(2023) Đề thi thử Hóa học Sở giáo dục và đào tạo Cà Mau có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hợp chất C2H5OH có tên gọi thông thường là

A. metanol.
B. ancol metylic.
C. etanol. 
D. ancol etylic.
Câu 2:

Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất khí?

A. Etanol. 
B. Glyxin.
C. Anilin. 
D. Metylamin.
Câu 3:

Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3- , Cl- , SO42-. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là

A. Na2CO3. 
B. HCl.
C. H2SO4. 
D. NaHCO3.
Câu 4:

Phản ứng hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?

A. Al tác dụng với CuO nung nóng. 
B. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng.
C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng. 
D. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.
Câu 5:

Chất nào sau đây là chất béo?

A. Tripanmitin.
B. Xenlulozơ.   
C. Anilin
D. Axit stearic.
Câu 6:

Crom(III) oxit là chất rắn màu lục thẫm, đuợc dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh. Công thức của crom(III) oxit là

A. Cr(OH)3.
B. CrO3.  
C. CrO.
D. Cr2O3.
Câu 7:

Trùng hợp etilen tạo thành polime nào sau đây?

A. Polibutađien. 
B. Polietilen.
C. Poli(vinyl clorua).
D. Polistiren.
Câu 8:

Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaHCO3 sinh ra khí CO2?

A. K2SO4.
B. HCl.
C. KNO3. 
D. NaOH.
Câu 9:

Kim loại Al tác dụng với dung dịch chất nào sau đây sinh ra AlCl3?

A. NaCl.
B. HCl. 
C. NaOH.
D. NaNO3.
Câu 10:

Dung dịch chất nào sau đây có pH > 7

A. KOH.
B. NaNO3. 
C. H2SO4.
D. KCl.
Câu 11:

Chất X có cấu tạo CH3COOCH3. Tên gọi của X là

A. metyl axetat. 
B. metyl fomat.   
C. etyl axetat. 
D. etyl fomat.
Câu 12:

Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng sinh ra khí SO2?

A. Fe2O3.
B. Fe(OH)3.
C. FeO.
D. FeCl3.
Câu 13:

Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất?

A. Pb. 
B. W.
C. Li. 
D. Cr.
Câu 14:

Chất nào sau đây là amin bậc hai

A. (CH3)2NH.
B. CH3NH2. 
C. (C2H5)3N.  
D. C6H5NH2.
Câu 15:

Cho thanh kim loại Zn vào dung dịch chất nào sau đây sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học?

A. CuSO4.
B. HCl.
C. NaCl.
D. CaCl2.
Câu 16:

Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?

A. Thạch cao nung (CaSO4.H2O).
B. Đá vôi (CaCO3).
C. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).
D. Vôi sống (CaO).
Câu 17:

Tác nhân chủ yếu gây “hiệu ứng nhà kính” là do sự tăng nồng độ trong khí quyển của chất nào sau đây?

A. H2.  
B. O2.
C. Cl2.
D. CO2.
Câu 18:

Thành phần chính của muối ăn là :

A. CaCO3. 
B. BaCl2.
C. NaCl. 
D. Mg(NO3)2.
Câu 19:

Điện phân NaCl nóng chảy, ở catot thu được chất nào sau đây?

A. NaOH.
B. HCl. 
C. Na.
D. Cl2.
Câu 20:

Chất nào sau đây tác dụng với H2 để tạo ra sobitol?

A. Saccarozơ.
B. Xenlulozơ
C. Glucozơ. 
D. Tinh bột.
Câu 21:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Polistiren được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng stiren.
B. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
C. Sợi bông, tơ tằm đều thuộc loại tơ thiên nhiên.
D. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
Câu 22:

Cho 21,75 gam một amin (X) đơn chức, tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được 30,875 gam muối. Công thức phân tử của X là

A. C3H9N. 
B. C2H7N.
C. C4H11N.
D. C5H13N.
Câu 23:

Đốt cháy 8,1 gam kim loại M (có hóa trị không đổi) trong 2,1 lít khí O2 đến phản ứng hoàn toàn được chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc, kim loại M là :

A. Ca.
B. Al. 
C. Mg.
D. Zn.
Câu 24:

Thí nghiệm nào sau đây không sinh ra đơn chất?

A. Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl.
B. Cho kim loại Cu vào dung dịch AgNO3.
C. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.
D. Cho kim loại Mg vào dung dịch HCl.
Câu 25:

Glucozơ lên men thành ancol etylic. Để thu được 92 gam C2H5OH cần dùng m gam glucozơ, biết hiệu suất của quá trình lên men là 60%. Giá trị của m là

A. 360. 
B. 270. 
C. 108.
D. 300.
Câu 26:

Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm gồm natri axetat và ancol Y. Công thức của Y là

A. C3H7OH.  
B. C3H5(OH)3.  
C. C2H5OH. 
D. CH3OH.
Câu 27:

Trong sơ đồ phản ứng sau:

(1) Xenlulozơ → glucozơ → X + CO2

(2) X + O2 (lên men) → Y + H2O

Các chất X, Y lần lượt là :

A. ancol etylic, axit axetic.  
B. ancol etylic, cacbon đioxit
C. ancol etylic, sobitol.   
D. axit gluconic, axit axetic.
Câu 28:

Este X có công thức phân tử C4H8O2. Cho 2,2 gam X vào 20 gam dung dịch NaOH 8%, đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 3 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3COOC2H5.
B. C2H5COOCH3.
C. CH3COOCH3.
D. HCOOC2H5.
Câu 29:

Cho 4 dung dịch riêng biệt: CuCl2, FeCl3, HCl và KOH. Số dung dịch có khả năng phản ứng được với kim loại Fe là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 30:

Hòa tan hết 4,04 gam hỗn hợp gồm MgO và ZnO cần vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là ?

