(2023) Đề thi thử GDCD THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 9) có đáp án
Đây là bản xem thử, hãy nhấn Luyện tập ngay để bắt đầu luyện tập với Sinx
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Câu 1:
Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước là tạo điều kiện để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực
A. chính trị.
B. kinh tế.
C. văn hóa.
D. xã hội.
Câu 2:
Trong trường hợp bắt người khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là thuộc trường hợp bắt người nào dưới đây theo qui định của pháp luật?
A. Quả tang.
B. Truy nã.
C. Khẩn cấp.
D. Đối đầu.
Câu 3:
Theo quy định của pháp luật, trong quan hệ nhân thân quyền bình đẳng giữa vợ và chồng không thể hiện ở việc vợ chồng cùng
A. sử dụng thời gian chăm sóc con cái.
B. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình
D. bãi bỏ các tư tưởng lạc hậu lỗi thời.
Câu 4:
Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội không được thể hiện ở việc
A. phòng, chống tệ nạn xã hội.
B. kiềm chế gia tăng dân số.
C. thúc đẩy xu hướng độc quyền.
D. chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Câu 5:
Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động là
A. người lao động.
B. tư liệu lao động.
C. nguyên liệu.
D. tư liệu sản xuất.
Câu 6:
Quyền bầu cử của công dân không được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Trung gian.
D. Trực tiếp.
Câu 7:
Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc
A. áp đặt mọi quan điểm riêng.
B. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.
C. lựa chọn hành vi bạo lực.
D. sở hữu, định đoạt tài sản chung.
Câu 8:
Nhằm phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích của nhà nước, các tổ chức hoặc công dân là mục đích của
A. tố cáo.
B. đền bù thiệt hại.
C. khiếu nại.
D. chấp hành án.
Câu 9:
Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện thông qua
A. mức lương thỏa thuận.
B. hợp đồng lao động.
C. tài khoản được tiết kiệm.
D. dự thảo văn bản.
Câu 10:
Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tiến hành khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có
A. người phạm tội nguy hiểm đang lẩn trốn.
B. người có ý đồ đánh cắp bí quyết gia truyền.
C. chủ thể thực hiện hành vi tố cáo.
D. người đang bị quản chế hành chính.
Câu 11:
Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi được dùng để đo lường và biểu hiện
A. công dụng của sản phẩm.
B. giá trị của hàng hóa.
C. nhu cầu của người tiêu dùng.
D. thương hiệu của nhà sản xuất.
Câu 12:
Một trong những dấu hiệu cơ bản xác định hành vi vi phạm pháp luật là người vi phạm
A. phải có lỗi.
B. ý định xấu.
C. nhìn gian xảo.
D. bị nghi ngờ.
Câu 13:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người không thực hiện đúng các quy định của pháp luật là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Quyền lực bắt buộc chung.
B. Độc đoán chuyên quyền.
C. Quy phạm và phổ biến.
D. Bảo mật tuyệt đối.
Câu 14:
Theo quy định của pháp luật công dân có thể thực hiện quyền ứng cử bằng hình thức được giới thiệu ứng cử hoặc
A. ưu tiên đại diện.
B. tự ứng cử.
C. ủy quyền đắc cử.
D. đại diện tranh cử.
Câu 15:
Công dân có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản thì phải chịu trách nhiệm
A. dân sự.
B. hành chính.
C. kỉ luật.
D. cảnh cáo.
Câu 16:
Học thường xuyên, học suốt đời nghĩa là công dân có thể được lựa chọn học hệ
A. duy nhất một trường.
B. cự tuyển đại học.
C. vừa học vừa làm.
D. trường nào mình thích.
Câu 17:
Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều
A. bị xử lí nghiêm minh.
B. bị quản thúc tại địa phương.
C. bị xử phạt hành chính.
D. bị tước quyền tự do đi lại.
Câu 18:
Cá nhân chủ động tìm hiểu kiến thức pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Khiếu nại.
