(2023) Đề thi thử Địa lí THPT Ninh Giang, Hải Dương (Lần 1) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đường biên giới trên biển và trên đất liền của nước ta dài đã khiến nước ta gặp khó khăn  nào sau đây?

A. Thiếu nguồn lao động.
B. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
C. Phát triển văn hóa.
D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 2:

Địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

A. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
B. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
C. Đồi núi cao chiếm phần lớn diện tích.
D. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 3:

Tài nguyên vô tận của biển Đông là gì?

A. Dầu khí.
B. Muối.
C. Titan.
D. Sa khoáng.
Câu 4:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng  về sự phân hóa chế độ mưa ở nước ta?

A. Lượng mưa trung bình năm có sự phân hóa theo thời gian.
B. Lượng mưa trung bình năm có sự phân hóa theo không gian từ Bắc vào Nam. 
C. Lượng mưa trung bình năm có sự phân hóa theo không gian và theo thời gian. 
D. Lượng mưa trung bình năm không có sự phân hóa theo thời gian. 
Câu 5:

Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có

A. tổng bức xạ trong năm lớn.
B. hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
C. khí hậu phân hóa thành 2 mùa mưa – khô rõ rệt.
D. nền nhiệt độ cả nước cao. 
Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có  nhiệt độ trung bình các tháng luôn dưới 20°C?

A. Biểu đồ khí hậu Lạng Sơn.
B. Biểu đồ khí hậu Sa Pa. 
C. Biểu đồ khí hậu Điện Biên Phủ.
D. Biểu đồ khí hậu Hà Nội. 
Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất  của gió tây khô nóng?

A. Vùng khí hậu Tây Nguyên.
B. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.
C. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.
D. Vùng khí hậu Nam Bộ. 
Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông nào sau đây có tỉ lệ diện tích  lưu vực lớn nhất?

A. Sông Đồng Nai.
B. Sông Thái Bình. 
C. Sông Mê Công (Cửu Long).
D. Sông Hồng.
Câu 9:

“Địa hình thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu thấp ở giữa” là đặc điểm của địa hình  vùng núi nào sau đây?

A. Vùng núi Tây Bắc.
B. Vùng núi Trường Sơn Bắc.
C. Vùng núi Trường Sơn Nam.
D. Vùng núi Đông Bắc.
Câu 10:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông Sài Gòn thuôc ̣lưu vực ̣sông  nào sau đây?

A. Lưu vực sông Đồng Nai.
B. Lưu vực sông Thu Bồn.
C. Lưu vực sông Mê Công.
D. Lưu vực sông Ba (Đà Rằng).
Câu 11:

Nước ta có tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú, đa dạng là do

A. giáp vùng biển rộng lớn, giàu tài nguyên.
B. nằm liền kề các vành đai sinh khoáng lớn.
C. nằm trên đường di cư và di lưu của các loài sinh vật.
D. có hoạt động của gió mùa và gió tín phong.
Câu 12:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đèo Hải Vân thuộc dãy núi nào?

A. Bạch Mã.
B. Hoàng Liên Sơn.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Hoành Sơn.
Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết nhóm đất feralit trên đá badan  phân bố chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung du miền núi Phía Bắc.
B. Bắc Trung Bộ. 
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Tây Nguyên. 
Câu 14:

Sự phân mùa của khí hậu nước ta là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Bức xạ từ Mặt Trời tới.
B. Hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh.
C. Hoạt động của gió mùa.
D. Sự phân bố lượng mưa theo mùa. 
Câu 15:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 7 - 8, hãy cho biết vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh, thành  phố nào? 

A. Quy Nhơn.
B. Quảng Nam.
C. Phú Yên.
D. Quảng Ngãi.
Câu 16:

Thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ ở nước ta là

A. từ tháng 5 đến tháng 10.
B. từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
C. từ tháng 6 đến tháng 10.
D. từ tháng 5 đến tháng 7 
Câu 17:

Nước ta không có chung biển Đông với quốc gia nào sau đây?

A. Thái Lan
B. Campuchia.
C. Lào.
D. Philippin.
Câu 18:

Điểm cực Bắc của nước ta nằm ở tỉnh

A. Khánh Hòa.
B. Điện Biên.
C. Cà Mau.
D. Hà Giang.
Câu 19:

“Nằm phía trong đường cơ sở, được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền” là vùng

A. lãnh hải.
B. tiếp giáp lãnh hải.
C. nội thủy.
D. đặc quyền kinh tế.
Câu 20:

Biểu hiện của địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là gì?

A. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
B. Địa hình bị xâm thực mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
C. Địa hình có sự phân bậc rõ rệt. 
D. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. 
Câu 21:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Lào?

A. Quảng Bình.
B. Điện Biên.
C. Nghệ An.
D. Lai Châu.
Câu 22:

Biển Đông nằm trong vùng nội chí tuyến nên có đặc tính nào sau đây?

A. Độ mặn không lớn.
B. Biển tương đối kín.
C. Có nhiều dòng hải lưu.
D. Nóng ẩm quanh năm. 
Câu 23:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết đảo Cát Bà thuộc tỉnh, thành  phố nào? 

