(2023) Đề thi thử Địa Lí THPT Lê Văn Hưu (Lần 1) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết quốc lộ số 8 đi qua cửa khẩu nào sau đây?

A. Cha Lo.
B. Cầu Treo.
C. Nậm Cắn.

D. Tây Trang.

Câu 2:

Biểu hiện của tính đa dạng địa hình ven biển nước ta là có nhiều

A. vịnh cửa sông và bờ biển mài mòn.

B. đảo ven bờ và quần đảo xa bờ.

C. dạng địa hình khác nhau ở ven biển.

D. đầm phá và các bãi cát phẳng.

Câu 3:

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi 

A. hoạt động của gió phơn Tây Nam.

B. địa hình nước ta nhiều đồi núi.

C. địa hình nước ta thấp dần ra biển.  

D. vị trí trong vùng nội chí tuyến.

Câu 4:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết hướng Tây Bắc - Đông Nam là hướng  của dãy núi nào sau đây? 

A. Hoàng Liên Sơn.       
B. Bạch Mã.
C. Đông Triều.     

D. Trường Sơn Nam.

Câu 5:

Đặc điểm nổi bật của thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta là

A. đồi núi thấp chiếm ưu thế với các dãy núi có hướng vòng cung. 

B. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh nhất ở nước ta. 

C. địa hình cao, các dãy núi xen thung lũng sông có hướng tây bắc - đông nam. 

D. khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm. 

Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết mỏ nào sau đây không phải là mỏ dầu?

A. Hồng Ngọc.
B. Bạch Hổ.
C. Rạng Đông.

D. Tiền Hải.

Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào ở miền Tây Bắc và Bắc  Trung Bộ không có hướng Tây Bắc - Đông Nam? 

A. Pu Đen Đinh.
B. Hoàng Liên Sơn.
C. Pu Sam Sao.

D. Phu Luông.

Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có số lượng trâu trên 100 nghìn con ở vùng  Bắc Trung Bộ không phải là 

A. Nghệ An.
B. Thanh Hóa.
C. Hà Tĩnh.

D. Quảng Bình.

Câu 9:

Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng không nhiều chủ yếu là do

A. đất chưa sử dụng còn ít, sức ép công nghiệp hóa và đô thị hóa. 

B. dân số đông, bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp. 

C. diện tích đất phù sa nhỏ, sức ép công nghiệp hóa và đô thị hóa. 

D. lịch sử khai thác lâu đời, đất bạc màu không thể cải tạo được. 

Câu 10:

Cho bảng số liệu: 

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2019

Năm

Doanh thu

(tỉ đồng)

Số thuê bao di động

(nghìn thuê bao)

Cố định

Di động

2010

182182,6

12740,9

111570,2

2013

182089,6

9556,1

131673,7

2015

336680,0

6400,0

136148,1

2019

366812,0

5900,0

120324,1

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) 

Theo bảng số liệu, để thể hiện tình hình phát triển ngành bưu chính viễn thông của nước ta giai đoạn 2010 - 2019,  dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? 

A. Kết hợp.
B. Đường.
C. Miền.     

D. Cột.

Câu 11:

Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự hình thành gió mùa ở Việt Nam?

A. Sự chênh lệch khí áp giữa đất liền và biển.

B. Sự tăng và hạ khí áp một cách đột ngột.

C. Sự chênh lệch độ ẩm giữa ngày và đêm.

D. sự chênh lệch nhiệt, ẩm giữa đất và biển.

Câu 12:

Biện pháp quan trọng nhất để giảm lũ ở vùng hạ lưu là 

A. xây dựng các đập thủy điện.

B. trồng rừng đầu nguồn. 

C. trồng rừng ngập mặn.

D. trồng cây công nghiệp lâu năm.

Câu 13:

Cho biểu đồ: 

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất nhập khẩu của Ma lai xi a và Phi (ảnh 1)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất nhập khẩu của Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin năm 2019?

A. Phi-lip-pin nhập siêu.

B. Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Phi-lip-pin lớn hơn Ma-lai-xi-a. 

C. Ma-lai-xi-a xuất siêu. 

D. Ma-lai-xi-a nhập siêu và Phi-lip-pin xuất siêu. 

Câu 14:

Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ Yaly thuộc lưu vực sông nào sau đây?

