200 bài trắc nghiệm thi thử THPTQG 2019 môn Địa lí cực hay có lời giải chi tiêt (P5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong tổng diện tích rừng ở nước ta, chiếm tỉ lệ lớn nhất là

A. Rừng tự nhiên.

B. Rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

C. Rừng trồng chưa được khai thác.

 

Đất trống, đồi núi trọc.

Câu 2:

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố nào?

A. Yếu tố hải văn.

B. Yếu tố địa chất.

C. Yếu tố địa hình.

D. Yếu tố khoáng sản.

Câu 3:

Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm không thay đổi vị trí là:

A. Hai cực.

B. Hai chí tuyến.

C. Vòng cực.

D. Xích đạo.

Câu 4:

Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Bắc các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch về hướng nào?

A. Về phía bên phải theo hướng chuyển động.

B. Về phía bên trái theo hướng chuyển động,

C. Về phía bên trên theo hướng chuyển động.

D. Về phía Xích đạo.

Câu 5:

Khối núi thượng nguồn sông Chảy gồm nhiều đỉnh núi cao trên 2000 m nằm trong vùng núi nào?

A. Trường Sơn Bắc

B. Trường Sơn Nam.

C. Đông bắc

D. Tây bắc.

Câu 6:

Loại hình giao thông có ưu điểm rẻ, thích hợp với việc chuyên chở các hàng hóa nặng, cồng kềnh, không cần nhanh là

A. Đường ôtô.

B. Đường sắt.

C. Đường biển.

D. Hàng không.

Câu 7:

Tài nguyên biển nước ta mang hiệu quả kinh tế cao, cần chú ý khai thác theo hướng nào?

A. Nên tập trung đầu tư cho một ngành then chốt.

B. Chú ý trước nhất vào xây dựng cơ sở hạ tầng các cảng biển.

C. Phát triển kinh tế biển tổng hợp.

D. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

Câu 8:

Vùng nào sau đây không chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông?

A. Đông bắc.

B. Tây bắc.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

Câu 9:

Việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ bởi vì nó góp phần

A. Tạo ra cơ cấu ngành kinh tế của vùng.

B. Giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động xã hội của vùng.

C. Khai thác tiềm năng to lớn của cả đất liền và biển của vùng.

D. Tạo ra cơ cấu ngành và thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian của vùng.

Câu 10:

Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc có độ cao là bao nhiêu?

A. Dưới 600 - 700 m

B. Dưới 900 - 1000 m

C. Dưới 1600 m

D. Dưới 2600 m

Câu 11:

Hiện nay ở Hoa Kì người Anh-điêng sinh sống ở

A. Vùng đồi núi hiểm trở phía tây.

B. Vùng núi già Apalat phía đông.

C. Vùng ven vịnh Mêhicô.

D. Vùng đồng bng Trung tâm.

Câu 12:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23 xác định tuyến đường bộ nối Hà Nội với cảng Hải Phòng

A. Đường Quốc lộ 1A.

B. Đường số 18.

C. Đường số 5.

D. Đường số 7

Câu 13:

Vùng kinh tế quan trọng tập trung nhiều ngành công nghiệp và cung cấp lương thực, thực phẩm lớn của Liên bang Nga là?

A. Vùng Trung ương.

B. Vùng Trung tâm đất đen.

C. Vùng Uran.

D. Vùng Viễn Đông.

Câu 14:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30 xác định tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam?

A. Tây Ninh.

B. Bình Dương.

C. Bình Phước.

D. Cà Mau.

Câu 15:

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam được bảo toàn là nhờ

A. Địa hình kéo dài hẹp ngang.

b Địa hình có nhiều đồi núi.

C. Địa hình cắt xẻ mạnh.

D. Địa hình chủ yếu

Câu 16:

Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh là do

A. Khủng hoảng tài chính trên thế giới.

B. Khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới.

C. Sức mua thị trường trong nước giảm.

D. Thiên tai động đất, sóng thần sảy ra nhiều.

Câu 17:

Các bộ phận của vùng biển nước ta là

A. Nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

B. Lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

C. Nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

D. Nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 18:

Gió xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi vào nước ta theo hướng đông bắc hoạt động mạnh vào thời kì chuyển tiếp xuân thu có tên là

A. Gió mùa đông bắc

B. Gió Tín phong

C. Gió mùa mùa hạ

D. Gió Tây ôn đới

Câu 19:

Công nghiệp khai khoáng là thế mạnh của vùng?

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đông Nam Bộ

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ

D. Bắc Trung Bộ

Câu 20:

Hiện nay, các nước trong khu vực Đông Nam Á đang?

A. Đẩy mạnh sản xuất lương thực.

B. Đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp.

C. Chú trọng phát triển ngành chăn nuôi.

D. Tiến hành công nghiệp hóa.

Câu 21:

Cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào?

A. Mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế.

B. Tập trung cho thành phần kinh tế Nhà nước.

C. Giảm tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước.

D. Hạn chế thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 22:

Địa phương nào có số dân đô thị nhiều nhất trong các địa phương sau?

A. Trung du và miền núi phía bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 23:

Bắc Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp nào

A. Chế biến lương thực thực phẩm.

B. Sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Vật liệu xây dựng.

D. Cơ khí điện tử.

Câu 24:

Mật độ dân số trung bình của Đồng bằng sông Hồng gấp đôi Đồng bằng sông Cửu Long là do đâu?

A. Điều kiện tự nhiên.    

B. Trình độ phát triển kinh tế.

C. Tính chất nền kinh tế.

D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

Câu 25:

Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng là đặc điểm của đai nào?

