phương thẳng đứng với phương trìnhuO=4cos20πt  (u tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 m/s. Coi biên độ sóng là không đổi trong quá trình truyền đi.  Phương trình dao động của phần tử nước tại M (ở mặt nước) cách O một khoảng 16 m là:

A. uM=4cos20πt+π2cm

B. uM=4cos20πt+π4cm

C. uM=4cos20πt-π2cm

D. uM=4cos20πt-π4cm

Câu 35:

Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng AB, cách nhau 18 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA=uB=a cos5πt(u tính bằng mm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 50 cm/s. Gọi O là trung điểm của AB, điểm M ở bề mặt chất lỏng trên đường trung trực của AB và gần O nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động cùng pha với phần tử tại O. Khoảng cách OM là:

A. 10 cm.

B. 2 cm.

C. 22 cm

D. 210 cm

Câu 36:

Con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định, dao động điều hòa với tần số 10 rad/s. Kéo quả cầu xuống dưới vị trí cân bằng 4 cm rồi truyền cho nó vận tốc ban đầu rồi truyền cho nó vận tốc 40 cm/s và hướng thẳng đứng xuống dưới. Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống, gốc thời gian là lúc bắt đầu chuyển động. Phương trình dao động của vật là:

A. x=4cos10t+π4cm

B. x=4cos10t-3π4cm

C. x=42cos10t-π4cm

D. x=42cos10t+3π4cm

Câu 37:

Một con lắc lò xo gồm lò xo và vật nhỏ dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Động năng của con lắc đạt giá trị cực tiểu khi

A. lò xo có chiều dài cực đại.

B. lò xo không biến dạng.

C. vật có vận tốc cực đại

D. vật đi qua vị trí cân bằng

Câu 38:

Con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng m treo vào đầu một sợi dây l, tại nơi có gia tốc trọng trường g, dao động điều hòa với chi kì T phụ thuộc vào

A. m và g.

B. m, l và g.

C. m là l.

D. l và g.

Câu 39:

Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì 0,5π s và biên độ 2 cm. Tính vận tốc của chất điểm tại vị trí cân bằng

A. 0 cm/s

B. ±8 cm/s

C. 8 cm/s

D. ±4 cm/s

Câu 40:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có vật nặng khối lượng m = 100 g, đang dao động điều hòa. Vận tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng là 31,4 cm/s và gia tốc cực đại của vật là 4 m/s2. Lấy π2=10. Tính độ cứng của lò xo

A. 8 N/m

B. 16 N/m

C. 8π N/m

D. 16π N/m