(2023) Đề thi thử Hóa học Cụm trường TP Nam Định, Nam Định có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện?

A. K.  
B. Fe.  
C. Na.  
D. Mg.
Câu 2:

Theo thuyết axit - bazơ của Areniut, hợp chất thuộc loại axit là

A. CH4. 
B. NaOH.
C. HCl.
D. NaCl.
Câu 3:

Nguyên tố nào sau đây là kim loại nhóm B?

A. Fe. 
B. Na.
C. Al.   
D. Ca.
Câu 4:

Xăng sinh học E5 là loại xăng có chứa 5% (về thể tích) là etanol, còn lại là xăng khoáng. Công thức phân tử của etanol là

A. CH4O.  
B. C2H6O.
C. C3H8O3. 
D. C4H8O2.
Câu 5:

Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản chỉ thu được hỗn hợp các

A. monosaccarit.
B. α-aminoaxit. 
C. amin.
D. peptit.
Câu 6:

Trong dung dịch, ion có tính oxi hóa mạnh hơn so với H+

A. Fe2+.
B. Mg2+.
C. Al3+.  
D. Cu2+.
Câu 7:

Hợp chất nào sau đây không tan trong nước?

A. CaCO3.  
B. NaCl.  
C. MgSO4.
D. NaOH.
Câu 8:

Ở điều kiện thường, kim loại nhôm tan được trong dung dịch nào sau đây?

A. dung dịch H2SO4 đặc.   
B. dung dịch NaOH loãng.
C. dung dịch HNO3 đặc.
D. dung dịch BaCl2 loãng.
Câu 9:

Dung dịch (nồng độ 0,1M) của hợp chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

A. Axit glutamic.   
B. Lysin.  
C. Anilin.  
D. Metylamin.
Câu 10:

Dung dịch nào sau đây có thể làm mềm nước cứng toàn phần?

A. dung dịch NaOH. 
B. dung dịch KCl.
C. dung dịch HNO3. 
D. dung dịch Na2CO3.
Câu 11:

Cho phản ứng: Fe(OH)2 + H2SO4 (đặc, nóng, dư) → X + SO2 + H2O. Hợp chất X là

A. Fe2(SO4)3.
B. Fe3O4.   
C. Fe(OH)3.
D. FeSO4.
Câu 12:

Polietilen dùng để sản xuất ống nhựa, mút cứng, túi nhựa,… Polietilen được tổng hợp bằng cách trùng hợp monome X. Monome X có công thức phân tử là

A. C2H3Cl.
B. C2H4. 
C. C3H3N.
D. C3H6.
Câu 13:

Đun nóng este X với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm CH3COONa và CH3OH. Este X có công thức cấu tạo là

A. HCOOCH3.
B. CH3COOC2H5. 
C. CH3COOCH3.   
D. HCOOC2H5.
Câu 14:

Trong phân tử glucozơ (dạng mạch hở) có

A. ba liên kết π.
B. hai liên kết π.  
C. một liên kết π.
D. bốn liên kết π.
Câu 15:

Để chuyển hóa thành tristearin, có thể cho triolein phản ứng với

A. H2 dư, xúc tác Ni, đun nóng. 
B. dung dịch NaOH, đun nóng.
C. dung dịch H2SO4, đun nóng. 
D. O2, đun nóng.
Câu 16:

Trong phản ứng của kim loại K với khí Cl2, một nguyên tử K nhường bao nhiêu electron?

A. 4

B. 3

C. 1

D. 2

Câu 17:

Khí X có màu nâu đỏ, có mặt trong khí thải của các động cơ đốt trong. Khí X phát thải ra không khí là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit. Khí X là

A. NO2.  
B. SO2. 
C. CO2.
D. CO.
Câu 18:

Trong phản ứng với nước, kim loại Na thể hiện

A. tính oxi hóa. 
B. tính axit.
C. tính bazơ.
D. tính khử.
Câu 19:

Trong hợp chất nào sau đây, nguyên tử crom có số oxi hóa +6?

A. Cr2O3.
B. CrO3.   
C. Cr(OH)3.  
D. NaCrO2.
Câu 20:

Kim loại sắt phản ứng với chất nào sau đây tạo thành hợp chất sắt (II)?

A. khí Cl2 dư, đun nóng.
B. bột lưu huỳnh dư, đun nóng.
C. dung dịch HNO3 loãng, dư, đun nóng
D. dung dịch H2SO4 đặc, dư, đun nóng.
Câu 21:

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Tơ nitron hay olon thuộc loại poliamit.
B. Phân tử cao su thiên nhiên được tạo thành từ các đơn vị isopren (C5H8).
C. Hầu hết các polime nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng.
D. Tơ lapsan thuộc loại polime tổng hợp.
Câu 22:

Sobitol được sử dụng làm thuốc nhuận tràng, điều trị chứng táo bón. Sobitol có thể được tổng hợp bằng phản ứng hiđro hóa glucozơ (cho phản ứng với H2, xúc tác Ni, đun nóng). Để tổng hợp 118,3 gam sobitol bằng phản ứng trên (sử dụng H2 dư) cần m gam glucozơ. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 111,0.
 B. 115,0. 
C. 113,0. 
D. 117,0.
Câu 23:

