(2023) Đề thi thử Địa lý THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 1) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho bảng số liệu:

GDP CỦA MA-LAI-XI-A VÀ XIN-GA-PO, NĂM 2010 VÀ 2020 (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)

Quốc gia

2010

2020

Ma-lai-xi-a

255

389

Xin-ga-po

240

396

                                       (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi GDP năm 2020 so với năm 2010 của Ma- lai-xi-a và Xin-ga-po?

A. Ma-lai-xi-a tăng và Xin-ga-po giảm. 

B. Ma-lai-xi-a tăng ít hơn Xin-ga-po. 

C. Xin-ga-po tăng gấp hai lần Ma-lai-xi-a. 
D. Ma-lai-xi-a tăng nhanh hơn Xin-ga-po.
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết địa điểm nào sau đây có biên độ nhiệt năm thấp nhất?
A. Móng Cái. 
B. Hà Tiên. 
C. Lũng Cú. 
D. Huế.
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các ngành công nghiệp trọng điểm, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô vừa?
A. Hải Phòng.
B. Sơn La.
C. Hà Nội. 
D. Hải Dương.
Câu 4:

Dầu khí là sản phẩm của ngành công nghiệp

A. luyện kim. 
B. hóa chất. 
C. điện tử. 
D. năng lượng.
Câu 5:
Cho biểu đồ:
Media VietJack
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về GDP/người của một số nước Đông Nam Á?
A. Việt Nam tăng chậm hơn In-đô-nê-xi-a. 

B. In-đô-nê-xi-a tăng nhiều hơn Philipin. 

C. Việt Nam tăng nhanh hơn In-đô-nê-xi-a. 
D. Philippin tăng ít hơn In-đô-nê-xi-a.
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Kinh tế chung, cho biết tỉnh nào sau đây có khu kinh tế cửa khẩu?
A. Bình Thuận. 
B. Ninh Thuận. 
C. Khánh Hòa. 
D. Tây Ninh.
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Đông Nam Bộ, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cho biết nhà máy điện Thác Mơ thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Bình Phước. 
B. Bình Dương. 
C. Đồng Nai. 
D. Tây Ninh
Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, cho biết hồ Dầu Tiếng nằm trên sông nào ở nước ta?

A. Sông Sài Gòn. 
B. Sông Cả. 
C. Sông Xê Xan. 
D. Sông Hồng.
Câu 9:

Ngành công nghiệp của nước ta hiện nay

A. còn kém đa dạng. 
B. tăng trưởng rất chậm.
C. thay đối tích cực. 
D. phân bố đồng đều.
Câu 10:
Cây công nghiệp lâu năm được phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. lúa gạo. 
B. dừa. 
C. điều. 
D. đay.
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Vùng Tây Nguyên, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có khai thác nước khoáng?
A. Khánh Hòa. 
B. Phú Yên. 
C. Bình Thuận.
D. Ninh Thuận.
Câu 12:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Bắc Trung Bộ, cho biết sông nào sau đây đổ ra biển qua cửa Tùng?

A. Sông Chu. 
B. Sông Hữu Trạch.
C. Sông Gianh. 
D. Sông Bến Hải.
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Giao thông, cho biết đường số 1 và đường số 28 gặp nhau ở địa điểm nào sau đây?
A. Hội An. 
B. Đà Lạt. 
C. Tuy Hòa. 
D. Phan Thiết.
Câu 14:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Du lịch, cho biết điểm du lịch nào sau đây nằm ở Vịnh Thái Lan?
A. Bãi Khem. 
B. Cát Tiên. 
C. Bình Châu. 
D. Bến Ninh Kiều.
Câu 15:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng, cho biết nơi nào sau đây khai thác than nâu?

A. Sinh Quyền. 
B. Uông Bí. 
C. Tùng Bá. 
D. Na Dương.
Câu 16:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Công nghiệp chung, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành sản xuất giấy, xenlulô?

