(2023) Đề thi thử Hoá học THPT Hàm Rồng - Thanh Hoá có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Cấu hình electron nào sau đây ứng với kim loại kiềm
A. 1s22s2.
B. 1s22s22p63s23p63d54s1.
C. 1s22s22p6.
D. 1s22s22p63s1.
Câu 2:
Công thức dãy đồng đẳng của ancol etylic là
A. CnH2n+1OH.
B. CnH2nO.
C. ROH.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 3:
Polime nào sau đây có công thức (-CH2-CH2-)n ?
A. Poliacrilonitrin.
B. Poli(metyl metacrylat).
C. Polietilen.
D. Poli(vinyl clorua).
Câu 4:
Etyl fomat có công thức là
A. C2H5COOCH3.
B. HCOOCH3.
C. CH3COOC2H5.
D. HCOOC2H5.
Câu 5:
Kim loại Mg tác dụng với dung dịch H2SO4, tạo ra H2 và chất nào sau đây?
A. Mg(OH)2.
B. Mg(HSO4)2.
C. MgO.
D. MgSO4.
Câu 6:
Chất nào sau đây không phải là chất điện ly?
A. C2H5OH.
B. NaCl.
C. NaOH.
D. H2SO4.
Câu 7:
Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là
A. (C6H10O5)n.
B. C12H22O11.
C. C6H12O6.
D. C2H4O2.
Câu 8:
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. K.
B. Ba.
C. Na.
D. Al.
Câu 9:
Khối lượng mol phân tử của hợp chất C2H2
A. 16 g/mol.
B. 26 g/mol.
C. 14 g/mol.
D. 24 g/mol.
Câu 10:

Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, thường sinh ra khí SO2 không màu, có mùi hắc, độc và gây ô nhiễm môi trường. Tên gọi của SO2

A. Lưu huỳnh đioxit.
B. Lưu huỳnh trioxit.
C. Lưu huỳnh monooxit.
D. Lưu huỳnh oxit.
Câu 11:
Axit stearic là một axit béo có trong mỡ động vật và bơ ca cao. Công thức của axit stearic là
A. C17H35COOH.
B. CH3COOH.
C. C3H5(OH)3.
D. C15H31COOH.
Câu 12:
Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí N2 bằng cách đun nóng dung dịch nào dưới đây?
A. NaNO2.
B. NH4NO2.
C. NH4Cl.
D. NH3.
Câu 13:
Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 sinh ra kết tủa Ag?
A. CH3COOH.
B. C2H2.
C. C6H5OH.
D. CH3CHO.
Câu 14:
Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ?
A. CH3CHO.
B. C2H5OH.
C. C3H5(OH)3.
D. CH3COOH.
Câu 15:
Kim loại Fe tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 đặc, nguội.
B. KOH.
C. MgCl2.
D. CuSO4.
Câu 16:
Kali phản ứng với oxi sinh ra sản phẩm nào sau đây?
A. Mg(OH)2.
B. Na2O.
C. MgO.
D. K2O.
Câu 17:
Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Mg.
B. Cu.
C. Na.
D. Fe.
Câu 18:
Chất A có công thức: CH3-CH(NH2)-COOH. Tên của A là
A. Valin.
B. Alanin.
C. Lysin.
D. Glyxin.
Câu 19:
Biết X là kim loại dẻo nhất, dễ kéo dài, dát mỏng và dùng làm đồ trang sức. X là
A. Fe.
B. Cu.
C. Au.
D. W.
Câu 20:
Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Cu.
B. Zn.
C. Fe.
D. Al.
Câu 21:

Để khử hoàn toàn 24,0 gam Fe2O3 thành kim loại Fe ở nhiệt độ cao (không có oxi), cần tối thiểu m gam kim loại Al. Giá trị của m là

A. 5,4.
B. 8,1.
C. 10,8.
D. 2,7.
Câu 22:
Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là
A. CH3COOCH3.
B. CH3COOC2H5.
C. C2H3COOC2H5.
D. C2H5COOCH3.
Câu 23:

Cho các polime: polietilen, xenlulozơ, polipeptit, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. Số polime tổng hợp là

A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 24:
Kết luận nào dưới đây đúng?
A. Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước.
B. Saccarozơ chất rắn kết tinh màu trắng, vị ngọt, dễ tan trong nước nóng.
C. Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, tan trong nước lạnh.
D. Glucozơ chất rắn, không màu, không tan trong nước.
Câu 25:

Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

A. Fe2O3.
B. Fe.
C. Fe3O4.
D. FeO.
Câu 26:
Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thì thu được 32,4 gam Ag. Giá trị của m là
A. 10,8.
B. 21,6.
C. 27.
D. 2,7.
Câu 27:

Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin (CH3NH2), sinh ra 2,24 lít N2 (đktc). Giá trị của m là

A. 4,65.
B. 1,55.
C. 3,1.

D. 6,2.

Câu 28:

Cho các chất Na2O, Fe2O3, Cr2O3, Al2O3, CuO. Số oxit bị H2 khử khi nung nóng là

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Câu 29:
Nhiệt phân hoàn toàn m gam NaHCO3, thu được H2O, CO2 và 31,8 gam Na2CO3. Giá trị của m là
A. 25,2.
B. 37,8.
C. 50,4.
D. 45,6.
Câu 30:

Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.