Thí nghiệm tạo thành sản phẩm có chất kết tủa là

A. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch H2SO4.
B. Cho dung dịch K2SO4 vào dung dịch Zn(NO3)2.
C. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
D. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.
Câu 24:

Phèn chua thường được sử dụng để làm trong nước sinh hoạt (như nước giếng,…). Khi cho phèn chua vào nước thấy xuất hiện kết tủa keo trắng sẽ kéo các chất lơ lửng trong nước lắng xuống. Kết tủa keo trắng đó là

A. NaOH. 
B. KOH.
C. Ca(OH)2.    
D. Al(OH)3.
Câu 25:

Hòa tan hoàn toàn m gam Cu vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư, thu được 0,224 lít khí NO2. Giá trị của m là

A. 2,56.
B. 1,28. 
C. 0,64.  
D. 0,32.
Câu 26:

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Phản ứng thủy phân chất béo trong dung dịch bazơ còn gọi là phản ứng xà phòng hóa.
B. Este no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là CnH2nO2 (n ≥ 2).
C. Mỡ động vật có thành phần chính là chất béo không no.
D. Thủy tinh hữu cơ (hay plexiglas) là sản phẩm polime thu được khi trùng hợp este metyl metacrylat.
Câu 27:

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch không nhánh.
B. Fructozơ có thể bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong amoniac.
C. Dung dịch saccarozơ có thể hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu tím.
D. Phân tử xenlulozơ được tạo thành từ các đơn vị α-glucozơ.
Câu 28:

Thủy phân hoàn toàn 4,80 gam HCOOCH3 bằng 100 ml dung dịch NaOH 1M (dư). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn gồm HCOONa và NaOH dư. Giá trị của m là

A. 3,25.
B. 5,44.  
C. 4,48. 
D. 6,24.
Câu 29:

Cho 0,78 gam bột Zn vào dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Cu. Giá trị của m là

A. 0,384.
B. 1,296. 
C. 0,288.
D. 0,768.
Câu 30:

Cho 1,78 gam alanin vào 100 ml dung dịch HCl 0,3M thu được dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, làm bay hơi nước và HCl dư của dung dịch X, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 3,44. 
B. 5,72.   
C. 2,51. 
D. 4,26.
Câu 31:

Cho sơ đồ các phản ứng sau:

(1) X + 10X1 (t°) → 2X2↑ + 4Na2SO4 + 2X3 + 30H2O

(2) X3 + CO2 + 2H2O → X4 + X5

(3) 2X5 (t°) → Al2O3 + 3H2O

(4) X4 + X1 → X6 + H2O

Các chất X1, X3 và X6 thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

A. NaOH, NaAlO2, Na2CO3.
B. H2SO4, BaCO3, BaSO4.
C. NaHSO4, NaAlO2, Na2CO3. 
D. KOH, KHCO3, K2CO3.
Câu 32:

Một loại bình gas 25 kg có khối lượng vỏ là 13 kg, khối lượng khí trong bình là 12 kg. Trong bình (tính theo khối lượng) có chứa 1,7% là etan, 96,8% là propan, còn lại là butan. Biết rằng khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol một số ankan bằng oxi dư sẽ tỏa ra nhiệt lượng như sau:

Chất

Etan

Propan

Butan

Nhiệt lượng (kJ)

1560

2219

2877

Một gia đình sử dụng loại bình gas trên để đun nấu. Trung bình mỗi ngày gia đình đó cần tiêu thụ lượng nhiệt cho đun nấu là 12000 kJ. Hãy cho biết sau khoảng bao nhiêu ngày thì gia đình đó sử dụng hết bình gas trên?

A. 35 ngày.
B. 50 ngày.
C. 42 ngày.  
D. 61 ngày.
Câu 33:

Hòa tan 21,76 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 vào 105,84 gam dung dịch HNO3 50%, thu được dung dịch Y và khí Z (gồm NO và NO2). Cho 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,8M và KOH 1M vào lượng dung dịch Y ở trên. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn T và dung dịch Q. Nung nóng toàn bộ T trong điều kiện có mặt oxi thu được 23,2 gam chất rắn N (gồm CuO và Fe2O3). Cô cạn dung dịch Q để làm bay hơi nước thu được 78,2 gam chất rắn M khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị nồng độ phần trăm của muối Fe(NO3)3 trong dung dịch Y gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 25%. 
B. 15%.  
C. 35%. 
D. 45%.
Câu 34:

Hỗn hợp T gồm 2 triglixerit X1 và X2. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp T bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chứa 43,14 gam muối. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T bằng oxi dư thu được 2,67 mol CO2 và 2,45 mol nước. Giá trị của m là

A. 41,74.
B. 38,96. 
C. 35,77.
D. 40,25.
Câu 35:

Cho các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch nước vôi trong vào dung dịch Ba(HCO3)2.

