(2023) Đề thi thử Hóa học THPT Nguyễn Huệ, Thừa Thiên Huế (Lần 2) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chất nào sau đây có phản ứng thuỷ phân?

A. Saccarozơ.
B. Fructozơ.
C. Glucozơ. 
D. Ancol etylic.
Câu 2:

Etyl fomat có mùi thơm của quả đào chín, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Công thức cấu tạo của etyl fomat là

A. CH3COOCH3.  
B. HCOOCH3
C. HCOOC2H5.
D. CH3COOC2H5
Câu 3:

Khi lên men m gam glucozơ thu được 0,24 mol C2H5OH. Mặt khác, khử hoàn toàn m gam glucozơ cần vừa đủ 3,36 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của quá trình lên men là

A. 75,0%. 
B. 62,5%. 
C. 70,0%.
D. 80,0%.
Câu 4:

Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?

A. Tơ visco.
B. Tơ capron.
C. Tơ tằm.
D. Tơ nitron.
Câu 5:

Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra phản ứng hóa học?

A. Cho BaSO4 vào dung dịch HCl loãng.  
B. Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH.
C. Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl2.
D. Cho dung dịch K2CO3 vào dung dịch NaOH.
Câu 6:

Kim loại nào sau đây có tính nhiễm từ?

A. Na.  
B. Mg.   
C. Fe.  
D. Al.
Câu 7:

Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây phản ứng với nước sinh ra khí H2 ?

A. Be.
B. CaO.
C. Ca.
D. MgO.
Câu 8:

Kali nitrat được dùng làm phân bón (phân đạm, phân kali) và được dùng để chế tạo thuốc nổ. Ở nhiệt độ cao, kali nitrat có tính chất nào sau đây?

A. Tính bazơ. 
B. Tính axit.
C. Tính lưỡng tính.
D. Tính oxi hóa mạnh.
Câu 9:

Dung dịch chất nào sau đây không phản ứng được với Al(OH)3?

A. NaHSO4. 
B. NH3.
C. HCl.
D. NaOH.
Câu 10:

Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép bằng phương pháp điện hóa, người ta dùng kim loại nào sau đây để gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước)?

A. Na.
B. Ca.  
C. Cu.
D. Zn.
Câu 11:

Kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện (dùng chất khử CO)?

A. K.
B. Mg.      
C. Ba. 
D. Zn.
Câu 12:

Crom có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?

A. NaCrO2.  
B. CrCl2.  
C. CrO3. 
D. K2Cr2O7.
Câu 13:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Poli(vinyl clorua) được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước.
B. Poliacrilonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng acrilonitrin.
C. Thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) là vật liệu polime có tính dẻo.
D. Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với stiren thu được polime dùng làm cao su.
Câu 14:

Kim loại dẫn điện tốt nhất là

A. Ag.
B. Cu.
C. Au.
D. Al.
Câu 15:

Chất nào sau đây là amin bậc hai?

A. Trimetylamin.
B. Metylamin.
C. Etylamin.
D. Đimetylamin.
Câu 16:

Este X mạch hở, có công thức phân tử là C4H6O2. Xà phòng hóa hoàn toàn X thu được 2 sản phẩm hữu cơ có phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X là

A. CH2=CH-COO-CH3.
B. CH3COO-CH=CH2.
C. HCOO-CH2-CH=CH2. 
D. HCOO-CH=CH-CH3.
Câu 17:

Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit. Chất khí nào sau đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên mưa axit?

A. CO2. 
B. N2.  
C. NO2. 
D. NH3.
Câu 18:

Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất khí có mùi khai?

A. Anilin.
B. Glyxin.   
C. Alanin.
D. Metylamin.
Câu 19:

Dẫn V lít (đktc) khí CO đi qua 24,0 gam hỗn hợp gồm CuO và MgO (tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1) nung nóng, thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 20,4. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

A. 3,36.
B. 6,72. 
C. 26,88. 
D. 10,08.
Câu 20:

Dùng chất nào sau đây để làm mềm nước có tính cứng toàn phần?

A. NaHCO3.  
B. Ca(OH)2.
C. HCl.
D. K3PO4.
Câu 21:

Xà phòng hoá hoàn toàn 8,6 gam metyl acrylat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,7M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn khan có khối lượng là

A. 9,4 gam.   
B. 11,0 gam.  
C. 9,8 gam.
D. 11,4 gam.
Câu 22:

Cho 8,20 gam hỗn hợp gồm CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 2,016 lít CO2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 5,99.
B. 10,81. 
C. 9,19.  
D. 9,35.
Câu 23:

Cho 13,50 gam một amin đơn chức X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 24,45 gam muối. Công thức phân tử của X là

A. C2H7N.
B. C4H11N.
C. C3H9N
D. C2H5N.
Câu 24:

Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng nào sau đây?

A. Boxit.
B. Hematit đỏ.
C. Criolit.  
D. Manhetit.
Câu 25:

Kim loại R thuộc nhóm IA. Công thức oxit của R là. 

A. RO3.  
B. R2O.  
C. RO2. 
D. RO.
Câu 26:

Chất nào sau đây là chất béo?

