(2023) Đề thi thử Hóa học Chuyên Trần Phú, Hải Phòng (Lần 3) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Có thể dùng lượng dư dung dịch của chất nào sau đây để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Fe, Cu mà vẫn giữ nguyên khối lượng Ag ban đầu?

A. Fe(NO3)3.  
B. Fe(NO3)2.
C. AgNO3. 
D. Cu(NO3)2.
Câu 2:

Este C4H8O2 có phản ứng tráng gương, có công thức cấu tạo là

A. HCOOC2H5.   
B. CH3COOCH=CH2.
C. C2H5COOCH3.
D. HCOOCH2CH2CH3.
Câu 3:

Este nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở?

A. CH3COOC6H5.
B. HCOOCH=CH2.  
C. CH3COOCH3.  
D. (HCOO)2C2H4.
Câu 4:

Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. NaAlO2.
B. AlCl3.  
C. Al2O3.  
D. Al.
Câu 5:

Thủy phân triolein trong dung dịch KOH, thu được muối có tên là

A. kali stearat. 
B. kali linoleat.
C. kali panmitat. 
D. kali oleat.
Câu 6:

Chất nào sau đây là oxit axit?

A. CrO3.
B. Cr2O3. 
C. CrO.
D. Cr(OH)2.
Câu 7:

Phân tử chất nào sau đây không chứa nguyên tử nitơ?

A. Metyl amin.
B. Glucozơ.
C. Gly-Ala.
D. Anilin.
Câu 8:

Câu tục ngữ “Nước chảy đá mòn” có bản chất hóa học dựa trên phản ứng nào xảy ra trong thời gian dài?

A. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
B. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
C. CaCO3 → CaO + CO2.
D. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.
Câu 9:

Kim loại có tính nhiễm từ là :

A. W. 
B. Os.  
C. Fe.
D. Ag.
Câu 10:

Tấm hợp kim nào dưới đây khi để ngoài không khí ẩm thì Zn bị ăn mòn điện hóa?

A. Al-Zn.
B. Mg-Zn.   
C. Zn-Li. 
D. Zn-Fe.
Câu 11:

Trong phân tử peptit Ala-Gly-Val-Glu, amino axit chứa nhóm -NH2 tự do là

A. alanin. 
B. glyxin. 
C. valin.
D. axit glutamic.
Câu 12:

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. Ca.
B. Fe. 
C. Al. 
D. Na.
Câu 13:

Magie hiđroxit có công thức hóa học là :

A. Mg(NO3)2
B. MgCl2.
C. Mg(OH)2
D. MgSO4
Câu 14:

Chất nào sau đây là hợp chất cao phân tử?

A. Saccacrozơ.   
B. Chất béo. 
C. Axit béo.
D. Tinh bột.
Câu 15:

Trong công nghiệp, dãy các kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là

A. Na, Ag, Al.     
B. K, Na, Al. 
C. Na, Ca, Zn
D. Fe, Ca, Al.
Câu 16:

Ở điều kiện thường, nhôm không tan được trong dung dịch nào sau đây?

A. Ca(NO3)2.   
B. HCl. 
C. NaOH.
D. H2SO4 loãng.
Câu 17:

Dung dịch có pH = 7 là

A. NaCl.
B. HCl.
C. NaOH.
D. NaHCO3.
Câu 18:

Muối nào sau đây khi đun đến nóng chảy không bị nhiệt phân?

A. NaHCO3.
B. Na2CO3. 
C. NaNO3.
D. CaCO3.
Câu 19:

Các năm gần đây, tỉ lệ người mắc và tử vong vì bệnh ung thư tăng cao ở Việt Nam. Một nguyên nhân được phát hiện là do một số cơ sở sản xuất thực phẩm đã dùng fomon (dung dịch fomandehyt 38 - 42%) để bảo quản bún, phở. Công thức hóa học của fomandehyt là

A. CH3OH.
B. CH3CHO
C. CH3COOH
D. HCHO.
Câu 20:

Cho các kim loại: Fe, Ag, Au, Al. Kim loại dẫn điện tốt nhất là

A. Al. 
B. Fe.  
C. Au. 
D. Ag.
Câu 21:

Hòa tan 4,875 gam kim loại M (có hóa trị 2) trong HNO3 loãng, dư thì thu được 0,05 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là

