(2023) Đề thi thử Địa lí THPT Kim Liên, Nghệ An (Lần 1) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Kiểu thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta là do

A. ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ đến sớm.
B. khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương.
C. gió mùa đông đi qua lục địa phương Bắc.
D. khối khí lạnh di chuyển lệch đông qua biển. 
Câu 2:

Biện pháp bảo vệ nào sau đây được thực hiện với cả ba loại rừng ở nước ta?

A. Trồng rừng trên đất trống, phủ xanh đồi trọc.
B. Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân. 
C. Bảo vệ đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia. 
D. Duy trì phát triển độ phì và chất lượng rừng. 
Câu 3:

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn ở nước ta hiện nay là do

A. biến đổi khí hậu toàn cầu.
B. môi trường nước ô nhiễm.
C. khai thác rừng lấy gỗ, củi.
D. mở rộng đất nông nghiệp.
Câu 4:

Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất muối ở nước ta là

A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng. 
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ. 
Câu 5:

Ở nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Nam lên cao hơn so với miền Bắc do

A. có nền nhiệt độ thấp hơn.
B. có nền nhiệt độ cao hơn.
C. có nền địa hình cao hơn.
D. có nền địa hình thấp hơn. 
Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất xám bạc màu trên phù sa cổ tập  trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?

A. Đông Nam Bộ.
B. Tây Nguyên. 
C. Bắc Trung Bộ.
D. Nam Trung Bộ.
Câu 7:

Đặc điểm địa hình thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa là của  vùng núi nào sau đây? 

A. Đông Bắc.
B. Trường Sơn Bắc.
C. Tây Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
Câu 8:

Vùng biển nào mà ở đó Nhà nước ta được quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh  quốc phòng, kiểm soát thuế quan, môi trường...?

A. Tiếp giáp lãnh hải.
B. Đặc quyền kinh tế.
C. Thềm lục địa.
D. Lãnh hải. 
Câu 9:

Vùng đất ngoài đê Đồng bằng sông Hồng là nơi

A. thường xuyên được bồi tụ phù sa.
B. có nhiều ô trũng ngập nước.
C. có bậc ruộng cao bạc màu.
D. không được bồi tụ phù sa hàng năm.
Câu 10:

Đất ở đồng bằng ven biển miền Trung nước ta thường nghèo, nhiều cát do

A. có nguồn gốc hình thành chủ yếu từ biển.
B. mưa nhiều, bị xói mòn, rửa trôi mạnh.
C. đồng bằng nhỏ, hẹp ngang, bị chia cắt.
D. phần lớn đồng bằng nằm ở chân núi.
Câu 11:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết có bao nhiêu cao nguyên trong miền  Nam Trung Bộ và Nam Bộ? 

A. 5 cao nguyên.
B. 7 cao nguyên.
C. 6 cao nguyên.
D. 4 cao nguyên.
Câu 12:

Địa hình chủ yếu đồi núi thấp đã làm cho thiên nhiên nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Địa hình ít hiểm trở.
B. Địa hình có tính phân bậc.
C. Thiên nhiên phân hoá sâu sắc.
D. Bảo toàn tính chất nhiệt đới.
Câu 13:

Cho bảng số liệu: 

DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á NĂM 2020

Quốc gia 

In-đô-nê-xi-a

Ma-lai-xi-a

Phi-lip-pin

Thái Lan

Diện tích (nghìn km2) 

1904,6

329,8

300,0

513,1

Dân số (triệu người) 

273,5

32,4

109,6

69,8

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021) 

Theo bảng số liệu, cho biết quốc gia nào sau đâycó mật độ dân số cao nhất? 