A. Hải Phòng. 
B. Vinh. 
C. Thái Nguyên. 
D. Thanh Hóa.
Câu 17:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân tộc, cho biết dân tộc Hà Nhì phân bố tập trung chủ yếu ở nơi nào sau đây?
A. Miền núi phía Bắc. 
B. Nam Trung Bộ. 
C. Đông Nam Bộ. 
D. Trường Sơn Bắc.
Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, cho biết Lâm Đồng tiếp giáp với tỉnh nào sau đây?

A. Bình Định. 
B. Bình Thuận. 
C. Phú Yên. 
D. Gia Lai.
Câu 19:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền địa lí tự nhiên, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

A. Phia Boóc. 
B. Phu Tha Ca.
C. Rào Cỏ. 
D. Tam Đảo
Câu 20:

Biện pháp để bảo vệ đất ở đồng bằng nước ta

A. trồng cây theo băng. 
B. làm ruộng bậc thang.
C. xây hồ thủy điện. 
D. bón phân cải tạo.
Câu 21:

Vào mùa mưa bão ở khu vực miền núi nước ta thường xảy ra

A. triều cường.
B. ngập lụt. 
C. lũ quét. 
D. cháy rừng.
Câu 22:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Nông nghiệp, cho biết tỉnh nào có diện tích trồng lúa cao nhất trong các tỉnh sau đây?

A. Quảng Bình. 
B. Quảng Trị.
C. Nghệ An. 
D. Hà Tĩnh.
Câu 23:

Sản xuất cây cà phê ở nước ta hiện nay

A. toàn bộ diện tích trồng cà phê vối. 

B. phân bố tập trung trên đất phù sa cổ. 

C. chú trọng đầu tư công nghệ chế biến. 
D. chỉ phục vụ thị trường xuất khẩu.
Câu 24:
Thuận lợi chủ yếu về tự nhiên để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt
A. mạng lưới sông dày và nhiều hồ. 

B. có các vịnh biển và đảo ven bờ. 

C. nhiều bãi triều rộng và đầm phá. 
D. có nguồn lợi hải sản phong phú.
Câu 25:

Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay

A. tăng tỉ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

B. kinh tế ngoài Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. 

C. đang tăng cường xây dựng các khu chế xuất. 
D. có tốc độ chuyển dịch đang diễn ra rất nhanh.
Câu 26:

Lực lượng lao động của nước ta hiện nay

A. phần lớn chưa qua đào tạo. 

B. hầu hết có tay nghề cao. 

C. phân bố đều trên cả nước. 
D. tập trung chủ yếu ở đô thị.
Câu 27:
Khai thác khoáng sản biển nước ta hiện nay
A. tập trung chủ yếu ven vịnh Bắc Bộ. 

B. làmmuối chỉ phát triển ở phía Bắc. 

C. quan trọng nhất là khai thác dầu khí. 
D. các khoáng sản đều ở thềm lục địa.
Câu 28:

Vùng đất của nước ta

A. gồm toàn bộ phần đất liền và hải đảo. 

B. được tính cả phần đất liền và vùng trời. 

C. có đường biên giới ngắn nhất với Lào. 
D. tổng diện tích không bao gồm hải đảo.
Câu 29:

Các đô thị ở nước ta hiện nay

A. có hệ thống giao thông rất hiện đại. 

B. có tổng số dân lớn hơn ở nông thôn. 

C. đều là các trung tâm du lịch khá lớn. 
D. tập trung nhiều lao động có kĩ thuật.
Câu 30:
Giao thông vận tải đường bộ nước ta hiện nay
A. phát triển chủ yếu ở vùng trung du và miền núi. 

B. có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn nhất. 

C. là ngành non trẻ nhưng có bước tiến rất nhanh. 

D. mạng lưới đường được mở rộng và hiện đại hóa.
Câu 31:

Giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế biển bền vững ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. mở rộng tuyên truyền, đa dạng sản phẩm đặc trưng, nâng cao trình độ lao động. 

B. thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác tài nguyên tổng hợp. 

C. tăng chi phí bảo dưỡng môi trường, phát triển du lịch, hạn chế khai thác than. 

D. phát triển hạ tầng, đẩy mạnh khai thác ngoài khơi, tăng cường hợp tác quốc tế.
Câu 32:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng trong những năm qua do
A. tăng cường nhập khẩu tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng. 

B. thị trường xuất, nhập khẩu ngày càng được mở rộng. 

C. đa dạng hóa các đối tượng tham gia xuất, nhập khẩu. 

D. tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đổi mới cơ chế quản lí.
Câu 33:

Cho biểu đồ về dân số theo nhóm tuổi của nước ta năm 2009 và 2019 (Đơn vị: %)

Media VietJack
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Quy mô và tốc độ dân số theo nhóm tuổi. 

B. Chuyển dịch cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. 

C. Quy mô và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.
D. Tốc độ và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.
Câu 34:

Để sử dụng hợp lí vùng ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp quan trọng là

A. đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, phát triển du lịch. 

B. cải tạo rừng ngập mặn để phát triển du lịch. 

C. bảo vệ rừng ngập mặn kết hợp nuôi thủy sản. 
D. xây dựng hệ thống cảng cá, cải tạo đất mặn.
Câu 35:
Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh chế biến sản phẩm cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
A. chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, tạo tập quán sản xuất mới. 

B. nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, đáp ứng thị trường. 

C. vận chuyển sản phẩm dễ dàng, bảo quản sản phẩm tốt hơn. 

D. khai thác hợp lítài nguyên, hình thành vùng chuyên canh.
Câu 36:

Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ là

A. bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai, khai thác tốt thế mạnh. 

B. điều hoà dòng chảy, hạn chế sạt lở, nuôi dưỡng nguồn gen quý hiếm. 

C. phát triển kinh tế vườn rừng, tạo nhiều việc làm, tăng nguồn thu nhập. 

D. nuôi thuỷ sản, chắn gió bão, tạo thế kinh tế liên hoàn theo không gian.
Câu 37:
Biện pháp cơ bản để khai thác kĩ thuật theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
A. thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm. 

B. chuyển đổi và đa dạng hóa cơ cấu kinh tế. 

C. mở rộng thị trường, áp dụng khoa học kĩ thuật.
D. đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ.
Câu 38:

Mục đích chủ yếu của việc phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. đa dạng hoá cơ cấu nền kinh tế, bảo đảm đầu ra cho các trang trại. 

B. phát triển nông nghiệp hàng hoá theo chiều sâu, thu hút đầu tư. 

C. hình thành khu công nghiệp, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá. 

D. nâng cao giá trị nông sản, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
Câu 39:

Biên độ nhiệt nước ta giảm dần từ Bắc vào Nam chủ yếu do càng vào Nam

A. chênh lệch góc nhập xạ càng nhỏ, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm dần. 

B. lượng nhiệt nhận được càng nhiều, gió Tín phong đông bắc hoạt động rất mạnh. 

C. vị trí càng gần với xích đạo, nhiệt độ chênh lệch giữa các tháng trong năm lớn. 

D. góc nhập xạ vào mùa hạ càng lớn, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng giảm.
Câu 40:

Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY CỦA NƯỚC TA

GIAI ĐOẠN 2010 - 2020(Đơn vị: Nghìn ha)

Năm

2010

2015

2017

2020

Cây hàng năm

11214,3

11700,0

11498,1

10871,1

Cây lâu năm

2846,8

3245,3

3403,9

3616,3

Tổng số

14061,1

14945,3

14902,0

14487,4

                                     (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê 2021)

Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta giai đoạn 2010 - 2020, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Tròn.

B. Đường.

C. Cột.

D. Miền.