(2023) Đề thi thử Hoá học THPT Chuyên Trần Phú - Hải Phòng (Lần 2) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Kim loại sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Al.
B. Ag.
C. Mg.

D. Fe.

Câu 2:
Cho valin tác dụng với NaOH, thu được muối X. Công thức của X là
A. H2NCH(CH3)COONa.
B. H2NCH2COONa.
C. (CH3)2CHCH(NH2)COONa.

D. H2NCH2CH2COONa.

Câu 3:
Chất được dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu là
A. NaOH.
B. HCl.
C. Ba(OH)2.

D. Na3PO4.

Câu 4:
Polivinyl clorua (PVC) điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng
A. trao đổi.
B. oxi hoá - khử.
C. trùng hợp.
D. trùng ngưng.
Câu 5:
Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là
A. xiđerit.
B. hematit đỏ.
C. manhetit.
D. hematit nâu.
Câu 6:
Kim loại sắt tác dụng với chất nào sau đây tạo thành hợp chất sắt(III)?
A. S (t°).

B. HCl (đặc).

C. CuSO4 (dung dịch).

D. HNO3 (loãng).

Câu 7:
Trong chuối xanh có chứa lượng lớn
A. tinh bột.
B. fructozơ.
C. glucozơ.

D. saccarozơ.

Câu 8:

Trong môi trường kiềm, phản ứng màu biure là protein tác dụng với

A. Mg(OH)2.
B. NaCl.
C. Cu(OH)2.

D. KCl.

Câu 9:

Kim loại dẻo nhất (dễ dát mỏng, kéo dài nhất) là

A. nhôm.
B. vàng.
C. bạc.
D. đồng.
Câu 10:

Bình chứa làm bằng chất X, không dùng để đựng dung dịch nước vôi trong. Chất X là

A. sắt.
B. nhôm.
C. thủy tinh.
D. nhựa.
Câu 11:
Hợp chất CH2=CHCOOCH3 có tên gọi là
A. metyl acrylat.
B. metyl fomat.
C. etyl fomat.
D. vinyl axetat.
Câu 12:

Mùi tanh của cá là do hỗn hợp một số amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác gây nên. Công thức của trimetylamin là

A. CH3NH2.
B. C2H5NH2.
C. (CH3)2NH.
D. (CH3)3N.
Câu 13:
Kim loại phản ứng với HNO3 không tạo ra hợp chất
A. N2O5.
B. NO.
C. NH4NO3.

D. NO2.

Câu 14:

Số liên kết pi (π) trong phân tử (C17H33COO)3C3H5

A. 6

B. 5

C. 7

D. 9

Câu 15:
Dãy các ion xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa là
A. Fe2+, Fe3+, Cu2+.
B. Fe2+, Cu2+, Fe3+.
C. Cu2+, Fe3+, Fe2+.

D. Fe3+, Fe2+, Cu2+.

Câu 16:
Kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là
A. Na.
B. Fe.
C. Ag.

D. Cu.

Câu 17:
Hợp chất vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH là
A. Al(NO3)3.
B. Ba(AlO2)2.
C. Al(OH)3.
D. NaAlO2.
Câu 18:

Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất

A. Al2(SO4)3.
B. Al2O3.
C. AlCl3.
D. NaAlO2.
Câu 19:
Chất nào sau đây là muối trung hòa?
A. K2HPO4.
B. KHCO3.
C. NaHSO4.

D. K2HPO3.

Câu 20:
Muối dễ bị phân hủy khi đun nóng là
A. NaCl.
B. CaCl2.
C. Na2SO4.

D. Ca(HCO3)2.

Câu 21:

Trong hoa nhài, este X có công thức phân tử C9H10O2. Khi thủy phân X tạo ra ancol thơm Y. Tên gọi của X là

A. phenyl axetat.
B. etyl benzoat.
C. phenyl propionat.

D. benzyl axetat.

Câu 22:

Hoà tan hoàn toàn 13,29 gam hỗn X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 vào nước thu được dung dịch Y. Cho 3,78 gam bột sắt vào dung dịch Y thu được chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch FeCl3 dư thì thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 2,76 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm về khối lượng của AgNO3 trong hỗn hợp X là

A. 62,34 %.
B. 57,56%.
C. 37,66%.
D. 53,06%.
Câu 23:

Hỗn hợp X gồm hai este có cùng công thức phân tử C8H8O2 và đều chứa vòng benzen. Để phản ứng hết với 0,25 mol X cần tối đa 0,35 mol NaOH trong dung dịch, thu được m gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của m là

A. 30,0.
B. 17,0.
C. 20,5.
D. 13,0.
Câu 24:

Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch AlCl3 và FeCl2 thu được kết tủa X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa muối

A. Fe(NO3)3 và Al(NO3)3.
B. Fe(NO3)3.
C. Fe(NO3)2 và Al(NO3)3.
D. Fe(NO3)3 và KNO3.
Câu 25:

Đốt cháy một lượng kim loại Mg trong khí O2 dư thu được 8,0 gam magie oxit. Thể tích khí O2 (ở đktc) đã tham gia phản ứng là

A. 5,60 lít.
B. 1,12 lít.
C. 2,24 lít.

D. 4,48 lít.

Câu 26:

Đề phòng sự lây lan của SARS-CoV-2 gây bệnh viêm phổi cấp, các tổ chức ý tế hướng dẫn người dân nên đeo khẩu trang nơi đông người, rửa tay nhiều lần bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn có pha thành phần chất X. Chất X có thể được điều chẽ từ phản ứng lên men chất Y, từ chất Y bằng phản ứng hiđro hóa có thể tạo ra chất Z. Các chất Y, Z lần lượt là:

A. glucozơ và etilen.
B. glucozơ và sobitol.
C. etanol và glucozơ.
D. etanol và sobitol.
Câu 27:

Cho các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6, amilopectin, nilon-6, amilozơ. Số polime thiên nhiên là

A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

Câu 28:

Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 10,43.
B. 6,38.
C. 10,45.