A. Phi-lip-pin.
B. Ma-lai-xi-a.
C. In-đô-nê-xi-a.
D. Thái Lan.
Câu 14:

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở 

A. Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần trong năm.
B. Mặt Trời luôn cao trên đường chân trời.
C. cân bằng bức xạ luôn dương quanh năm.
D. lượng nhiệt Mặt Trời nhận được rất lớn. 
Câu 15:

Cho biểu đồ:

Cho biểu đồ:    GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA XIN-GA-PO VÀ THÁI LAN, NĂM 2019 (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)  Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất nhập khẩu của Xin-ga-po và Thái Lan năm 2019?  A. Thái Lan là nước nhập siêu.  B. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Xin-ga-po lớn hơn Thái Lan.  C. Giá trị xuất khẩu của Xin-ga-po luôn lớn hơn Thái Lan.  D. Xin-ga-po là nước xuất siêu.  (ảnh 1)

GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA XIN-GA-PO VÀ THÁI LAN, NĂM 2019

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) 

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất nhập khẩu của Xin-ga-po và Thái Lan năm 2019?

A. Thái Lan là nước nhập siêu. 
B. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Xin-ga-po lớn hơn Thái Lan.
C. Giá trị xuất khẩu của Xin-ga-po luôn lớn hơn Thái Lan. 
D. Xin-ga-po là nước xuất siêu. 
Câu 16:

Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Nam là

A. xích đạo và nhiệt đới.
B. cận nhiệt đới và xích đạo.
C. nhiệt đới và cận nhiệt đới.
D. cận xích đạo và ôn đới. 
Câu 17:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào có độ cao lớn nhất ở  miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? 

A. Lang Bian.
B. Chư Pha.
C. Kon Ka Kinh.
D. Ngọc Linh.
Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa  trung bình năm cao nhất? 

A. Huế.
B. Hà Tiên.
C. Lũng Cú.
D. A Pa Chải.
Câu 19:

Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý nước ta là 

A. thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. 
B. thuận lợi để xây dựng nền văn hóa tương đồng với khu vực. 
C. tự nhiên phân hóa đa dạng giữa Bắc - Nam, Đông - Tây. 
D. nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản vô cùng giàu có. 
Câu 20:

Phía tây nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào sau đây?

A. Lào và Trung Quốc.
B. Campuchia và Trung Quốc.
C. Lào và Thái Lan.
D. Lào và Campuchia. 
Câu 21:

Mùa khô thường kéo dài 6 - 7 tháng diễn ra chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Cực Nam Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng Nam Bộ.
Câu 22:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ xuất  hiện ở dãy núi 

A. Hoành Sơn.
B. Tam Đảo.
C. Hoàng Liên Sơn.
D. Bạch Mã.
Câu 23:

Theo mục đích sử dụng, rừng nước ta được chia thành 

A. rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
B. rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng rậm.
C. rừng sản xuất, rừng tre nứa, rừng cây gỗ.
D. rừng phòng hộ, rừng rậm, rừng quốc gia.
Câu 24:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhiệt độ trung bình tháng VII ở Hà Nội  là bao nhiêu? 

A. 24 - 28°C.
B. trên 28°C.
C. 18 - 20°C.
D. 20 - 24°C.
Câu 25:

Đây là đặc điểm của bão ở nước ta?

A. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
B. Diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước.
C. Chỉ diễn ra phía Bắc vĩ tuyến 16.
D. Chỉ diễn ra vào mùa mưa lớn.
Câu 26:

Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía bên trong đường nước cơ sở được gọi là

A. lãnh hải.
B. nội thủy.
C. đặc quyền kinh tế.
D. tiếp giáp lãnh hải.
Câu 27:

Feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta do có 

A. địa hình ¾ là đồi núi.
B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. địa hình đồi núi thấp là chủ yếu. 
D. đá mẹ badơ là chủ yếu. 
Câu 28:

Cho bảng số liệu: 

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO NGHÀNH KINH TẾ CỦA NƯỚC TA

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm 

Tổng số 

Nông nghiệp 

Lâm nghiệp 

Thủy sản

2010

396.576

315.310

15.136

66.130

2015

712.460

533.633

30.636

148.192

2017

768.161

559.989

36.872

171.300

2019

836.234

588.709

43.484

264.046

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) 

Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn  2010 - 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Cột ghép.
B. Miền.
C. Tròn.
D. Kết hợp.
Câu 29:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết Sao la là động vật quí hiếm có ở vườn  quốc gia nào sau đây? 