(b) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa hỗn hợp CrCl3.

(c) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch BaCl2.

(d) Cho bột Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(đ) Cho dung dịch H3PO4 vào dung dịch AgNO3.

Số thí nghiệm thu được sản phẩm có chất kết tủa là

A. 1

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 36:

Cho các phát biểu sau:

(a) Peptit Gly-Ala-Val có đơn vị aminoaxit đầu N là Val.

(b) Hợp chất X có công thức phân tử C4H10O2 không thể là este.

(c) Dung dịch anilin phản ứng với dung dịch nước Br2 tạo thành kết tủa trắng.

(d) Thủy phân saccarozơ trong dung dịch kiềm, đun nóng sẽ thu được hai loại monosaccarit.

(đ) Thành phần nguyên tố của tơ visco không chứa nitơ.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 37:

Cho X (C4H4O4) là hợp chất hữu cơ tạp chức, mạch hở. X chứa các nhóm chức trong số các nhóm chức sau: -OH (ancol); -CHO (anđehit); -COOH (axit cacboxylic); -COO- (este). Cho các chuyển hóa sau:

Cho X (C4H4O4) là hợp chất hữu cơ tạp chức, mạch hở. X chứa các nhóm chức trong số các nhóm chức sau: -OH (ancol); -CHO (anđehit); -COOH (axit cacboxylic); -COO- (este). Cho các chuyển hóa sau:   Biết X1, X2, X3, X4, X5 và X6 đều là các hợp chất hữu cơ, có cấu tạo mạch hở. Hợp chất X4 có công thức phân tử C2H8O4N2. Cho các nhận xét sau đây: (a) X có thể phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng). (b) X1 có phân tử khối là 74. (c) X2 có thể tham gia phản ứng tráng bạc. (d) Phân tử X3 có hai nguyên tử hiđro. (đ) Phân tử X4 không chứa liên kết π. (e) X5, X6 là hợp chất đa chức. Số nhận xét đúng là         A. 5.	B. 4.	C. 3.	D. 6. (ảnh 1)

 

Biết X1, X2, X3, X4, X5 và X6 đều là các hợp chất hữu cơ, có cấu tạo mạch hở. Hợp chất X4 có công thức phân tử C2H8O4N2. Cho các nhận xét sau đây:

(a) X có thể phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng).

(b) X1 có phân tử khối là 74.

(c) X2 có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(d) Phân tử X3 có hai nguyên tử hiđro.

(đ) Phân tử X4 không chứa liên kết π.

(e) X5, X6 là hợp chất đa chức.

Số nhận xét đúng là

A. 5

B. 4

C. 3

D. 6

Câu 38:

Este X1 mạch hở được tạo thành từ axit đơn chức Y1 và ancol no, ba chức Z1. Este X2 mạch hở, được tạo thành từ hai axit no, đơn chức Y2, Y3 và ancol no, hai chức Z2. Ancol Z1 và Z2 có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy m gam este X1 cần vừa đủ 2,8 lít khí O2, thu được 0,19 mol hỗn hợp CO2 và nước. Đốt cháy 9,17 gam hỗn hợp E gồm X1, X2 bằng oxi dư thu được 0,435 mol CO2. Mặt khác, đun nóng 0,08 mol hỗn hợp E cần vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 2,1M thu được dung dịch F. Cô cạn dung dịch F thu được hỗn hợp ancol H (gồm Z1 và Z2) và m gam hỗn hợp chất rắn G gồm ba muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 10,46.   
B. 12,55. 
C. 19,86.
D. 18,06.
Câu 39:

Dung dịch X có hòa tan CuSO4 x mol và KCl y mol. Tiến hành điện phân dung dịch X (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) bằng dòng điện một chiều có cường độ không đổi. Hiệu suất của các quá trình điện phân là 100%. Kết quả thí nghiệm thu được tương ứng với thời gian điện phân như sau:

Thời gian điện phân

Kết quả

t giây

Bắt đầu có khí thoát ra ở catot

2t giây

Khối lượng dung dịch thu được giảm đi so với ban đầu 2,08 gam

3,5t giây

Thể tích khí thu được anot gấp 1,2 lần thể tích khí thu được ở catot

Tổng giá trị (x + y) là

A. 0,06.
B. 0,02.  
C. 0,08.
D. 0,04.
Câu 40:

Theo khuyến cáo, mỗi hecta (1 hecta = 10.000 m²) đất trồng lúa, người nông dân cần cung cấp 70 kg N; 35,5 kg P2O5 và 30 kg K2O. Thực hiện đúng theo khuyến cáo trên, người nông dân sử dụng loại phân NPK 20-20-15 trộn với phân kali (độ dinh dưỡng 60%) và phân ure (độ dinh dưỡng 46%). Tổng khối lượng phân bón đã sử dụng cho một hecta đất trên gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 282 kg. 
B. 258 kg.
C. 217 kg. 
D. 261 kg.