A. Đai nhiệt đới gió mùa.

B. Đai cận nhiệt gió mùa trên núi.

C. Đai ôn đới gió mùa trên núi.

D. Đai cận cực.

Câu 26:

Hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ là

A. Gây sức ép cho vấn đề giải quyết việc làm.

B. Những người trong độ tuổi sinh đẻ lớn.

C. Gánh nặng phụ thuộc lớn.

D. Tỉ lệ tăng dân số luôn ở mức cao.

Câu 27:

Ti lệ dân thành thị nước ta còn thấp là do đâu?

A. Tính chất nền kinh tế là ngành nông nghiệp.

B. Trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao.

C. Dân ta có tập quán sống ở nông thôn.

D. Nước ta chưa có nhiều đô thị lớn.

Câu 28:

Loại khoáng sản có trữ lượng lớn đang được khai thác sử dụng ở Đồng bằng sông Hồng là gì?

A. Khí đốt.

B. Than nâu.

C. Đá vôi, đất sét.

D. sắt.

Câu 29:

Đất feralít có màu đỏ vàng là do

A. Hình thành trên đá mẹ có nhiều chất bazơ.

B. Nhận được nhiều nhiệt, ẩm.

C. Lượng phù sa nhiều.

D. Tích tụ nhiều ô xít sắt và ô xít nhôm.

Câu 30:

Điểm hạn chế lớn nhất của nền nông nghiệp nước ta là

A. Tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp.

B. Sản lượng và năng suất còn thấp.

C. Chất lượng sản phẩm còn kém.

D. Chi phí đầu tư lớn

Câu 31:

Việc phát triển tuyến đường Hồ Chí Minh góp phần

A. Phát triển kinh tế phía đông.

B. Phân bố lại dân cư.

C. Mở rộng liên kết theo hướng đông - tây.

D. Phát triển mạng lưới đô thị ven biển.

Câu 32:

Vùng núi có đặc điểm bề mặt cao nguyên badan xếp tầng tương đối bằng phẳng, nằm ở các bậc độ cao khác nhau là

A. Đông bắc.

B. Tây bắc.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

Câu 33:

Ở nước ta, loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới là

A. Đất phèn.

B. Đất mặn.

C. Đất phù sa.

D. Đất feralit.

Câu 34:

Nhận định nào sau đây đúng về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A. Tất cả các tỉnh đều giáp biển.

B. Là vùng có diện tích lớn nhất.

C. Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP thấp nhất.

D. Tỉ trọng trong GDP cao nhất.

Câu 35:

Các nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay là

A. Than, địa nhiệt, sức gió.

B. Than, dầu khí, thuỷ năng

C. Thuỷ triều, sức gió, thuỷ năng.

D. Thuỷ điện, điện nguyên tử.

Câu 36:

Cho bảng số liệu sau:

TỐNG SẢN PHẤM TRONG NƯỚC PHÂN THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

(Đơn vị: %)

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Kinh tế nhà nước

29,34

29,01

29,39

29,01

28,73

28,69

Kinh tế ngoài nhà nước

42,96

43,87

44,62

43,52

43,33

43,22

Kinh tế tập thể

3,99

3,98

4,00

4,03

4,04

4,01

Kinh tế tư nhân

6,9

7,34

7,97

7,78

7,79

7,88

Kinh tế cá thể

32,07

32,55

32,65

31,71

31,5

31,33

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

15,15

15,66

16,04

17,36

17,89

18,07

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

12,55

11,46

9,95

10,11

10,05

10,02

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Nhận định nào đúng trong những nhận định sau?

A. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng sản phẩm trong nước.

B. Kinh tế tư nhân chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng sản phẩm trong nước.

C. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế cá thể có xu hướng tăng từ năm 2010 đến năm 2015.

D. Kinh tế tập thể giảm liên tục từ năm 2010 đến năm 2015.

Câu 37:

Cho biểu đồ sau đây:

Biểu đồ trên thể hiện rõ nhất nội dung gì của đối tượng?

A. Sự chuyển dịch của tổng sản phẩm trong nước.

B. So sánh cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo từng ngành.

C. Thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng.

D. Thể hiện quy mô, cơ cấu của đối tượng.

Câu 38:

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở TÂY NGUYÊN VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2007              

(Đơn vị: nghìn ha)

Vùng

Tổng diện tích

Đất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

Đất chuyên dùng đất

Đất chưa

sử dụng

Tây Nguyên

5465,9

1615,8

3050,4

165,4

634,3

Đồng bằng sông Cửu Long

4060,4

2567,3

349,0

334,2

709,9

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Để vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu, quy mô hiện trạng sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2007, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất:

A. Miền.

B. Cột chồng.

C. Cột ghép.

D. Tròn.

Câu 39:

Công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng ở Đông Nam Bộ thuộc tỉnh?

A. Tây Ninh.

B. Bình Dương.

C. Bình Phước.

D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 40:

Cho bảng số liệu sau:

MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU NƯỚC TA TỪ 2013 – 2015

Sản phẩm

2010

2012

2013

2015

Dầu thô (Triệu đô la Mỹ)

5.023,5

8.211,9

7.226,4

3.710,2

Than đá (Triệu đô la Mỹ)

1.614,6

1.239,8

914,1

185,1

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Dựa vào bảng số liệu trên, để thể hiện tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu từ năm 2010 đến năm 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ đường

B. Biểu đồ cột

C. Biểu đồ tròn

D. Biểu đồ miền