A. Phú Quốc.
B. Cát Tiên.
C. Pù Mát.
D. Cát Bà.
Câu 30:

Nguyên nhân chủ yếu gây ngập lụt ở Trung Bộ nước ta là 

A. có nhiều đầm phá làm chậm việc thoát nước ra biển.
B. sông ngắn dốc, tập trung nước nhanh.
C. mực nước biển dâng cao làm ngập vùng ven biển.
D. mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.
Câu 31:

Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt là nguồn hải sản bị giảm sút rõ rệt do nguyên  nhân chủ yếu nào sau đây? 

A. Ô nhiễm môi trường nước và khai thác quá mức.
B. Dịch bệnh và các hiện tượng thời tiết thất thường.
C. Khai thác quá mức và biến đổi khí hậu.
D. Thời tiết thất thường và khai thác quá mức.
Câu 32:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tổng lượng mưa từ tháng V - X của  Đồng bằng Sông Cửu Long chủ yếu là bao nhiêu? 

A. 1200 - 1600 mm
B. 1600 - 2000 mm
C. 800 - 1200 mm.
D. trên 2000 mm.
Câu 33:

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ khác với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở những đặc  điểm nào sau đây? 

A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh.
B. Địa hình núi ưu thế, có nhiều cao nguyên và lòng chảo giữa núi. 
C. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm, tính nhiệt đới tăng dần. 
D. Mùa hạ chịu tác động mạnh của Tín phong, có đầy đủ ba đai cao. 
Câu 34:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở vùng  nào của nước ta? 

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ. 
C. Đông Nam Bộ.
D. Đông Bắc Bộ. 
Câu 35:

Dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ là giới hạn của  miền địa lí tự nhiên nào sau đây?

A. Miền Nam Trung Bộ và nam Bộ.
B. Miền Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
C. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
D. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Câu 36:

Cho biểu đồ về: Giá trị xuất khẩu hàng thủy sản của nước ta, năm 2010 và 2018 (%)

Cho biểu đồ về: Giá trị xuất khẩu hàng thủy sản của nước ta, năm 2010 và 2018 (%)    (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)  Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?  A. Quy mô giá trị xuất khẩu hàng thủy sản nước ta.  B. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu hàng thủy sản nước ta.  C. Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng thủy sản nước ta.  D. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng thủy sản nước ta.  (ảnh 1)

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) 

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? 

A. Quy mô giá trị xuất khẩu hàng thủy sản nước ta. 
B. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu hàng thủy sản nước ta. 
C. Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng thủy sản nước ta. 
D. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng thủy sản nước ta. 
Câu 37:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết Phía Bắc nước ta (dãy Bạch Mã làm  ranh giới) có bao nhiêu lưu vực hệ thống sông lớn? 

A. 6 lưu vực.
B. 7 lưu vực.
C. 5 lưu vực.
D. 8 lưu vực.
Câu 38:

Loại gió nào sau đây là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên  nước ta?

A. Gió Tín phong bán cầu Bắc.
B. Gió mùa Đông Bắc. 
C. Gió mùa Tây Nam.
D. Gió Tín phong bán cầu Nam.
Câu 39:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết Sông Ngàn Phố thuộc lưu vực sông  nào sau đây?

A. Lưu vực Sông Mê Công.
B. Lưu vực sông Thu Bồn. 
C. Lưu vực sông Cả.
D. Lưu vực Sông Ba (Đà Rằng).
Câu 40:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, đỉnh Pu Xai Lai Leng thuộc dãy Trường Sơn  Bắc, có độ cao là 

A. 2711 m.
B. 2858 m.
C. 2452 m.
D. 2235 m.