(2023) Đề thi thử Giáo dục công dân THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD ( Đề 5) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau khi đủ điều kiện mà pháp luật quy định đều có quyền giám sát hoạt động khiếu nại, tố cáo là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực

A. kinh tế.  
B. chính trị. 
C. văn hóa.      
D. xã hội.
Câu 2:

Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì cơ quan có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp

A. quả tang.  
B. khẩn cấp.   
C. truy nã.       
D. gián tiếp.
Câu 3:

Trong quan hệ nhân thân, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng không thể hiện ở nội dung nào dưới đây?

A. Cùng nhau lựa chọn nơi cư trú.  
B. Tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng.
C. Tôn trọng quyền thừa kế riêng.        
D. Tạo điều kiện để cùng nhau phát triển.
Câu 4:

Pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội không thể hiện ở nội dung nào dưới đây?

A. Kiềm chế sự gia tăng dân số.     
B. Đẩy mạnh giải quyết việc làm.
C. Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
D. Tăng cường tiềm lực tài chính.
Câu 5:

Trong quá trình sản xuất, một trong những yếu tố cấu thành tư liệu lao động là

A. kiến trúc thượng tầng.     
B. cơ cấu kinh tế.
C. đội ngũ nhân công.          
D. kết cấu hạ tầng.
Câu 6:

Theo quy định của pháp luật, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp thông qua quyền

A. bầu cử và ứng cử.      
B. tự do ngôn luận của công dân.
C. khiếu nại và tố cáo.        
D. tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 7:

Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của mình là thực hiện quyền

A. phân phối.       
B. đầu tư.     
C. quản lí.      
D. lao động.
Câu 8:

Nhằm phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích của nhà nước, các tổ chức hoặc công dân là mục đích của

A. tố cáo
B. đền bù thiệt hại.
C. khiếu nại.   
D. chấp hành án
Câu 9:

Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi kinh doanh buôn bán những nghành nghề mà pháp luật cấm là vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Lựa chọn hình thức kinh doanh.    
B. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp.
C. Tự chủ đăng ký kinh doanh.  
D. Mở rộng ngành nghề kinh doanh.
Câu 10:

Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe khi

A. bắt, giam, giữ người trái phép.  
B. xúc phạm hạ uy tín người khác.
C. thực hiện hành vi côn đồ, hung hãn.     
D. cố tình bịa đặt thông tin sai lệch.
Câu 11:

Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường không có chức năng cơ bản nào sau đây?

A. Điều tiết sản xuất.    
B. Phương tiện lưu thông.
C. Thừa nhận giá trị hàng hóa.               
D. Kích thích tiêu dùng.
Câu 12:

Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức làt.   

A. thực hiện pháp luật.   
B. đề cao pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.             
D. tuân thủ pháp luật.
Câu 13:

Pháp luật quy định những việc được làm, những việc phải làm và những việc

A. không nên làm.    
B. cần làm.  
C. không được làm.
D. sẽ làm.
Câu 14:

Công dân giám sát việc chính quyền xã, cấp tiền hỗ trợ cho hộ nghèo trên địa bàn là thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây?

A. Quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền khiếu nại và tố cáo.
D. Quyền được cung cấp thông tin.
Câu 15:

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật

A. chi phối.    
B. bảo mật.   
C. bảo vệ.     
D. phổ biến.
Câu 16:

Một trong những nội dung cơ bản của quyền học tập là mọi công dân đều được

A. hưởng mọi ưu đãi.     
B. học không hạn chế.
C. cấp học bổng toàn phần.         
D. điều chỉnh quy mô đào tạo.
Câu 17:

Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và

A. chịu trách nhiệm đạo đức.        
B. chịu trách nhiệm pháp lí.       
C. chịu trách nhiệm dân sự.   
D. chịu trách nhiệm hành chính.
Câu 18:

Theo quy định của pháp luật, về cơ hội học tập thì mọi công dân đều được

A. bảo lưu vĩnh viễn.       
B. ưu tiên tuyển sinh.
C. đối xử bình đẳng. 
D. hưởng mọi ưu đãi.
Câu 19:

Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ nhân thân và quan hệ

A. tài sản.     
B. cộng đồng.  
C. ứng xử.  
D. xã giao.
Câu 20:

Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền tự do ngôn luận khi thực hiện hành vi

A. chia sẻ các kinh nghiệm phòng dịch.   
B. khai báo đầy đủ hồ sơ dịch tễ.
C. ngăn cản đồng nghiệp phát biểu khi họp.       
D. vận động người phạm tội đầu thú.
Câu 21:

Một trong những tác động tích cực của quy luật giá trị đối với sản xuất và lưu thông hàng hóa là làm cho

A. phân hóa giàu nghèo gia tăng.  
B. năng suất lao động tăng lên.
C. tình trạng lạm phát xuất hiện.
D. tổ chức độc quyền phát triển.
Câu 22:

Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây ?

A. Từ chối bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.    
B. Kinh doanh khi chưa có giấy phép.
C. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.      
D. Sử dụng tem đăng kiểm giả để lưu thông.
Câu 23:

Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm khi thực hiện hành vi nào sau đây đối với người khác?

A. Vu khống, bịa đặt nói xấu.  
B. Ghép hình ảnh xúc phạm cá nhân.
C. Lan truyền thông tin sai lệch.          
D. Thẳng thắn phê bình trong cuộc họp.
Câu 24:

Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi nào sau đây không vi phạm pháp luật hình sự?

A. Tổ chức sản xuất tiền giả.        
B. Lạnh lách đánh võng gây nguy hiểm.
C. Tài trợ hoạt động khủng bố.     
D. Buôn bán nội tạng người qua biên giới.
Câu 25:

Công dân thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào sau đây?

A. Giám sát quy hoạch đô thị.   
B. Tự do nghiên cứu khoa học.
C. Sử dụng dịch vụ truyền thông.          
D. Kiểm tra hoàn thiện sản phẩm.
Câu 26:

Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở trong trường hợp nào sau đây ?

A. Đóng góp ý kiến khi tổ chức trưng cầu ý dân.
B. Tham dự hội nghị góp lý Luật đất đai sửa đổi
C. Giám sát dự toán, quyết toán ngân sách xã.
D. Phản ánh vướng mắc, bất cập của pháp luật
Câu 27:

Việc nhà nước tạo điều kiện cho người dân thuộc các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được khôi phục các lễ hội truyền thống gắn với quảng bá du lịch cộng đồng nhằm tăng thu nhập là bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?

A. Văn hóa và chính trị.        
B. Quốc phòng và văn hóa.          
C. Kinh tế và văn hóa.        
D. Giáo dục và văn hóa
Câu 28:

Để xác định một vật phẩm là hàng hóa người ta không dựa vào điều kiện nào sau đây?

A. Là sản phẩm của lao động. 
B. Được mua bán trên thị trường.
C. Có công dụng với con người.  
D. Mang yếu tố tự cung tự cấp.
Câu 29:

Theo quy định của pháp luật, công dân không được thực hiện quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong trường hợp

A. đang phục dựng lại hiện trường.  
B. đang chờ giám định sức khỏe.
C. người mất năng lực hành vi dân sự.   
D. đang trốn nghĩa vụ quân sự.
Câu 30:

Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tiến hành khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có

A. người đang bí mật khống chế con tin.
B. chủ thể vừa thực hiện giải cứu con tin.
C. chủ thể là nhân chứng quan trong vụ án.
D. người đang bị quản chế hành chính.
Câu 31:

Khi tiến hành bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tại xã X, bà A muốn con trai mình trúng cử nên khi gặp những người thân quen bà liền nhờ họ bầu giúp cho con trai mình, nhiều người thấy người khác xứng đáng hơn nhưng vì bà cứ đứng bên cạnh nên nể đành bầu cho con trai bà. Bà Anhững người thân quen của bà vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