A. Sông Mê Kông.
B. Sông Thu Bồn.
C. Sông Ba.

D. Sông Đồng Nai.

Câu 15:

Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng xảy ra nghiêm trọng ở vùng ven biển  Bắc Trung Bộ chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây? 

A. Khai thác sa khoáng quá mức để làm vật liệu xây dựng. 

B. Hướng lãnh thổ gần như vuông góc với hướng gió biển. 

C. Diện tích rừng ngập mặn ít, vẫn còn nặn chặt phá rừng. 

D. Chịu tác động mạnh của gió mùa và nhiều cơn bão lớn. 

Câu 16:

Cho biểu đồ về GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2005 - 2019:

Cho biểu đồ về GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2005 (ảnh 1)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? 

A. Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta. 

B. Thay đổi quy mô GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta. 

C. Chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta. 

D. Quy mô, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta. 

Câu 17:

Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi nước ta?

A. Phần lớn là sông nhỏ.  
B. Ít phụ lưu.        
C. Nhiều sông.

D. Giàu phù sa.

Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết nhóm ngôn ngữ nào sau đây có phạm  vi phân bố rộng nhất? 

A. Môn - Khơ me.
B. Tày - Thái.
C. Việt - Mường.
D. Ka - Dai.
Câu 19:

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn ở nước ta hiện nay là do

A. biến đổi khí hậu toàn cầu.
B. khai thác rừng lấy gỗ, củi.
C. mở rộng đất nông nghiệp.

D. môi trường nước ô nhiễm.

Câu 20:

Sự đa dạng về bản sắc dân tộc của nước ta là do vị trí 

A. có sự gặp gỡ nhiều nền văn minh lớn với văn minh bản địa. 

B. diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động. 

C. liền kề của hai vành đai sinh khoáng lớn. 

D. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế lớn. 

Câu 21:

Biểu hiện nào sau đây là sự suy thoái đất ở đồng bằng của nước ta?

A. Đất bị xói mòn, rửa trôi và xâm thực.

B. Đất trống, đồi núi trọc gia tăng.

C. Đất bị bạc màu làm trơ sỏi đá.       

D. Đất bị ô nhiễm và canh tác quá mức. 

Câu 22:

Phần lãnh thổ phía Nam nước ta có lượng bốc hơi nước cao hơn phần lãnh thổ phía Bắc  chủ yếu do 

A. vị trí gần xích đạo và tác động của Tín phong bán cầu Bắc. 

B. không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, lãnh thổ rộng. 

C. tiếp giáp Biển Đông và tác động của Tín phong bán cầu Bắc. 

D. nằm trong vùng nội chí tuyến, gió Tây Nam hoạt động mạnh. 

Câu 23:

Cho bảng số liệu: 

TỔNG SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2019

(Đơn vị: triệu người) 

Nước

Phi-li-pin

Ma-lai-xi-a

In-đô-nê-xi-a

Thái Lan

Số dân

108,1

32,8

268,4

66,4

Dân thành thị

50,7

24,9

142,3

33,1

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê 2020) 

Theo bảng số liệu, cho biết nước nào sau đây có tỉ lệ dân thành thị thấp nhất? 

A. Phi-li-pin.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Thái Lan.

D. Ma-lai-xi-a.

Câu 24:

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có nhiều loài thực vật nhiệt đới, xích đạo vì

A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự di cư của các loài từ Himalaya xuống. 

B. khí hậu có mùa đông lạnh, các loại di cư từ phương Nam và phương Bắc. 

C. khí hậu cận xích đạo gió mùa, các loài có nguồn gốc từ Mã Lai- Inđônêxia. 

D. khí hậu nhiệt đới gió mùa, các loài có nguồn gốc từ Ân Độ - Mianma đến. 

Câu 25:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây thuộc tỉnh Bình Định?

A. Tuy Hòa.
B. Tam Kỳ.
C. Quy Nhơn.

D. An Khê.

Câu 26:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây ở trạm khí tượng Đà  Nẵng có lượng mưa lớn nhất? 

