(2023) Đề thi thử Địa Lí THPT Hà Thành, Hà Nội có đáp án ( Lần 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dân số nước ta tăng nhanh dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số diễn ra vào thế kỉ nào?

A. XVIII.
B. XIX.
C. XX.  
D. XXI.
Câu 2:

Sản lượng lúa nước ta những năm gần đây có xu hướng tăng lên chủ yếu là do

A. xen canh các cây hoa màu trên đất trồng lúa
B. đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất lúa.
C. luân canh các loại cây lương thực trên đất trồng lúa.
D. khai hoang, mở rộng diện tích cây trồng.
Câu 3:

Đô thị đầu tiên của nước ta là đô thị 

A. Nam Định.    
B. Cổ Loa
C. Hải Phòng.  
 D. Phú Xuân.
Câu 4:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây có số dân trên một  triệu người? 

A. Vĩnh Long.
B. Việt Trì.  
C. Tuy Hòa.      
D. Hải Phòng.
Câu 5:

Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới là sản phẩm chuyên môn  hóa của vùng 

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đông Nam Bộ. 
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Tây Nguyên.
Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết vùng nông nghiệp nào sau đây không  chuyên môn hóa sản xuất mía? 

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.              
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.   
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 7:

Cho bảng số liệu: 

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ NƯỚC TA

(Đơn vị: %)

Năm 

Trồng trọt 

Chăn nuôi 

Dịch vụ nông nghiệp

1995 

78,1

18,9

3,0

2000 

78,2

19,3

2,5

2005 

73,5

24,7

1,8

2010 

74,5

25,0

1,6

Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành kinh  tế nước ta giai đoạn 1995 – 2010? 

A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ miền.      
C. Biểu đồ tròn.   
D. Biểu đồ đường.
Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết vùng kinh tế nào sau đây không giáp biển?

A. Tây Nguyên.
B. Đông Nam Bộ. 
C. Bắc Trung Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.     
Câu 9:

Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ XUẤT - NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

(Đơn vị: Triệu đô la Mỹ) 

Năm

2010

2013

2014

2015

Xuất khẩu

72 236,7

132 032,9

150 217,1

162 016,7

Nhập khẩu

84 838,6

132 032,6

147 849,1

165775,9

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào đúng về giá trị xuất – nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010-2015?

A. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng.
B. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu giảm.
C. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm.
D. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu tăng. 
Câu 10:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, năm 2007 năng suất lúa của nước ta năm 2007  là bao nhiêu tạ/ha? 

A. 499 tạ/ha.   
B. 49,9 tạ/ha.  
C. 50,1 tạ/ha.      
D. 451 tạ/ha.
Câu 11:

Nguồn thức ăn cho chăn nuôi nào sau đây được lấy từ ngành trồng trọt?

A. Hoa màu lương thực.
B. Thức ăn chế biến công nghiệp.
C. Phụ phẩm ngành thủy sản.
D. Đồng cỏ tự nhiên. 
Câu 12:

Ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong sản xuất lương thực ở nước ta là

A. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.   
B. cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
C. đảm bảo an ninh lương thực trong cả nước.
D. phục vụ cho xuất khẩu. 
Câu 13:

Thế mạnh nông nghiệp ở đồng bằng không phải là 

A. nuôi trồng thủy sản.   
B. chăn nuôi gia súc lớn
C. cây trồng ngắn ngày.
D. thâm canh, tăng vụ
Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ  chuyên môn hóa sản xuất những loại vật nuôi nào sau đây? 

A. Lợn, trâu, gia cầm
B. Gia cầm, bò, lợn.  
C. Trâu, lợn, gia cầm     
D. Trâu, bò, lợn.
Câu 15:

Mục đích chính của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là 

A. mặt hàng xuất khẩu chủ lực.     
B. đáp ứng nhu cầu tại chỗ. 
C. mang tính tự cấp, tự túc.      
D. tạo ra nhiều nông sản, lợi nhuận.
Câu 16:

Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta?

A. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.
B. Lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít.
C. Đội ngũ cán bộ quản lí có kinh nghiệm còn thiếu.
D. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề đông đảo.
Câu 17:

Yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự khác nhau về phân bố cây chè ở nước ta là

A. khí hậu
B. địa hình.
C. đất đai.   
D. nguồn nước
Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết loại vật nuôi nào sau đây không được  chuyên môn hóa sản xuất ở vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng?

A. Trâu.
B. Lợn.   
C. Gia cầm.          
D. Bò.
Câu 19:

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ dân số nước ta đông? 

A. Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. 
B. Có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ đất nước.
C. Đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới. 
D. Nước ta có dân số đông và nguồn lao động dồi dào. 
Câu 20:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trong những tỉnh sau đây tỉnh nào có diện tích  trồng lúa nhiều nhất? 

A. Thái Bình.    
B. Hải Dương.     
C. An Giang.      
D. Hậu Giang.
Câu 21:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết Tây Nguyên tiếp giáp với các  vùng nông nghiệp nào sau đây? 

A. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
D. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng Sông Hồng.
Câu 22:

Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta là 

A. Tây Nguyên      
B. Đồng bằng sông Hồng. 
C. Đông Nam Bộ.   
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 23:

Cơ sở thức ăn tự nhiên cho chăn nuôi ở nước ta được đảm bảo tốt hơn nhiều từ

A. thức ăn từ chế biển công nghiệp.  
B. hoa màu lương thực. 
C. đồng cỏ.       
D. phụ phẩm của thủy sản. 
Câu 24:

Đây là hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ 

A. gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.   
B. những người trong độ tuổi sinh đẻ lớn.
C. thu nhập bình quân đầu người thấp.
D. múc sinh quá cao nên sẽ khó hạ tỉ lệ
Câu 25:

Cho bảng số liệu: 

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2010 VÀ NĂM 2015

(Đơn vị: tỷ đô la Mỹ)

Năm 

Philippin 

Singapore 

Thái Lan 

Việt Nam

2010 

199,6 

236,4 

340,9 

116,3

2015 

292,5 

292,8 

395,2 

193,4

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia,  năm 2015 so với năm 2010? 

A. Singapore tăng ít nhất.    
B. Thái Lan tăng nhiều nhất.
C. Việt Nam tăng nhanh nhất.
D. Philippin tăng chậm nhất.
Câu 26:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về  sự phân bố dân cư Việt Nam? 

A. Phía tây miền Trung có mật độ dân số cao hơn phía đông. 
B. Mật độ dân số ở trung du cao hơn mật độ dân số ở miền núi. 
C. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số đứng đầu cả nước. 
D. Đồng bằng có một độ dân số cao hơn trung du và miền núi. 
Câu 27:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng so với  diện tích toàn tỉnh trên 60% (năm 2007)?

A. Lai Châu.        
B. Gia Lai.  
C. Lâm Đồng.
D. Hà Nội.
Câu 28:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng nào sau đây trồng nhiều cây  cà phê nhất nước ta? 

A. Tây Nguyên.  
B. Bắc Trung Bộ.   
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.    
D. Đông Nam Bộ. 
Câu 29:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết vùng nông nghiệp nào sau đây có diện  tích đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm lớn nhất? 

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. 
B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. 
C. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên. 
D. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ. 
Câu 30:

Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong  giai đoạn mới của đất nước? 

A. Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO. 
B. Nền kinh tế thị trường phát triển. 
C. Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995. 
D. Chiến tranh kết thúc, hòa bình được lập lại ở hai miền. 
Câu 31:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi  trồng cao nhất cả nước năm 2007? 

A. Kiên Giang.
B. Bạc Liêu.
C. Đồng Tháp. 
D. An Giang.
Câu 32:

Xu hướng nổi bật của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là 

A. phát triền mạnh dịch vụ thú y và giống
B. ứng dụng khoa học kĩ thuật.
C. tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa
D. tăng tỉ trọng sản phẩm không giết thịt.
Câu 33:

Cho bảng số liệu sau: 

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA THẾ GIỚI

GIAI ĐOẠN 1950 – 2003

Sản phẩm 

1950 

1960 

1980 

1990 

2003

Than (triệu tấn) 

1820 

2603 

3770 

3387 

5300

Dầu mỏ (triệu tấn) 

523 

1052 

3066 

3331 

3904

Điện (tỉ kwh) 

967 

2304 

8247 

11832 

14851

Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất sản phẩm công nghiệp dầu mỏ,  than và điện của thế giới, giai đoạn 1950 – 2003? 

A. Biểu đồ tròn.   
B. Biểu đồ cột
C. Biểu đồ miền.   
D. Biểu đồ đường.
Câu 34:

Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước. 
B. Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. 
C. Giảm dần tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng. 
Câu 35:

Loại cây công nghiệp dài ngày mới trồng nhưng đang phát triển mạnh ở Tây Bắc là

A. Cà phê chè.
B. Bông.  
C. Cao su.
D. Chè.
Câu 36:

Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến 

A. nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
B. khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.
C. vấn đề giải quyết việc làm.
D. việc phát triển giáo dục và y tế.
Câu 37:

Nơi nào sau đây thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước ngọt? 

A. Bãi triều.
B. Đầm phá.
C. Ô trũng đồng bằng.
D. Rừng ngập mặn.
Câu 38:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng  cây công nghiệp lâu năm lớn hơn cây công nghiệp hàng năm? 

A. Lâm Đồng.          
B. Hà Giang.
C. Hà Tĩnh.      
D. Hậu Giang.
Câu 39:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển Vân Đồn thuộc  tỉnh (thành phố) nào sau đây? 

A. Nam Định.  
B. Quảng Ninh.
C. Thái Bình.    
D. Hải Phòng.
Câu 40:

Hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện 

A. Cơ cấu cây trồng đang được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường. 
B. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp. 
C. Sự khai thác có hiệu quả hơn nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta. 
D. Sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.