(2023) Đề thi thử Địa Lí THPT Lương Đắc Bằng - Thanh Hóa (Lần 1) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết khu vực địa hình nào sau đây cao nhất  ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? 

A. Cao nguyên Sơn La.

B. Dãy Hoàng Liên Sơn.

C. Cao nguyên Mộc Châu.
D. Dãy Pu Đen Đinh.
Câu 2:

Nước ta không có hoang mạc như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á do nguyên nhân chủ yếu  nào dưới đây? 

A. Nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc. 

B. Tiếp giáp Biển Đông và lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài. 

C. Nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á. 

D. Nằm trên đường di cư của các luồng sinh vật. 

Câu 3:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết rừng ngập mặn tập trung nhiều nhất ở  vùng nào sau đây? 

A. Bắc Trung Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Hồng. 

Câu 4:

Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến nên nước ta có 

A. khí hậu mát mẻ.         
B. nhiều sông lớn.
C. lượng mưa lớn.
D. nền nhiệt độ cao.
Câu 5:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đất hiếm của nước ta phân bố chủ yếu ở

A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.
Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết trong các hệ thống sông sau đây, hệ  thống sông nào có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất? 

A. Sông Thu Bồn.
B. Sông Mã.
C. Sông Ba.
D. Sông Thái Bình.
Câu 7:

Lãnh hải của nước ta là 

A. vùng biển rộng 24 hải lí tính từ đường cơ sở. 

B. vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. 

C. vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. 

D. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển rộng 12 hải lí. 

Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết bán đảo Sơn Trà thuộc tỉnh (thành  phố) nào sau đây? 

A. Đà Nẵng.
B. Bình Định.       
C. Khánh Hoà.

D. Quảng Nam.

Câu 9:

Hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng nào sau đây?

A. Rừng đặc dụng.
B. Rừng sản xuất.
C. Rừng ven biển.

D. Rừng phòng hộ.

Câu 10:

Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện rõ nhất ở vùng núi

A. Đông Bắc, Trường Sơn Nam.

B. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.

C. Đông Bắc và Trường Sơn Nam.

D. Tây Bắc, Trường Sơn Nam.

Câu 11:
Hai bể dầu khí lớn hiện đang được thăm dò và khai thác ở thềm lục địa nước ta là
A. Thổ Chu - Mã lai và Cửu Long.
B. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã lai.
C. Nam Côn Sơn và Cửu Long.
D. Sông Hồng và Cửu Long.
Câu 12:

Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta trong những năm qua thay đổi theo hướng

A. số dân thành thị giảm nhưng tỉ lệ dân thành thị vẫn tăng. 

B. số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều giảm. 

C. số dân thành thị tăng nhưng tỉ lệ dân thành thị giảm. 

D. số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng. 

Câu 13:

Tính chất của gió mùa Đông Bắc vào nửa sau mùa đông ở nước ta là

A. khô hanh.        
B. lạnh ẩm.
C. lạnh khô.

D. ấm áp

Câu 14:

Đặc điểm địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là 

A. địa hình khá phức tạp với các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên. 

B. miền duy nhất có địa hình núi cao với đầy đủ ba đai cao. 

C. vòng cung là hướng chính của các dãy núi và các dòng sông. 

D. cao hai đầu, thấp ở giữa, các nhánh núi chạy song song và so le. 

Câu 15:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, các vịnh biển theo thứ tự từ Bắc vào Nam là

A. Quy Nhơn, Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh, Xuân Đài. 

B. Dung Quất, Xuân Đài, Cam Ranh, Vân Phong, Quy Nhơn. 

C. Cam Ranh, Vân Phong, Xuân Đài, Quy Nhơn, Dung Quất. 

D. Dung Quất, Quy Nhơn, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh. 

Câu 16:

Nơi khí hậu trong năm có một mùa đông lạnh với 2 đến 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C là

A. trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.

B. vùng núi Đông Bắc, vùng núi Bắc Trung Bộ.

C. vùng Bắc Trung Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.

D. vùng núi Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ.  

Câu 17:

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do

A. giao thông vận tải thuận tiện hơn.

B. đất đai màu mỡ, phì nhiêu hơn.

C. khí hậu, đất đai thuận lợi hơn.

D. lịch sử khai thác lãnh thổ sớm hơn. 

Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất feralit trên đá badan tập trung  nhiều nhất ở vùng núi nào? 