A. Fe. 
B. Zn. 
C. Al.  
D. Mg.
Câu 22:

Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với dung dịch các chất riêng biệt sau: HCl, CuCl2, Fe(NO3)2, AgNO3, NaCl. Số trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra là

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 23:

Thủy phân 68,4 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 92%, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam glucozơ. Giá trị của m là

A. 36,00. 
B. 66,24.
C. 33,12.
D. 72,00.
Câu 24:

X là một α-amino axit. Cho 9 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 13,56 gam muối. Tên gọi của X là

A. axit glutamic. 
B. glyxin.  
C. alanin.
D. valin.
Câu 25:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
B. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.
C. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol.
D. Thủy phân hoàn toàn saccarozơ và tinh bột trong dung dịch H2SO4, đun nóng, chỉ tạo ra glucozơ.
Câu 26:

Ngâm một thanh kim loại đồng có khối lượng 13 gam trong 200 gam dung dịch AgNO3 5%. Khi lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25,5%. Giả sử kim loại sinh ra bám hết vào thanh đồng. Khối lượng của thanh đồng sau phản ứng là

A. 12,25 gam. 
B. 12,52 gam.   
C. 14,14 gam.
D. 14,41 gam.
Câu 27:

Cho các este sau: vinyl acrylat, etyl axetat, metyl propionat, metyl metacrylat. Trong điều kiện thích hợp, có bao nhiêu este tham gia phản ứng cộng H2 vào gốc hidrocacbon?

A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Câu 28:

Một loại phân lân có thành phần chính Ca(H2PO4)2.2CaSO4 và 5,00% tạp chất không chứa photpho. Hàm lượng dinh dưỡng của phân lân là

A. 25,26%.
B. 26,66%.    
C. 31,00%.   
D. 36,42%.
Câu 29:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Lấy vào ống nghiệm thứ nhất 0,5 ml dung dịch HNO3 đặc (68%) và ống nghiệm thứ hai 0,5 ml dung dịch HNO3 15%.

Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm một mảnh nhỏ đồng kim loại. Nút các ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH. Đun nhẹ ống nghiệm thứ hai.

Cho các phát biểu sau:

(a) Ở hai ống nghiệm, mảnh đồng tan dần, dung dịch chuyển sang màu xanh.

(b) Ở ống nghiệm thứ nhất, có khí màu nâu đỏ thoát ra khỏi dung dịch.

(c) Bông tẩm dung dịch NaOH có tác dụng hạn chế khí độc NO2 thoát ra khỏi ống nghiệm.

(d) Có thể thay bông tẩm dung dịch NaOH bằng bông tẩm dung dịch NaCl.

Số phát biểu đúng là:

A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Câu 30:

Cho các phát biểu sau:

(a) Dung dịch của axit aminoetanoic làm quì tím hóa đỏ.

(b) Fructozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng), thu được kết tủa bạc.

(c) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở thu được CO2 và H2O với số mol bằng nhau.

(d) Mỡ động vật và dầu thực vật đều không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

(e) Glucozơ hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam, chứng tỏ glucozơ có 5 nhóm –OH.

(g) Fructozơ bị khử bởi H2 (xúc tác Ni, t°).

Số phát biểu đúng là

A. 5

B. 4

C. 6

D. 3

Câu 31:

Cho sơ đồ sau: NaOH → X1 → X2 → X3 → NaOH. Với X1, X2, X3 là các hợp chất của natri. Vậy X1, X2, X3 có thể tương ứng với dãy chất nào sau đây?

A. Na2CO3, Na2SO4 và NaCl
B. Na2CO3, NaCl và NaNO3.
C. NaCl, NaNO3 và Na2CO3.     
D. NaNO3, Na2CO3 và NaCl.
Câu 32:

Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa 5,25 gam hỗn hợp muối cacbonnat của 2 kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp đến khi có 0,015 mol khí thoát ra thì dừng lại. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư cho 3 gam kết tủa. Công thức của 2 muối và thể tích dung dịch HCl đã dùng là

A. Li2CO3 và Na2CO3; 0,03 lít.    
B. Li2CO3 và Na2CO3; 0,06 lít.
C. Na2CO3 và K2CO3; 0,06 lít. 
D. Na2CO3 và K2CO3; 0,03 lít.
Câu 33:

Thủy phân hoàn toàn 42,38 gam hỗn hợp X gồm hai triglixerit mạch hở trong dung dịch KOH 28% (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được phần hơi Y nặng 26,2 gam và phần rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được K2CO3 và 152,63 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol X vào dung dịch Br2 trong CCl4, số mol Br2 phản ứng là ?