B. Được phát triển.
C. Tố cáo.
D. Quản trị truyền thông.
Câu 19:
Buộc các chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật là mục đích của việc áp dụng
A. trách nhiệm pháp lí.
B. nghĩa vụ đạo đức.
C. bổn phận cá nhân.
D. quy tắc xã hội.
Câu 20:
Theo quy định của pháp luật, bất kì công dân nào cũng có quyền bắt người giải ngay đến cơ quan Công an gần nhất trong trường hợp người đó
A. chưa thực hiện cách li y tế.
B. mất năng lực hành vi dân sự.
C. trì hoãn việc khai báo dịch tễ.
D. đang phạm tội quả tang.
Câu 21:
Một trong những tác động tích cực của quy luật giá trị đối với sản xuất và lưu thông hàng hóa là làm cho
A. phân hóa giàu nghèo gia tăng.
B. năng suất lao động tăng lên.
C. tình trạng lạm phát xuất hiện.
D. tổ chức độc quyền phát triển.
Câu 22:
Theo quy định của pháp luật, bất kì ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp người đó đang
A. ý định trộm cắp.
B. thụ lí vụ án.
C. phê phán nười khác.
D. bị lệnh truy nã.
Câu 23:
Theo quy định của pháp luật, người làm nhiệm vụ chuyển phát vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín của khách hàng khi
A. tìm hiểu địa điểm giao nhận.
B. quảng bá dịch vụ viễn thông.
C. công khai điều chỉnh cước phí.
D. cố tình đưa thư nhầm địa chỉ.
Câu 24:
Theo quy định của pháp luật, trong sản xuất kinh doanh, việc các chủ thể kinh doanh từ chối bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là chưa thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 25:
Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền được phát triển là mọi công dân đều được
A. hưởng chế độ phụ cấp khu vực.
B. chăm sóc sức khỏe ban đầu.
C. phê duyệt hồ sơ tín dụng.
D. phân bổ ngân sách quốc gia.
Câu 26:
Việc chính quyền xã tổ chức cho người dân thảo luận về kế hoạch xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu là đảm bảo quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. cơ sở.
B. lãnh thổ.
C. cả nước.
D. quốc gia.
Câu 27:
Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực giáo dục không thể hiện ở việc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có quyền
A. có quyền học tập không hạn chế.
B. được nhà nước hỗ trợ chi phí học tập.
C. được học thường xuyên, học suốt đời .
D. bình đẳng về cơ hội trong học tập.
Câu 28:
Nội dung nào sau đây được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Kích thích sức sản xuất.
B. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực trong dân.
Câu 29:
Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo khi phát hiện một người nào đó đang
A. lập kế hoạch khởi nghiệp.
B. chuyển đổi giới tính.
C. đánh cắp tài sản công.
D. từ chối hiến tạng.
Câu 30:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác trong trường hợp tiến hành việc bắt giữ một người nào đó đang
A. phạm tội quả tang.
B. cướp giật tài sản.
C. khống chế con tin.
D. đuổi bắt kẻ trộm.
Câu 31:
Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi viết xong phiếu bầu của mình và của chồng là ông A, vì gia đình có việc gấp nên bà B vội đưa hai phiếu trên cho chị V hàng xóm xem, đồng thời nhờ và được chị V nhận lời bỏ phiếu giúp vợ chồng mình. Ông A và bà B cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Trực tiếp và bỏ phiếu kín.