A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Nam.
D. Trường Sơn Bắc.
Câu 19:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta xếp theo thứ  tự giảm dần về quy mô (2007) là 

A. Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha Trang.

B. Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Thanh Hóa.

C. Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa.

D. Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nha Trang.

Câu 20:

Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng chủ yếu ở nước ta hiện nay là

A. chất thải sinh hoạt của khu dân cư, du lịch

B. thuốc trừ sâu dư thừa trong nông nghiệp. 

C. chất thải của các hoạt động du lịch biển.

D. nước thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt.

Câu 21:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản năm  2007 so với năm 2000 tăng 

A. 9,0 %.
B. 1,1 %.
C. 10,1 %.

D. 10,0 %.

Câu 22:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết những đô thị nào sau đây ở nước ta  có quy mô dân số trên 1 triệu người? 

A. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

B. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Nam Định.

C. Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.

D. Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

Câu 23:

Sự phân hoá lượng mưa ở một vùng chủ yếu chịu ảnh hưởng của

A. khí hậu và độ cao.

B. địa hình và hướng gíó. 

C. hướng gió và mùa gió.
D. vĩ độ địa lí và độ cao. 
Câu 24:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về  các dân tộc ở nước ta? 

A. Dân tộc Kinh tập trung chủ yếu ở đồng bằng.

B. Các dân tộc ít người chỉ tập trung ở miền núi.

C. Các dân tộc thường có sự phân bố xen kẽ nhau.

D. Dân tộc Tày sống chủ yếu ở phía Bắc nước ta.

Câu 25:

Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho đồng bằng duyên hải miền Trung ngập lụt  trên diện rộng? 

A. Mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

B. Sông ngắn, độ dốc lớn, tập trung nước nhanh.

C. Nước biển dâng cao làm ngập vùng ven biển.

D. Có nhiều đầm phá làm chậm việc thoát nước.

Câu 26:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc miền  khí hậu phía Bắc? 
A. Nam Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Nam Trung Bộ.

D. Đông Bắc Bộ.

Câu 27:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí hậu nào sau đây có tổng lượng  mưa trung bình năm trên 2800mm? 

A. Huế
B. Hà Tiên.
C. TP. Hồ Chí Minh       
D. Hà Nội.
Câu 28:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết nhận định nào sau đây đúng nhất về  đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam? 

A. Các dãy núi hướng Tây Bắc - Đông Nam.

B. Gồm các khối núi và cao nguyên.

C. Địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước.

D. Gồm các cánh cung song song với nhau

Câu 29:

Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết gió Tây khô nóng hoạt động chủ yếu ở vùng  khí hậu nào? 

A. Tây Nguyên.   
B. Tây Bắc Bộ.     
C. Bắc Trung Bộ.

D. Trung và Nam Bắc Bộ. 

Câu 30:

phân bậc của địa hình nước ta là nguyên nhân chính tạo nên

A. sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây.

B. sự phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ.

C. sự phân hóa thiên nhiên theo đai cao.
D. sự phân hóa thiên nhiên theo kinh độ.
Câu 31:

Đặc điểm thiên nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là 

A. gió mùa Đông Bắc suy giảm ảnh hưởng, tính nhiệt đới tăng dần. 

B. có mùa đông lạnh, các loài thực vật phương Bắc chiếm ưu thế. 

C. biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ, có mùa mưa và khô rõ rệt. 

D. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích, có bốn cánh cung núi lớn. 

Câu 32:

Cho biểu đồ: 

DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2019

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh diện tích và dân số của một số quốc  (ảnh 1)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh diện tích và dân số của một số quốc gia năm 2019?