A. Bỏ phiếu kín.    
B. Thỏa thuận.      
C. Trực tiếp.  
D. Được ủy quyền
Câu 32:

Nhận được tin báo ông M bắt cóc trẻ em, ông A là công an viên đến nhà ông M đưa giấy triệu tập, sau đó cùng ông M về trụ sở công an để lấy lời khai. Mặc dù ông M đã cung cấp bằng chứng ngoại phạm nhưng ông A vẫn ép buộc ông M phải ở lại trụ sở hai ngày để phục vụ công tác điều tra. Ông A đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.   
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh tính.
D. Được pháp luật bảo hộ về tài sản.  
Câu 33:

Ở thôn Z, có rất nhiều hộ giàu lên nhờ làm mô hình trang trại. Sau nhiều lần đi thực tế học hỏi kinh nghiệm từ các trang trại, anh A mạnh dạn vay anh B số tiền 150 triệu đồng để đầu tư theo mô hình này, nhưng khi đàn lợn chuẩn bị xuất chuồng thì lại xuất hiện dịch lợn Châu Phi, khiến anh mất cả gốc lẫn lãi. Vì thế mà anh không thể trả tiền cho anh B, tìm cách lẫn tránh. Đòi không được anh B bực tức đã thuê X đến nhà đánh cảnh cáo anh A, còn đe dọa nếu không trả nợ sẽ bắt con gái là bé L năm nay 15 tuổi về làm công trả nợ dần. Anh A vội liên hệ với anh D là bạn đồng ngũ là ông chủ buôn bán vật liệu lớn ở huyện bên để vay tiền. Sau khi biết lý do, anh D rất đồng cảm nên đã bàn với vợ và đồng ý cho vay 100 triệu. Ngay sáng hôm sau, anh A đã đi xe máy đến nhà anh D vay tiền, vì mãi nghỉ đến chuyện nợ nần mà anh không để ý, khi rẻ trái anh quên không xi nhan và vì góc khuất không quan sát đã tông vào anh M, khiến anh bị thương nhẹ nhưng chiếc xe SH mới mua của anh M bị hỏng một số bộ phận, anh M yêu cầu bồi thường, khi hai người xảy ra tranh cãi thì cảnh sát giao thông gần đó biết chuyện đến giải quyết. Anh S cảnh sát nhân lúc đường vắng người nên anh đã đưa ra đề xuất: để giải quyết nhanh chóng anh A đưa cho anh M số tiền 1 triệu để bồi thường tiền xe, còn đưa cho anh 200 nghìn để bỏ qua lỗi xử phạt. Anh A không đồng ý, nên anh S đã lập biên bản xử phạt anh tội độ cồn vượt mức cho phép, rồi yêu cầu cả hai về đồn xử lí. Những ai dưới đây vừa được thực hiện quyền khiếu nại, vừa được thực hiện quyền tố cáo?

A. Anh A, anh B và anh D.    
B. Anh M, anh S và anh D.
C. Chỉ mình anh A.   
D. Anh S, anh M và anh B.
Câu 34:

Anh A và chị B cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Vì đã hứa giúp đỡ chị B nên anh H lãnh đạo cơ quan chức năng yêu cầu chị P nhân viên dưới quyền hủy hồ sơ của anh A. Thấy chị B được cấp phép dù thiếu bằng chuyên ngành trong khi hồ sơ của mình đủ điều kiện vẫn bị loại, anh A đã thuê anh T tung tin đồn chị B thường xuyên phân phối hàng không đảm bảo chất lượng. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?