B. Trực tiếp và bình đẳng.
C. Bình đẳng và phổ thông
D. Phổ thông và bỏ phiếu kín.
Câu 32:
Giám đốc P điều động toàn bộ nhân viên đến công ty X để chuẩn bị tổ chức hội nghị khách hàng. Cuối buổi một nhân viên phát hiện mất điện thoại, giám đốc P yêu cầu bảo vệ khóa cửa ra vào rồi cùng trưởng phòng S kiểm tra tư trang của mọi người. Chồng nhân viên B là anh K đến đón vợ nhưng bảo vệ ngăn cản, nhưng anh cứ xông thẳng vào cơ quan để tìm vợ. Lời qua tiếng lại, hai bên quát nạt, mắng chửi nhau thậm tệ, không kiềm chế anh K đã tát vào mặt bảo vệ. Anh K đã không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Bảo hộ về danh dự nhân phẩm.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 33:
Buổi chiều sau khi hai vợ chồng anh B và chị A đi chơi từ nhà ngoại về nhà, thấy cửa có hiện tượng bị cậy khóa, mở cửa vào trong nhà thì thấy mất một số đồ đạc có giá trị trong nhà. Thấy nhà đã có kẻ gian đột nhập, anh B liền vội lấy xe máy phóng thật nhanh tới tới trụ sở ủy ban xã trình báo. Vì phóng nhanh nên anh B đã bị cảnh sát giao thông yêu cầu xuống xe lập biên bản xử phạt, có ghi thêm lỗi vượt đèn đỏ mà anh không vi phạm, nhưng vì xót ruột chuyện đi trình báo nên anh không muốn đôi co, sợ mất thời gian. Khi anh B vừa đến nơi anh gặp bác G bảo vệ, hỏi thăm để gặp anh P trưởng công an xã trình báo sự việc, nghe bác bảo vệ nói là anh P trên phòng làm việc, anh vội vã chào và cảm ơn, rồi tìm đến phòng làm việc của anh P, nhưng không thấy đâu. Anh B đi một số phòng khác để tìm, phát hiện anh S chủ tịch xã đang cùng một số ông đang chơi bài ăn tiền ở phía trong. Nhưng khi anh B gõ cửa hỏi thì không ai lên tiếng. Bức xúc, anh B đã bí mật dùng điện thoại quay lại cảnh anh S đang chơi bài trong giờ làm việc, gửi cho bạn mình là anh K, sau đó anh K nhắn tin tống tiền anh S. Nghi ngờ anh P cố ý hãm hại mình, anh S đã tạo bằng chứng giả vu khống anh P thực hiện sai quy trình xử lý công việc khi thực hiện nhiệm vụ, rồi ra quyết định kỉ luật đối với anh. Những ai dưới đây vừa được thực hiện quyền khiếu nại, vừa được thực hiện quyền tố cáo?
A. Anh P, anh B và anh S.
B. Anh B và anh K.
C. Anh B và anh P.
D. Anh K và anh P.
Câu 34:
Chị P có chồng là anh K đi xuất khẩu lao động còn 6 tháng nữa mới đến hạn về nước. Trong thời gian ở nhà một mình, chị P được anh N hàng xóm thường xuyên giúp đỡ, khuân vác một số vật dụng nặng mà phụ nữ như chị không làm được. Hết hợp đồng lao động anh K về nước, vốn không ưa con dâu nên bà Y mẹ đẻ anh K đã bịa thêm chuyện khiến anh K nghi vợ mình có tình cảm với anh N. Do ghen tuông, lại bị mẹ đẻ là bà Y xúi giục, anh K ép chị P phải kí vào đơn ly hôn. Chị P có giải thích kiểu gì anh K vẫn không hiểu, giận quá chị lấy toàn bộ số tiền mà lâu nay chồng đi nước ngoài gửi về rồi cùng con gái là cháu A năm nay đã 5 tuổi về nhà mẹ đẻ. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh K, chị P và anh N.
B. Anh K và bà Y.
C. Anh K, chị P và bà Y.
D. Chỉ mình anh K.
Câu 35:
Anh A đã vay của anh M bạn thân là 100 triệu đồng. Anh A nói dối là để đầu tư làm ăn nhưng thật ra là để tham gia đánh bạc qua mạng. Anh A không những thua toàn bộ số tiền vay của anh A mà còn vay nặng lãi thêm 50 triệu đồng của chủ tiệm cầm đồ là anh K. Đến hạn trả tiền, nhưng do không có khả năng chi trả vì số tiền quá lớn, anh A tìm cách lẫn trốn không gặp mặt anh M và anh K. Vì nhiều lần gọi điện không nghe máy, đến nhà đòi lại không thấy đâu nên anh K rất tức giận, nên một hôm vô tình bắt gặp anh A đang ngồi uống nước tại quán ven đường, anh K không nói gì mà liền xông lại lấy ghế đập vào đầu anh A, khiến anh A bị chấn thương não phải nhập viện cấp cứu, nằm điều trị hơn nửa tháng mới được xuất viện. Anh A và anh K phải đồng thời phải chịu trách pháp lí nào dưới đây?