A. 7,34.
B. 8,30.
C. 7,70.
D. 8,42.
Câu 31:

Một mẫu khí “gas” X chứa hỗn hợp propan và butan. Cho các phản ứng:

(1) C3H8 + 5O2 → 3CO2 + 4H2O

(2) C4H10 + 6,5O2 → 4CO2 + 5H2O

Nhiệt tỏa ra của phản ứng (1) là 2220 kJ, nhiệt lượng tỏa ra của phản ứng(2) là 2874 kJ. Đốt cháy hoàn toàn 12 gam mẫu khí “gas” X tỏa ra nhiệt lượng 597,6 kJ. Tỉ lệ số mol của propan và butan trong mẫu khí “gas” X là

A. 3 : 4.
B. 1 : 2. 
C. 2 : 3. 
D. 1 : 1.
Câu 32:

Cho sơ đồ các phản ứng sau:

(1) Al2O3 + H2SO4 → X + H2O

(2) Ba(OH)2 + X → Y + Z

(3) Ba(OH)2 (dư) + X → Y + T + H2O

Các chất X, T thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là :

A. Al(OH)3, BaSO4.
B. Al2(SO4)3, Ba(AlO2)2.
C. Al2(SO4)3, BaSO4. 
D. Al2(SO4)3, Al(OH)3.
Câu 33:

Cho các phát biểu sau:

(a) Tristearin có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (Ni, t°).

(b) Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do liên kết C=C của chất béo bị oxi hóa.

(c) Ứng với công thức C4H11N có 4 đồng phân amin bậc 2.

(d) Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ nitron, tơ axetat là các loại tơ nhân tạo.

(e) Quá trình làm rượu vang từ quả nho xảy ra phản ứng lên men rượu của glucozơ.

Số phát biểu sai là

A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 34:

Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo tự do với 200 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ, thu được glixerol và hỗn hợp Y chứa các muối có công thức chung C17HyCOONa. Đốt cháy 0,07 mol E thu được 1,845 mol CO2. Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với 0,1 mol Br2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 59,07. 
B. 57,74. 
C. 55,76. 
D. 31,77.
Câu 35:

Thực hiện các phản ứng đối với chất hữu cơ X (C6H8O4, chứa hai chức este, mạch hở) và các sản phẩm X (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng) dưới đây:

(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3

(2) 2X1 + H2SO4 (loãng) → 2X4 + Na2SO4

(3) 2X3 + O2 (xt) → 2X4

(4) 2X2 + H2SO4 (loãng) → 2X5 + Na2SO4.

Cho các phát biểu sau:

(a) Khi cho a mol X5 tác dụng với Na dư thu được a mol H2.

(b) Chất X3 tham gia được phản ứng tráng bạc.

(c) Khối lượng mol của X1 là 82 gam/mol.

(d) Có 1 công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Câu 36:

Cho các thí nghiệm sau:

(a) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

(b) Nung nóng hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí.

(c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4.

(e) Nhiệt phân muối KNO3.

(g) Cho Fe vào dung dịch AgNO3.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm sinh ra đơn chất khí là :

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 37:

Một loại phân NPK có độ dinh dưỡng được ghi trên bao bì là 16-16-8. Để cung cấp a kg nitơ, b kg photpho và c kg kali cho một thửa ruộng, người ta sử dụng đồng thời 50 kg phân NPK (ở trên), 20 kg đạm urê (độ dinh dưỡng là 46%) và 10 kg phân kali (độ dinh dưỡng là 60%). Tổng giá trị (a + b + c) gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 80,0.
B. 29,0.
C. 40,0.   
D. 106,0.
Câu 38:

Điện phân dung dịch gồm các chất Cu(NO3)2, CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi 2A. Lượng khí sinh ra từ bình điện phân và lượng kim loại Cu sinh ra ở catot theo thời gian điện phân được cho ở bảng sau:.

Thời gian điện phân (giây)

t

t + 2895

2t

Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol)

a

a + 0,03

2,125a

Lượng kim loại Cu sinh ra ở catot (mol)

b

b + 0,02

b + 0,02

Biết hiệu suất phản ứng điện phân là 100%. Giá trị của t là

A. 3860. 
B. 4825.
C. 2895. 
D. 5790.
Câu 39:

Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức (MX < MY); T là este ba chức, mạch hở được tạo bởi X, Y với glixerol. Cho 23,06 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T và glixerol (với số mol của X bằng 8 lần số mol của T) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 3 và 3,68 gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn F cần vừa đủ 0,45 mol O2, thu được Na2CO3, H2O và 0,4 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 25%. 
B. 35%. 
C. 29%. 
D. 26%.
Câu 40:

Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Cu, Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu đươc dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch chứa AgNO3 1M vào Y đến các phản ứng xảy ra hoàn toàn đã dùng hết 580 ml, kết thúc thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít khí ở đktc. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình, giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 81.
B. 82.
C. 80. 
D. 83.