A. 0,27.  
B. 0,08.
C. 0,24.
D. 0,16.
Câu 34:

Vào mùa đông các nước vùng ôn đới có nhiệt độ không khí dưới 0°C. Dung dịch làm mát động cơ xe ô tô được sử dụng là dung dịch etylenglicol 62% thay vì dùng nước. Biết rằng nếu hoà tan 1 mol etylenglycol vào 1000 gam nước thì nhiệt độ đông đặc của dung dịch giảm 1,86°C. Vậy dung dịch etylenglicol 62% đông đặc ở nhiệt độ nào?

A. - 41,7°C.
B. – 30,0°C.
C. - 48,9°C.    
D. - 38,2°C.
Câu 35:

Cho este mạch hở X có công thức phân tử CnHn+2O4 tác dụng với dung dịch NaOH thu được một ancol Y và hai muối Z, T (là muối của hai axit cacboxylic tương ứng R và Q, MZ > MT). Mặt khác, 1 mol X tác dụng được tối đa với 1 mol H2. Cho các phát biểu sau:

(a) Phân tử chất X có 6 nguyên tử cacbon.

(b) Dung dịch chất T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

(c) Dung dịch chất Z làm mất màu dung dịch Br2.

(d) Oxi hóa Y bằng CuO, thu được anđehit axetic.

(e) Q dùng để điều chế khí cacbonmonoxit trong phòng thí nghiệm.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 36:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm MgCO3, Fe2O3, FeS và FeS2 trong dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thu được khí SO2 và dung dịch Y chứa (m + 53,1) gam muối. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X trên vào dung dịch HNO3 (đặc, nóng, dư) thu được 35,28 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (gồm NO2 và CO2) có tổng khối lượng là 72,3 gam và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được 112,54 gam hỗn hợp muối khan. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong X có giá trị gần nhất với

A. 18%. 
B. 34%. 
C. 54%.
D. 32%.
Câu 37:

Cho hỗn hợp E chứa hai chất hữu cơ mạch hở X (CnH2n+6O3N2) và Y (CmH2m+1O4N) tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ), đun nóng, thu được dung dịch T. Cô cạn dung dịch T, thu được 20,32 gam hỗn hợp hai muối (trong đó có một muối của axit cacboxylic và một muối vô cơ) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai amin đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có tỉ khối so với He là 8,45. Phần trăm khối lượng của X có trong E là ?

A. 27,54%. 
B. 30,07%.
C. 72,16%.
D. 74,23%.
Câu 38:

Chia 9,96 gam hỗn hợp X gồm metan, propilen, isopren thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được H2O và 15,84 gam CO2. Phần hai trộn với 0,15 mol H2 rồi dẫn qua bột Ni đốt nóng, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hiđro là 13,2. Biết Y làm mất màu tối đa p mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của p là

A. 0,16. 
B. 0,04. 
C. 0,08.  
D. 0,10.
Câu 39:

Điện phân dung dịch chứa NaCl và CuSO4 bằng dòng điện một chiều có cường độ không đổi I = 5A (điện cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian 3860 giây, thu được 3,136 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hai đơn chất khí. Nếu thời gian điện phân là 7720 giây, thu được V lít (đktc) hỗn hợp Y gồm ba đơn chất khí và dung dịch Z. Nhúng thanh Al vào Z, kết thúc phản ứng thấy khối lượng thanh Al giảm 3,24 gam. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của V là

A. 6,272.  
B. 6,720. 
C. 7,616.
D. 7,168.
Câu 40:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.

(b) Cho NaHCO3 vào dung dịch Ba(OH)2.

(c) Cho NaCl vào dung dịch NaHCO3.

(d) Đun nóng nước cứng tạm thời.

(e) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

(g) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là :

A. 4

B. 3

C. 5

D. 1