A. Tháng X.
B. Tháng XI.
C. Tháng XII.

D. Tháng IX.

Câu 27:

Địa hình nước ta bị xâm thực mạnh ở đồi núi là do 

A. khí hậu xích đạo, đất phù sa.

B. khí hậu nóng ẩm mưa nhiều.

C. địa hình chủ yếu là đồi núi.  

D. đất feralit nằm ở trên đá bazan.

Câu 28:

Chế độ nhiệt trong năm của nước ta phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố nào sau đây?

A. Độ cao địa hình và hướng các dãy núi.

B. Hoạt động của gió mùa. 

C. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.

D. Tác động của biển Đông. 

Câu 29:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết than đá tập trung nhiều nhất ở vùng  nào sau đây? 

A. Tây Bắc.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên.

D. Đông Bắc.

Câu 30:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất feralit trên đá badan không có ở  vùng nào sau đây? 

A. Tây Nguyên.

B. Tây Bắc.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 31:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết di sản nào sau đây không phải là di  sản văn hóa thế giới? 

A. Cố đô Huế.   
B. Phong Nha - Kẻ Bàng.
C. Phố cổ Hội An.

D. Di tích Mỹ Sơn.

Câu 32:

Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc - Nam ở nước ta là do

A. có nhiều dãy núi đâm ngang ra biển, lãnh thổ hẹp ngang. 

B. hình dạng lãnh thổ, hoạt động của gió mùa Đông Bắc. 

C. ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông, hướng núi chính. 

D. Tín phong bán cầu Bắc hoạt động, độ cao địa hình. 

Câu 33:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết cao nguyên nào sau đây có độ cao lớn  nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam? 

A. Kon Tum.        
B. Lâm Viên.        
C. Mơ Nông.

D. Đắk Lắk.

Câu 34:
Tổng lượng phù sa hàng năm của sông ngòi nước ta rất lớn chủ yếu là do

A. lãnh thổ nước ta hẹp ngang, địa hình có nhiều hướng khác nhau. 

B. địa hình đồi núi già trẻ lại, có tính phân bậc rõ rệt các khu vực. 

C. địa hình đồi núi bị cắt xẻ mạnh, sườn dốc lớn và xâm thực mạnh. 

D. địa hình nước ta có sự tương phản giữa đồng bằng và miền núi. 

Câu 35:

Gió tín phong nửa cầu Bắc chiếm ưu thế từ khu vực dãy Bạch Mã trở vào Nam có hướng

A. Tây Nam.        
B. Đông Nam.
C. Tây Bắc.

D. Đông Bắc.

Câu 36:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thảm thực vật tiêu biểu của vườn quốc gia Mũi  Cà Mau là 

A. rừng ngập mặn.
B. trảng cỏ, cây bụi.
C. rừng tre nứa.

D. rừng thưa.

Câu 37:

Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết gió Tây khô nóng hoạt động chủ yếu ở vùng  khí hậu nào? 

A. Tây Nguyên.
B. Bắc Trung Bộ. 
C. Tây Bắc Bộ.   

D. Trung và Nam Bắc Bộ. 

Câu 38:

Đặc điểm khác nhau giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long là

A. thuỷ triều xâm nhập sâu về mùa cạn.

B. gồm đất phù sa trong đê và ngoài đê.

C. diện tích lãnh thổ rộng lớn hơn.

D. mạng lưới sông ngòi dạy đặc hơn. 

Câu 39:

Đất đai ở vùng ven biển miền Trung thường nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông  chủ yếu do 

A. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều. 

B. các sông miền Trung ngắn và rất nghèo phù sa. 

C. đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều cát sỏi trôi xuống. 

D. trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. 

Câu 40:

Sự hình thành gió mùa Đông Nam ở đồng bằng Bắc Bộ nước ta là do tác động kết hợp của

A. gió mùa Tây Nam từ Nam bán cầu lên và dải hội tụ nội chí tuyển. 

B. gió tây nam từ biển Bắc Ấn Độ Dương đến và dãy Trường Sơn. 

C. gió tây nam từ biển Bắc Ấn Độ Dương đến và dãy núi Bạch Mã. 

D. gió mùa Tây Nam từ Nam bán cầu lên và áp thấp ở vùng Bắc Bộ.