 A. Anh H và chị B.     
B. Anh H, anh A và chị P.
C. Anh H, chị P, chị B và anh T.        
D.  Anh H, chị B và chị P.  
Câu 35:

Qua kiểm tra việc buôn bán của các hộ gia đình trong dịp tết nguyên đán, đội quản lí thị trường N đã lập biên bản xử phạt một số hộ kinh doanh do kinh doanh nhiều mặt hàng không có trong giấy phép. Bà M đã đưa phong bì cho đội trưởng K để không phải lập biên bản bị phạt. Anh C trong đội nhìn thấy nhưng cũng lờ đi. Bà M đã thực hiện không đúng những hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.  
B. Thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật và sử dụng pháp luật .
D. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật.
Câu 36:

Do quá bức xúc trước việc anh M rút toàn bộ tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để đầu tư bán hàng đa cấp, nên chị B bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Do dịch bệnh bùng phát cần có cán bộ tham gia chỉ đạo phòng chống dịch, ông H Giám đốc sở X nơi chị B công tác đã nhận của anh Q là nhân viên dưới quyền 200 triệu đồng và kí quyết định điều động anh Q vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị B trước đây. Biết chuyện, anh K nảy sinh ý định rủ anh M tống tiền ông H. Những ai dưới đây vừa vi phạm k luật vừa vi phạm hình sự?

A. Ông H và chị B.              
B. Chị B, ông H và anh Q.
C. Ông H và anh Q.               
D. Anh M, ông H, anh Q và anh K.
Câu 37:

Anh A và anh B là hai bạn thân cùng học tại lớp X, của trường Đại học kinh tế Z. Sau khi tốt nghiệp hai anh đều có hướng về làm giàu trên chính mảnh đất của quê hương mình. Anh B về quê nhà và được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí khôi phục nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình; còn anh A vận dụng kiến thức đã học để phát triển mô hình kinh tế vườn ao chuồng mà anh thích, bước đầu khó khăn nên anh đã được vay vốn ưu đãi của chính quyền xã. Trong tình huống này, anh A và anh B được hưởng quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?

A. Chính trị.     
B. An ninh.     
C. Kinh tế.                
D. Việc làm.
Câu 38:

Sinh viên T đã chế tạo thành công máy cắt vây và đuôi cá ba sa, giúp giảm đáng kể thời gian lao động so với làm thủ công trước đây. Sản phẩm này đã được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn. Sinh viên T đã thực hiện quyền sáng tạo ở nội dung sau đây?

A. Thay đổi các cơ cấu ngành nghề.    
B. Chuyển giao quy trình kĩ thuật.
C. Tự do đưa ra sáng chế, sáng kiến.   
D. Tham chiếu công nghệ số hóa.
Câu 39:

Cảnh sát giao thông huyện X tăng cường kiểm tra và xử phạt đối với những học sinh không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Việc làm của cảnh sát giao thông là thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.  
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
C. Tính quy phạm phổ biến.          
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 40:

Nghi ngờ chiếc xe máy nhà mình bị mất đang để trong nhà bà N, chị H nhân cơ hội lúc bà N đi ra sau vườn làm cỏ, chị H đã cùng chồng là anh Q xông vào nhà lục soát. Vì cửa không khóa nên khi vào trong nhà, anh Q phát hiện chiếc xe máy của mình đang ở trong nhà nên đã dắt về. Khi ra tới cổng gặp anh B con trai bà N đi về, thấy chị H và anh Q tự ý vào nhà mình nên anh B đã cố tình giữ lại chiếc xe máy và gọi N từ vườn vào, bà N vội vàng chạy ra thấy vậy nên đã có những lời lẽ xúc phạm chị H, trong lúc giằng co chị H đã đẩy bà N ngã gãy tay phải đi viện bó bột. Thấy mẹ bị ngã anh B xông lại định đánh chị H thì bị anh Q nhặt nửa viên gạch gần đấy đập vào đầu, bất tỉnh nhân sự. Những ai dưới đây vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe của công dân?

A. Chị H, bà N và chị Q
B. Chị H, anh B và anh Q.
C. Chị H và anh Q. 
D. Bà N và anh B.