D. 8,09.

Câu 29:

Người ta sản xuất rượu vang từ nho với hiệu suất 95%. Biết trong loại nho này chứa 60% glucozơ, khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml. Để sản xuất 100 lít rượu vang 10° cần khối lượng nho là

A. 20,59 kg.
B. 27,46 kg.
C. 26,09 kg.
D. 10,29 kg.
Câu 30:
Phát biểu sau đây sai là
A. Kim loại Na khử được ion Cu2+ trong dung dịch.
B. Cho lượng nhỏ Ca vào dung dịch NaHCO3 thu được kết tủa trắng.
C. Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+.
D. Dung dịch Ca(OH)2 để lâu ngoài không khí xuất hiện lớp váng màu trắng.
Câu 31:

Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm ba muối C17HxCOONa, C15H31COONa, C17HyCOONa có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4 : 5. Hiđro hóa hoàn toàn m gam E, thu được 17,24 gam hỗn hợp Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần vừa đủ 34,384 lít khí O2 (đktc). Giá trị của m là

A. 17,10.
B. 15,05.
C. 17,20.
D. 17,21.
Câu 32:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C3H6, thu được 4,032 lít CO2 (đktc) và 3,78 gam H2O. Mặt khác 3,87 gam X phản ứng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,070.
B. 0,105.
C. 0,030.
D. 0,045.
Câu 33:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho thanh Mg vào dung dịch CuCl2

(b) Thả viên Zn vào dung dịch H2SO4 loãng

(c) Cho dây Ag vào dung dịch HCl

(d) Cho thanh Fe vào dung dịch FeCl3

(e) Trộn bột Fe với bột S rồi đun nóng

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 34:

Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

X1 + H2O → X2 + X3 + H2 (Điện phân có màng ngăn)

X2 + X4 → BaCO3 + K2CO3 + H2O

Hai chất X2, X4 lần lượt là:

A. NaOH, Ba(HCO3)2.
B. KHCO3, Ba(OH)2.
C. NaHCO3, Ba(OH)2.
D. KOH, Ba(HCO3)2.
Câu 35:

Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

(b) Để rửa ống nghiệm có dính anilin, ta tráng ống nghiệm bằng dung dịch HCl.

(c) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Lys có 4 nguyên tử oxi.

(d) Oxi hóa glucozơ thu được sobitol.

(e) Các chất béo bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 4

C. 5

D. 3

Câu 36:

Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 vào dung dịch chứa a mol NaOH và 1,5a mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho từ từ phần một vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít khí CO2. Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 1,12.
B. 1,68.
C. 3,36.
D. 2,24.
Câu 37:

Điện phân với 2 điện cực trơ dung dịch X chứa a gam CuSO4 cho tới khi có 0,224 lít khí (đktc) xuất hiện ở anot thì ngừng điện phân, thu được dung dịch Y. Ngâm 1 lá sắt trong Y, kết thúc phản ứng lấy lá sắt ra, rửa sạch, làm khô, cân lại thấy khối lượng lá sắt không thay đổi. Giả sử hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của a là

A. 11,2.
B. 30,0.
C. 25,6.

D. 12,8.

Câu 38:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4, FeS (trong đó nguyên tố oxi chiếm 12,5% về khối lượng) trong dung dịch chứa a mol KNO3 và 0,43 mol H2SO4 (loãng), sau phản ứng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5 và dung dịch Y. Cho dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 740 ml dung dịch KOH 1M, thu được 21,4 gam kết tủa và dung dịch Z chứa 101,14 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là

A. 0,44.
B. 0,40.
C. 0,42.
D. 0,38.
Câu 39:

Cho các sơ đồ phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:

(a) X (C4H6O5) + 2NaOH (t°) → X1 + X2 + H2O

(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

(c) X2 + 2X4 (H2SO4 đặc, t°) C4H6O4 + 2H2O

Biết các chất X, X2, X3 và X4 đều là các chất hữu cơ mạch hở. Phân tử X không có nhóm –CH3. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Chất X2, X4 đều hòa tan được Cu(OH)2.
B. X là hợp chất hữu cơ tạp chức.
C. Nhiệt độ sôi của X3 cao hơn X4.
D. X3 và X4 thuộc cùng dãy đồng đẳng.
Câu 40:

Thủy phân hoàn toàn 28,6 gam hỗn hợp E gồm hai este X và Y tạo bởi axit cacboxylic và ancol (đều mạch hở, không phân nhánh, MX > MY) bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 2 muối (có cùng số C trong phân tử) và hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z, thu được 14,56 lít khí CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Khối lượng của X trong E là

A. 19,8 gam.
B. 18,8 gam.
C. 21,9 gam.
D. 17,7 gam.