(2023) Đề thi thử hóa học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 1) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

thú, xét 1 gen ở vùng không tương đồng của NST giới tính X có 2 alen A và a, cách viết kiểu gen nào sau đây đúng? 

A. XA
B. XaYa
C. XYA
D. XAYa
Câu 2:

Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của thể một được kí hiệu là

A. 2n + 1. 

B. 2n - 1.  
C. 3n 
D. 4n.
Câu 3:
Côđon mở đầu trên mARN là 
A. 5’AUG 3’. 
B. 5’ GAA 3’.
C. 5’UGG 3’. 
D. 5’UXG 3’.
Câu 4:

Một quần thể tự thụ có kiểu gen Aa ở F3 là 0,1. Tỉ lệ kiểu gen Aa của quần thể này ở P là

A. 0,8.
B. 0,4. 
C. 0,2. 
D. 0,1.
Câu 5:

Trong thí nghiệm thoát hơi nước ở lá, hóa chất được dùng là:

A. Cồn 90-96

B. Dung dịch Ba(OH)2

C. Nước vôi trong.  
D. Coban clorua 5%.
Câu 6:

Đặc điểm chung của các mối quan hệ hội sinh và kí sinh giữa các loài trong quần xã là

A. có một loài có lợi 

B. tất cả các loài đều bị hại. 

C. không có loài nào có lợi. 
D. ít nhất có một loài bị hại.
Câu 7:

Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ, châu chấu cũng đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật trong dạ cỏ là quan hệ cộng sinh.

II. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.

III. Quan hệ giữa vi sinh vật trong dạ cỏ và rận là quan hệ cạnh tranh.

IV. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 8:

Theo giả thuyết siêu trội, kiểu gen có ưu thế lai thấp nhất là

A. AaBBDD  
B. AaBbDD 
C. AaBbDd   
D. aaBBDD
Câu 9:
Trong các kiểu gen dưới đây, kiểu gen nào khi giảm phân bình thường có thể cho tối đa bốn loại giao tử?

A. aaBB.  

B. AaBb 
C. Aabb 
D. AABb.
Câu 10:
Cừu Đôly được tạo ra nhờ phương pháp

A. cấy truyền phôi. 

B. nhân bản vô tính. 
C. chuyển gen. 
D. gây đột biến.
Câu 11:

Trong quá trình nhân đôi ADN, loại nuclêôtit nào sau đây ở môi trường nội bào vào liên kết với nuclêôtit loại G trên mạch khuôn?

A.  

B.
C.
D. A
Câu 12:
Động vật nào sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XX và ở giới đực là XY?

A.  Chim sẻ.  

B. Châu chấu. 
C. Gà ri. 
D. Ruồi giấm.
Câu 13:

Nhà khoa học tiến hành thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan là 

A. F. Jacop 

B. G.J.Menđen.  
C. T.H.Moocgan. 
D. K. Coren.
Câu 14:

Ở ven biển Pêru, cứ 10 đến 12 năm có một dòng hải lưu Nino chảy qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng độ muối dẫn tới gây chết các sinh vật phù du gây ra biến động số lượng cá thể của các quần thể. Đây là kiểu biến động

A. theo chu kỳ nhiều năm. 

B. theo chu kỳ mùa. 

C. không theo chu kỳ. 
D. theo chu kỳ tuần trăng.
Câu 15:
Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli: khi môi trường không có lactozơ, protein ức chế sẽ liên kết với?
A. vùng khởi động. 
B. vùng vận hành 
C. vùng gen cấu trúc 
D. vùng gen điều hòa
Câu 16:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen của quần thể là 

A. Chọn lọc tự nhiên. 

B. Các yếu tố ngẫu nhiên. 

C. Các cơ chế cách li. 
D. Đột biến.
Câu 17:

Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, quá trình hình thành loài mới

A. bằng con đường địa lí diễn ra rất nhanh chóng và không xảy ra đối với những loài động vật có khả năng phát tán mạnh. 

B. là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc. 

C. không gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi. 

D. là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh.
Câu 18:

Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển được gọi là

A. kích thước tối đa. 
B. kích thước của quần thể.
C. mật độ cá thể. 
D. kích thước tối thiểu.
Câu 19:

Khi nói về cơ chế di truyền phân tử được mô tả ở hình dưới đây, nhận định nào sau đây sai?

Media VietJack

A. ARN polimeraza vừa tổng hợp mạch mới vừa tháo xoắn. 

B. Quá trình này dựa trên nguyên tắc bổ sung. 

C. Đầu 3’ nằm ở vị trí số 2 và số 3.  

D. Có sự liên kết bổ sung giữa A-U.
Câu 20:

Trình tự các giai đoạn phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất là 

A. Tiến hóa hóa học → tiến hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học. 

B. Tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa sinh học. 

C. Tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa sinh học → tiến hóa hóa học. 

D. Tiến hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa hóa học.
Câu 21:
Một loài thực vật lưỡng bội, màu sắc hoa do 2 cặp gen A, a và B, b phân ly độc lập cùng quy định. Kiểu gen có cả alen trội A và alen trội B quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Kiểu gen cho kiểu hình hoa trắng là
A. AABB.
B. Aabb.
C. AaBB. 
D. AaBb.
Câu 22:

Trong hệ tuần hoàn ở người bình thường, vị trí máu có màu đỏ thẫm là

A. động mạch phổi. 
B. động mạch chủ. 
C. tâm thất trái. 
D. tĩnh mạch phổi.
Câu 23:

Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong túi tiêu hóa chỉ có tiêu hóa ngoại bào. 