A. Dân số Mi-an-ma lớn hơn Phi-lip-pin.

B. Diện tích Mi-an-ma lớn hơn Phi-lip-pin.

C. Diện tích Cam-pu-chia lớn hơn Mi-an-ma.

D. Dân số Mi-an-ma nhỏ hơn Cam-pu-chia.

Câu 33:

Thành phần dân tộc của nước ta phong phú và đa dạng là do 

A. gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.

B. tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới.

C. là nơi loài người xuất hiện và định cư khá sớm.

D. có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.

Câu 34:

Cho bảng số liệu: 

SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN

2010 - 2019

Năm

2010

2015

2018

2019

Sản lượng thủy sản 

(nghìn tấn)

Tổng số 

5142,7

6582,1

7769,1

8268,2

Khai thác 

2414,2

3049,9

3606,3

3777,3

Giá trị xuất khẩu thủy sản (tỉ USD) 

50,2

65,7

87,7

85,4

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê 2020) 

Căn cứ bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình phát triển thủy sản ở nước ta giai đoạn 2010 - 2019?

A. Tổng sản lượng thủy sản tăng 3025,5 nghìn tấn.

B. Giá trị xuất khẩu thủy sản tăng liên tục.

C. Sản lượng nuôi trồng luôn lớn hơn khai thác.    

D. Sản lượng khai thác có xu hướng giảm.

Câu 35:

Sự hiện diện của dãy Trường Sơn làm cho vùng Bắc Trung Bộ

A. có các loài động, thực vật ôn đới từ phía Bắc di cư đến. 

B. có nhiều thế mạnh để phát triển chăn nuôi. 

C. chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn các vùng khác. 

D. có mùa mưa chậm dần sang thu đông và gió Lào. 

Câu 36:

Phần lãnh thổ phía Nam nước ta có lượng bốc hơi nước cao hơn phần lãnh thổ phía Bắc  chủ yếu do 

A. tiếp giáp Biển Đông và tác động của Tín phong bán cầu Bắc. 

B. nằm trong vùng nội chí tuyến, gió Tây Nam hoạt động mạnh. 

C. vị trí gần xích đạo và tác động của Tín phong bán cầu Bắc. 

D. không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, lãnh thổ rộng. 

Câu 37:

Gió thịnh hành trong mùa đông từ vĩ tuyến 16°B trở vào là 

A. gió Tây Nam thổi từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Nam. 

B. gió mùa Đông Bắc thổi từ cao áp cận cực. 

C. gió Tây Nam thổi từ cao áp ở Ấn Độ Dương. 

D. Tín Phong nửa cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc. 

Câu 38:

Do nằm trong khu vực gió mùa nên biển Đông có 

A. nhiệt độ nước biển, dòng biển thay đổi theo mùa; sóng biển mạnh vào mùa đông. 

B. biển kín, rộng; thềm lục địa nông, sóng biển mạnh vào thời kì gió mùa tây nam. 

C. gió mùa, bão, áp thấp nhiệt đới, nhiệt độ nước biển cao và có độ muối khá lớn. 

D. nhiệt độ nước biển cao, nhiều ánh sáng, bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động mạnh. 

Câu 39:

Cho bảng số liệu: 

TỔNG GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2007 – 2020

(Đơn vị: Tỉ USD) 

Năm 

2007

2010

2015

2019

2020

Tổng giá trị xuất nhập khẩu 

111,4

157,1

327,6

517,3

545,3

Cán cân xuất nhập khẩu 

-14,2

-12,7

-3,6

11,1

19,9

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê 2021) 

Để thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta năm 2007 và năm 2020, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Cột.
B. Tròn.
C. Đường.

D. Kết hợp.

Câu 40:

Cho biểu đồ về xuất, nhập khẩu của Cam-pu-chia 

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây A. Cán cân xuất, nhập khẩu của Cam (ảnh 1)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? 

A. Cán cân xuất, nhập khẩu của Cam-pu-chia giai đoạn 2015 – 2020. 

B. Tốc độ tăng giá trị xuất, nhập khẩu của Cam-pu-chia giai đoạn 2015 – 2020. 

C. Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Cam-pu-chia giai đoạn 2015 – 2020. 

D. Qui mô giá trị xuất, nhập khẩu của Cam-pu-chia giai đoạn 2015 – 2020.