A. Hải Phòng.
B. Quảng Ninh.
C. Thái Bình.
D. Nam Định.
Câu 24:

Cho bảng số liệu sau: 

Số khách du tịch quốc tế đến ở một số khu vực của châu Á năm 2014 

(Đơn vị: Nghìn lượt người) 

STT

Khu vực

Số khách du lịch quốc tế đến

1

Đông Bắc Á

136276

2

Đông Nam Á

97263

3

Tây Á

52440

4

Nam Á

17495

Nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh số khách du lịch quốc tế đến của khu vực Tây Á với khu vực Đông  Nam Á? 

A. ít hơn 44 823 lượt khách.
B. ít hơn 1,9 lần. 
C. Chỉ bằng 85%.
D. Chỉ bằng 53,9%. 
Câu 25:

Hướng núi vòng cung đã tác động như thế nào đến khí hậu của vùng núi Trường Sơn Nam?

A. Tạo nên sự đối lập về mùa mưa và khô giữa phía Đông và phía Tây. 
B. Gây ra hiệu ứng phơn cho vùng đồng bằng ven biển vào đầu mùa hạ. 
C. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn. 
D. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm. 
Câu 26:

Cho bảng số liệu: 

Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua một số năm (Đơn vị: %) 

Năm 

1985 

1995 

2004 

2014

Xuất khẩu 

39,3 

53,5 

51,4 

54,5

Nhập khẩu 

60,7 

46,5 

48,6 

45,5

 

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 - 2014 là biểu đồ

A. tròn.
B. đồ thị (đường).
C. miền.
D. cột.
Câu 27:

Vùng núi Trường Sơn Bắc giống vùng núi Trường Sơn Nam ở điểm nào?

A. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. 
B. Đều có các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. 
C. Địa hình cao và đồ sộ nhất nước ta.
D. Địa hình được nâng cao ở 2 đầu, thấp ở giữa. 
Câu 28:

Cho bảng số liệu sau: 

Năm 

1991 

1995 

2000 

2004 

2010 

2014

GDP 

475,5 

363,9 

259,7 

582,4 

1524,9 

1860,6

GDP của LB Nga tăng mạnh trong giai đoạn 2000 - 2014 là nhờ

A. kết quả của chiến lược kinh tế mới.
B. ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh.
C. tăng cường xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt.
D. tập trung phát triển kinh tế thị trường.
Câu 29:

Đồng bằng sông Cửu Long do hệ thống sông nào bồi tụ?

A. Sông Hồng và sông Thái Bình.  
B. Sông Hồng và sông Đà. 
C. Sông Tiền và sông Hậu.
D. Sông Đồng Nai. 
Câu 30:

Đặc điểm nào sau đây đúng với đồng bằng sông Hồng?

A. Địa hình cao ở rìa phía Tây và phía Bắc.
B. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
C. Địa hình khá thấp và bằng phẳng.
D. Không có hệ thống đê điều ngăn lũ.
Câu 31:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng núi  Tây Bắc? 

A. Pu Si Lung.
B. Phu Luông.
C. Khoan La San.
D. Tây Côn Lĩnh.
Câu 32:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hướng núi chính của vùng núi Đông Bắc là gì?

A. Vòng cung.
B. Tây Bắc – Đông Nam.
C. Tây – Đông.
D. Đông Bắc – Tây Nam. 
Câu 33:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, ranh giới tự nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và  Tây Bắc là: 

A.   sông Đà. 
B. sông Mã.
C. sông Cả.
D. sông Hồng.
Câu 34:

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu  nước ta?

A. Làm tăng độ ẩm tương đối của không khí.
B. Làm giảm tính nóng bức vào mùa hạ.
C. Mang lại lượng mưa, độ ẩm lớn.
D. Làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.
Câu 35:

Cho bảng số liệu: 

Diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới 

(Đơn vị: Triệu tấn)

Năm 

1985 

1995 

2013

Đông Nam Á 

3,4 

4,9 

9,0

Thế giới 

4,2 

6,3 

12

Nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng diện tích cao su của Đông Nam Á so với thế giới giai đoạn 1985 – 2013?

A. Chiếm tỉ trọng cao nhất.  
B. Tỉ trọng ngày càng tăng. 
C. Tỉ trọng ngày càng giảm.
D. Tỉ trọng luôn chiếm hơn 70%.
Câu 36:

Biển Đông có đặc điểm nào sau đây?

A. Biển lớn, mở rộng ra Thái Bình Dương và nóng quanh năm. 
B. Biển lớn, tương đối kín, mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. 
C. Biển nhỏ, tương đối kín, mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. 
D. Biển nhỏ, mở rộng ra Thái Bình Dương, mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. 
Câu 37:

Tính chất của gió mùa mùa đông là 

A. khô nóng.
B. lạnh khô.
C. nóng ẩm.
D. lạnh ẩm.
Câu 38:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết gió mùa mùa hạ thổi vào nước ta  chủ yếu theo hướng nào? 

A. Tây Bắc.
B. Tây Nam.
C. Đông Nam.
D. Đông Bắc.
Câu 39:

Nước ta không chịu ảnh hưởng của loại gió nào sau đây?

A. Tây ôn đới.
B. Tín phong Bắc bán cầu (mậu dịch).
C. Gió phơn.
D. Gió mùa. 
Câu 40:

Địa hình vùng núi Tây Bắc không có đặc điểm nào sau đây? 

A. Hướng núi chủ yếu là hướng vòng cung.
B. Địa hình cao nhất nước ta.
C. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
D. Địa hình được chia thành 3 dải rõ rệt.