A. Axit panmitic.
B. Etyl acrylat.  
C. Etyl fomat. 
D. Tripanmitin.
Câu 27:

Cho kim loại X vào dung dịch CuSO4 dư, thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, thấy chất rắn tan một phần. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. X là

A. Al. 
B. Na. 
C. Ba.
D. Mg.
Câu 28:

Cho X và Y là hai cacbohiđrat. Biết X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Còn Y là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Tên gọi của X, Y lần lượt là:

A. tinh bột và glucozơ.
B. tinh bột và saccarozơ.
C. saccarozơ và fructozơ.  
D. xenlulozơ và saccarozơ.
Câu 29:

Kim loại natri cháy trong khí oxi khô tạo ra natri peoxit. Công thức của natri peoxit là

A. Na2O2. 
B. NaOH. 
C. Na2O.
D. Na2CO3.
Câu 30:

Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH?

A. Metyl axetat.
B. Axit fomic. 
C. Anđehit fomic. 
D. Axit axetic.
Câu 31:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.

(b) Cho dung dịch NH4HCO3 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.

(c) Đun nóng nước có tính cứng vĩnh cửu.

(d) Điện phân dung dịch KNO3.

(e) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm vừa thu được kết tủa vừa thu được chất khí là

A. 3

B. 5

C. 2

D. 4

Câu 32:

Cho sơ đồ các phản ứng sau:

(a) X1 + H2O → X2 + X3↑ + H2↑ (điện phân dung dịch có màng ngăn)

(b) X2 + X4 → X1 + X5

(c) X2 + X3 → X1 + X6 + H2O.

(d) X2 + X5 → NaAlO2 + H2O.

Các chất X4, X6 lần lượt là:

A. Al(OH)3, NaClO.
B. AlCl3, NaClO.
C. AlCl3, NaCl.
D. Al(OH)3, NaCl.
Câu 33:

Hỗn hợp A gồm một ancol X (no, hai chức, mạch hở), một axit cacboxylic Y (đơn chức, mạch hở, chứa một liên kết đôi C=C) và một este đa chức Z tạo bởi X và Y. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho m gam A tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,3M, thu được ancol X và 11,28 gam muối. Toàn bộ lượng X sinh ra cho tác dụng hết với Na dư thu được 4,368 lít khí H2.

Thí nghiệm 2: Đốt cháy hết m gam A bằng lượng O2 dư, thu được 16,8 lít khí CO2 và 13,5 gam H2O.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp A là

A. 32,9%. 
B. 44,9%. 
C. 50,4%. 
D. 16,7%.
Câu 34:

NPK là loại phân bón hóa học được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Một loại phân NPK có độ dinh dưỡng tương ứng được ghi trên bao bì là 20-20-15. Để cung cấp x kg nitơ; 8,7 kg photpho và z kg kali cho một thửa ruộng, người ta sử dụng y kg phân NPK (ở trên). Tổng (x + y + z) có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 150.
B. 130. 
C. 120.
D. 100.
Câu 35:

Cho các phát biểu sau:

(a) Anilin có lực bazơ mạnh hơn metylamin.

(b) HCOOCH3 có nhiệt độ sôi cao hơn CH3COOH.

(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng nước brom.

(d) Triolein và protein có cùng thành phần nguyên tố.

(e) Cao su buna có tính đàn hồi kém hơn cao su thiên nhiên.

Số phát biểu đúng là

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 36:

Nung nóng 18,510 gam hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt (trong điều kiện không có oxi) thu được hỗn hợp Y. Hòa tan Y trong dung dịch chứa 0,900 mol HCl thu được 4,368 lít khí H2 và dung dịch Z chứa 45,555 gam muối. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Z thu được 146,160 gam kết tủa và 0,168 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Phần trăm khối lượng Al trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 27%. 
B. 24%.
C. 26%.
D. 25%.
Câu 37:

Cho sơ đồ các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):

(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3

(b) X2 + HCl → X4 + NaCl

(c) X3 + HCl → X5 + NaCl

(d) X1 + X4 → X6 + H2O

Biết X là hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C6H10O4; X1, X2, X3 có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và MX1 < MX2 < MX3. Trong các kết luận sau:

(1) Phân tử X có 2 nhóm -COO-.

(2) Phân tử X5 có số nguyên tử H bằng số nguyên tử O.

(3) Nhiệt độ sôi của X4 cao hơn của X1.

(4) Phân tử khối của X3 lớn hơn của X6.

Các kết luận đúng là

A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 38:

Trong phân tử một triglixerit X có phần trăm khối lượng của cacbon và hiđro lần lượt là 77,551% và 11,565%. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam X bằng dung dịch KOH dư, đun nóng thu được 23,95 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ a mol khí O2. Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với b gam Br2 trong dung dịch.

Kết luận nào sau đây đúng?

A. m = 22,15.  
B. Phân tử X có 3 liên kết π.
C. a = 2,00.
D. b = 16,00.
Câu 39:

Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,3 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 3,696 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 8,736 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì thời gian điện phân là

A. 1,25t giây. 
B. 1,5t giây.
C. 0,75t giây. 
D. 1,75t giây.
Câu 40:

Bình "ga" loại 10 cân sử dụng trong hộ gia đình X có chứa 10 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và butan với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 7. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt khí "ga" của hộ gia đình X là 6130 kJ/ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt là 62%. Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình X sử dụng hết bình ga trên?

A. 20 ngày.
B. 40 ngày. 
C. 60 ngày.
D. 50 ngày.