(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

Số phát biểu sai là

A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 31:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm một axit, một este (đều no, đơn chức, mạch hở) và hai hidrocacbon mạch hở thì cần vừa đủ 0,28 mol O2, tạo ra 0,2 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là

A. 0,06.
B. 0,03.
C. 0,08.
D. 0,04.
Câu 32:

Hợp chất hữu cơ E có công thức phân tử C9H8O4 thỏa mãn các phương trình hóa học sau:

(1) E + 3NaOH → 2X + Y + H2O;

(2) 2X + H2SO4 → Na2SO4 + 2Z

(3) Z + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → T + 2Ag + 2NH4NO3

(4) Y + CO2 + H2O → M + NaHCO3

Biết E, M, X, Y, Z, T là kí hiệu của các hợp chất. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. 1 mol M tác dụng tối đa 2 mol NaOH.
B. Phân tử Y có 3 nguyên tử oxi.
C. Phân tử Y có 7 nguyên tử cacbon.
D. Trong phản ứng (3), Z bị khử.
Câu 33:

Hòa tan vừa hết x gam hỗn hợp E gồm S và P vào dung dịch HNO3 đặc nóng, thu được dung dịch Y và khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Cho Y vào dung dịch Z chứa hỗn hợp 0,04 mol NaOH và 0,008 mol KOH, thu được dung dịch T có chứa 3,242 gam bốn muối trung hòa. Giá trị của x là

A. 0,666.
B. 0,823.
C. 0,886.
D. 0,652.
Câu 34:

Cho các phát biểu sau:

(1) Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm (từ Li đến Cs) có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần.

(2) Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện.

(3) Thạch cao sống được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương.

(4) Các kim loại kiềm và kiềm thổ đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

(5) Có thể dùng Na2CO3 để làm mềm nước có tính cứng tạm thời và vĩnh cửu.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Câu 35:

Axit lactic là một axit cacboxylic có công thức phân tử là C3H6O3, cấu tạo có một nhóm hiđroxi (-OH) đứng gần nhóm cacboxyl (-COOH). Khi vận động mạnh và thể không cung cấp đủ oxi, thì cơ thể sẽ chuyển hoá glucôzơ thành axit lactic từ các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể (axit lactic tạo thành từ quá trình này sẽ gây mỏi cơ). Quá trình này sinh ra 150kJ năng lượng theo phương trình hoá học sau: C6H12O6 → 2C3H6O3 + 150kJ. Giả sử một người chạy bộ trong một giờ sẽ tiêu tốn 300 kcal. Biết rằng cơ thể chỉ cung cấp đủ 98% năng lượng đó nhờ oxi, năng lượng còn lại nhờ vào sự chuyển hoá glucôzơ thành axit lactic. Hãy tính khối lượng axit lactic tạo thành từ quá trình chuyển hoá đó (biết 1 cal = 4,1858 J).

A. 30,14 gam.
B. 31,40 gam.
C. 37,21 gam.
D. 43,17 gam.
Câu 36:

Một học sinh tiến hành thí nghiệm sau:

- Cho cùng thể tích V ml hai dung dịch Fe(NO3)3 và AgNO3 vào hai cốc.

- Thả vào cốc thứ nhất một lá sắt và cốc thứ hai một lá đồng; đợi phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Học sinh đó đã ghi lại những hiện tượng quan sát được như sau:

(1) Khối lượng lá sắt giảm xuống, khối lượng lá đồng tăng lên.

(2) Khối lượng cả 2 lá kim loại đều tăng.

(3) Dung dịch ở cốc thứ hai có màu xanh của ion Cu2+.

(4) Có vảy bạc bám vào lá đồng.

(5) Có vảy sắt bám vào lá đồng.

Trong các hiện tượng trên, có bao nhiêu hiện tượng được mô tả đúng?

A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Câu 37:

Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây, ở anot thoát ra 2,688 lít hỗn hợp khí (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây, thể tích khí thoát ra ở anot gấp 3 lần thể tích khí thoát ra ở catot (đo cùng điều kiện), đồng thời khối lượng catot tăng 18,56 gam. Giá trị của m là

A. 53,42.
B. 63,46.
C. 60,87.
D. 55,34.
Câu 38:

Cho 0,54 mol hỗn hợp E gồm triglixerit X và axit Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,26 mol KOH, thu được glixerol và dung dịch chứa kali stearat, kali oleat. Mặt khác, 0,54 mol E làm mất màu vừa đủ 0,54 mol Br2 trong dung dịch. Phần trăm khối lượng của X trong E là

A. 57,3%.
B. 86,3%.
C. 65,1%.
D. 34,9%.
Câu 39:

Cho X là este mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, Y và Z là 2 este (đều no, mạch hở, tối đa 2 nhóm este MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z thu được 23,52 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho 51,4 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp 2 muối và hỗn hợp 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Cho toàn bộ lượng ancol này tác dụng với Na dư, thu được 7,84 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của ancol có phân tử khối nhỏ hơn là

A. 76,78%.
B. 78,77%.
C. 72,72%.
D. 73,75%.
Câu 40:

Cho m gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeCO3, CuO và Fe2O3 (trong X: mO/mX = 33/199) vào bình kín (thể tích không đổi) chứa 0,45 mol O2 (dư). Nung nóng bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu (coi thể tích chất rắn thay đổi không đáng kể). Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Y chứa (m + 28,16) gam hỗn hợp muối (gồm Fe2(SO4)3, CuSO4) và 0,81 mol hỗn hợp khí gồm CO2, SO2. Phần trăm theo khối lượng của CuO trong X là

A. 25,13%.
B. 30,15%.
C. 37,69%.
D. 45,45%.