A. Dân sự và hình sự.
B. Hình sự và hành chính.
C. Hình sự và kỉ luật.
D. Hình sự và dân sự.
Câu 36:
Theo hợp đồng ông K vay tiền của bà N ba tỷ đồng, đến thời hạn trả khoản nợ trên thì mặc dù đủ khả năng thanh toán nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã bỏ đi, ông K đã điều khiển xe ô tô đụng phải xe của chị V đang dừng đèn đỏ làm chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của gia đình ông K làm cháu ông K bị bỏng nặng nên anh S con trai ông K đe dọa sẽ trả thù. Những ai dưới đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự?
A. Ông K, ông M và anh S.
B. Ông M và anh S.
C. Ông K, bà N và anh S.
D. Ông K và ông M.
Câu 37:
Anh Q và anh S là 2 thanh niên người dân tộc thiểu số, sau khi tốt nghiệp đại học theo diện cử tuyển của tỉnh, các anh trở về địa phương lập nghiệp. Khi ông P lãnh đạo cơ quan tiếp nhận hồ sơ của anh Q và anh S xin cấp phép đăng ký kinh doanh, do có mối quan hệ với anh Q nên ông P đã loại hồ sơ hợp lệ của anh S và cấp phép cho anh Q. Thấy hồ sơ của mình hợp lệ nhưng lại không được cấp phép, anh S làm đơn khiếu nại gửi ông K cán bộ có thẩm quyền. Mặc dù biết ông P làm sai, nhưng sợ ảnh hưởng đến danh hiệu cơ quan văn hóa mà huyện đang xây dựng nên ông K đã trì hoãn việc giải quyết đơn của anh S. Anh S chưa được đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào dưới đây?
A. Giáo dục và chính trị.
B. Giáo dục và kinh tế.
C. Kinh tế và chính trị.
D. Chính trị và văn hóa.
Câu 38:
Trường THPT X tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho các bạn học sinh. Trường đã mời các chuyên gia hàng đầu về lính vực này, giao lưu nhằm giải đáp những thắc mắc của các bạn học sinh đồng thời tiếp thêm ngọn lửa đam mê học tập cho các bạn. Việc làm của trường X tạo điều kiện cho học sinhn hưởng quyền được phát triển của công dân ở nội dung nào sau đây?
A. Hoàn thiện tất cả các kĩ năng.
B. Đẩy lùi tệ nạn xã hội.
C. Lựa chọn việc làm phù hợp.
D. Cung cấp thông tin.
Câu 39:
Ông A phát hiện chủ tịch UBND xã X là ông Q có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng nên đã làm đơn tố cáo tới ủy ban nhân dân huyện. Sau đó thanh tra huyện kết luận đơn tố cáo là đúng và đã thi hành kỷ luật ông Q. Việc xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm pháp luật thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
C. Tính quyền lực bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 40:
Chị T là nhân viên tạp vụ ở công ty X. Nhưng lại vô tình biết chuyện ông S giám đốc công ty tư tình với nhân viên kế toán là chị L khi chị vào phòng ông S quét dọn. Để tránh mọi chuyện lan rộng ra, ảnh hưởng đến uy tín của mình, ông S đã yêu cầu chị T giữ bí mật, đưa cho chị 10 triệu đồng để chị đi tìm việc làm khác, nhưng chị T không đồng ý. Bực mình, vì một nhân viên quèn lại giám cãi lại lãnh đạo, nên ông S gọi cho bảo vệ là anh V tịch thu điện thoại của chị và nhốt chị vào nhà kho của công ty, yêu cầu chị suy nghĩ lại. Hết giờ làm không thấy vợ về, anh K hỏi thăm thì được biết chuyện vợ mình bị ông S giam, để gây sức ép yêu cầu ông S thả vợ mình, anh K chồng chị T cùng với em trai là anh Q đón đường bắt cóc con gái ông S là cháu A khi cháu đi học về, rồi giam trong nhà anh Q, vì nhà anh Q ở cánh đồng ít người qua lại hơn. Trong lúc anh K có việc ra ngoài, thấy A gào khóc, sợ mọi người biết nên anh Q cầm dao đe dọa sẽ giết A nếu còn giám lên tiếng, vì quá sợ hãi nên cháu đã ngất đi. Những ai dưới đây vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe của công dân?
A. Anh Q và anh K.
B. Anh Q, anh V và anh K.
C. Chỉ mình anh Q.
D. Anh Q, anh K, ông S và anh V.