B. Trong ống tiêu hóa không có sự trộn lẫn giữa thức ăn và chất thải. 

C. Trâu, bò, cừu, dê có dạ dày 4 ngăn. 

D. Hổ có manh tràng kém phát triển. 

Câu 24:

Khi nói về đặc điểm chung của quá trình quang hợp ở thực vật C3 và thực vật C4, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Không gian cố định CO2 là tế bào mô giậu.    II. Đều có giai đoạn cố định CO2 theo chu trình Canvin.

III. Năng suất quang hợp rất cao.                        IV. Cả hai pha của quá trình quang hợp diễn ra vào ban ngày.

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 25:

Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Cho các nhân xét về quá trình này

I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái thứ sinh.

II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.

III. Độ đa dạng sinh học có xu hướng giảm dần trong quá trình biến đổi này.

IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.

Theo lí thuyết, những đáp án đúng là:

A. I và II  

B. II và III 

C. II và IV 
D. III và IV
Câu 26:

Theo lí thuyết, phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1 là

A. aa × aa. 
B. Aa × Aa. 
C. Aa × aa. 
D. AA × AA.
Câu 27:

Khi nói về ứng dụng của việc nghiên cứu biến động số lượng các quần thể sinh vật trong nông nghiệp, có bao nhiêu tác dụng sau là đúng?

I. Xác định nhu cầu nước tưới, phân bón phù hợp với từng loại cây trồng giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất.

II. Ban hành các quy định về kích thước đánh bắt tối thiểu tại các vùng biển để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

III. Chủ động tiêm phòng cho các đàn vật nuôi trước khi mùa dịch bệnh bùng phát.

IV. Có các biện pháp để bảo tồn và phát triển hợp lý các loài thiên địch.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 28:

Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là P: 0,25 AA : 0,50 Aa : 0,25aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì F2 có 75% số cá thể mang alen a.

II. Nếu chỉ có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.

III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen A có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.

IV. Nếu chỉ có tác động của di - nhập gen thì tần số các alen luôn thay đổi theo một hướng xác định.

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 29:

Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh. 

B. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở thực vật. 

C. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở động vật ít di chuyển xa. 

D. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp.
Câu 30:

Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, một tế bào sinh tinh của cơ thể động vật có kiểu gen AaBb giảm phân tạo ra tối đa số loại giao tử là

A. 1

B. 2

C. 4

D. 6

Câu 31:

Xét các nhân tố: mức độ sinh sản (B), mức độ tử vong (D), mức độ xuất cư (E) và mức độ nhập cư (I) của một quần thể. Kích thước của quần thể giảm xuống khi

A. B = D, I > E. 
B. B + I > D + E. 
C. B + I = D + E. 
D. B + I < D + E
Câu 32:

Một loài thực vật, xét 2 tính trạng do 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST quy định, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho P đều dị hợp về 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở F1, loại kiểu hình trội về 2 tính trạng có thể chỉ do 1 kiểu gen quy định.

II. F1 có thể có 4 loại kiểu gen với tỉ lệ bằng nhau.

III. F1 có tỉ lệ kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen luôn bằng tỉ lệ kiểu gen dị hợp 2 cặp gen.

IV. F1 có số cây mang kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ trên 50%.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 33:
Những ví dụ nào sau đây là cơ quan tương đồng?
(1) Cánh dơi và cánh côn trùng.
(2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi.
(3) Mang cá và mang tôm.
(4) Chi trước của thú và tay người.
A. (1) và (3). 
B. (1) và (2). 
C. (2) và (4). 
D. (1) và (4).
Câu 34:

Ở một loài động vật, quan sát quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh, người ta ghi nhận lại diễn biến nhiễm sắc thể được mô tả bằng hình vẽ bên dưới. Các chữ cái A, a, B, b, D, d biểu diễn cho các gen nằm trên các nhiễm sắc thể. Ngoài các sự kiện được mô tả trong trong hình bên dưới thì các sự kiện khác diễn ra bình thường. Trong số các nhận xét được cho dưới đây về sự giảm phân của tế bào sinh tinh này, có bao nhiêu nhận xét đúng?

I. Tế bào sinh tinh giảm phân chỉ tạo ra các loại tinh trùng đột biến.

II. Trong quá trình sinh tinh đã xảy ra hoán vị gen giữa các gen A và a.

III. Các loại tinh trùng được tạo ra là ABDd, aBDd, Ab và ab.

IV. Nếu khoảng cách giữa gen A và B là 20 cM thì tỉ lệ giao tử aBDd là 25%.

Media VietJack

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 35:

Hình vẽ dưới đây mô tả khu vực phân bố và diện tích phân bố của 4 quần thể cây thuộc 4 loài khác nhau trong một khu vực sống có diện tích 10 ha (tại thời điểm t). Biết rằng mật độ của 4 quần thể A, B, C, D lần lượt là 1300 cây/ha; 1660 cây/ha; 2200 cây/ha; 2600 cây/ha. Trong số các nhận xét được cho dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?

I. Quần thể A có tổng cộng 2080 cây.

II. Tại thời điểm thống kê, kích thước của quần thể D lớn hơn kích thước của quần thể C.

III. Kích thước của 4 quần thể theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là B, A, D, C.

IV. Tổng số cá thể cây của 4 loài có trong khu phân bố 10 ha lớn hơn 10000 cây.

Media VietJack

A. 1. 
B. 3. 
C. 4. 
D. 2.
Câu 36:

Khi nói về kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể, có bao nhiêu phát biểu sai?

I. Thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt.

II. Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

III. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

IV. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
A. 1 
B. 3 
C. 2 
D. 4
Câu 37:
Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh.
Media VietJack
Biết rằng người số 6 không mang alen gây bệnh 1, người số 8 mang alen bệnh 2; gen gây bệnh 1, 2 phân li độc lập và không xảy ra đột biến. Có thể xác định tối đa kiểu gen của bao nhiêu người trong phả hệ trên?
A. 8. 
B. 10. 
C. 11. 
D. 9.
Câu 38:

Ở 1 loài vẹt, tính trạng màu sắc lông do ba cặp gen Aa, Bb, Dd phân li độc lập cùng quy định theo sơ đồ chuyển hóa sau:

 Media VietJack

Cho biết các alen a, b, d không có khả năng trên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Alen D tương tác cộng gộp với alen A hoặc B để tạo ra lông màu tím hoặc xanh lá cây.

II. Trong quần thể, kiểu hình màu xanh da trời do nhiều loại kiểu gen quy định hơn kiểu hình màu tím.

III. Cho 1 vẹt màu xanh lá cây dị hợp giao phối với 1 vẹt trắng có thể có tối đa 16 phép lai.

IV. Cho vẹt màu tím giao phối với vẹt đỏ tạo ra F1 có thể có tỉ lệ kiểu hình: 3 màu vàng: 3 màu đỏ: 2 trắng.

A. 1. 
B. 3.
C. 2
D. 4.
Câu 39:

Những năm gần đây vùng Đồng bằng sông Cửu Long của nước ta thường xuyên bị nhiễm mặn do biến đổi khí hậu làm nước biển dâng. Nhằm tìm kiếm các loài thực vật phù hợp cho sản xuất, các nhà khoa học đã tiến hành các thử nghiệm trên hai loài thực vật đầm lầy (loài A và loài B) ở vùng này. Để nghiên cứu ảnh hưởng của nước biển tới hai loài này, chúng được trồng trong đầm nước mặn và đầm nước ngọt. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Media VietJack

Khi nói về 2 loài này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Loài A chịu mặn tốt hơn loài B.

II. Trong cùng một độ mặn, loài B có sinh khối thấp hơn loài A.

III. Trong tương lai nước biển dâng loài A sẽ trở nên phổ biến hơn loài B.

IV. Cả 2 loài A và B đều là sinh trưởng tốt trong điều kiện nước ngọt.

A. 3. 
B. 2.
C. 4. 
D. 1.
Câu 40:

Một chủng E.coli kiểu dại bị đột biến điểm tạo ra ba chủng E.coli đột biến 1, 2, 3. Cho trình tự đoạn mARN bắt đầu từ bộ ba mã mở đầu (AUG) của ba chủng E.coli đột biến như sau:

Chủng 1      5’- ... AUG AXG XAU XGA GGG GUG GUA AAX XXU UAG ... -3’

         Chủng 2      5’- ... AUG AXA XAU XXA GGG GUG GUA AAX XXU UAG ... -3’

Chủng 3      5’- ... AUG AXA XAU XGA GGG GUG GUA AAU XXU UAG ... -3’

Cho biết các codon mã hóa các axit amin trong bảng sau:

Axit amin

Thr

Pro

Arg

Codon

5’AXA3’; 5’AXG3’

XXA

XGA

     Khi nói về chủng E.coli kiểu dại và ba chủng E.coli đột biến nói trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?  

I. Trình tự nuclêôtit trên mạch gốc của gen ở dạng kiểu dại là:

3’...TAX TGT GTA GXT XXX XAX XAT TTG GGA ATX...5’

II. Chuỗi polypeptit của chủng 1 khác với chuỗi polypetit của chủng dại 1 axit amin.

III. Chuỗi polypeptit của chủng 2 giống với chuỗi polypetit của chủng dại.

IV. Chủng 3 có thể sinh ra do Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong quá trình nhân đôi ADN.

A. 3. 
B. 1. 
C. 4. 
D. 2.