(2023) Đề thi thử Hóa Học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD ( Đề 1) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Kim loại nào sau đây tác dụng với oxi có thể tạo ra peoxit?

A. Al. 
B. K. 
C. Cu.        
D. Fe.
Câu 2:

Tính chất vật lí nào sau đây không đúng với nhôm?

A. Kim loại nhẹ.         
B. Dễ kéo sợi và dát mỏng.
C. Dẫn điện tốt hơn đồng.         
D. Không có tính nhiễm từ.
Câu 3:

Tên gọi của chất X có công thức cấu tạo H2NCH2COOH là

A. axit axetic.          
B. axit aminoaxetic.      
C. axit etanoic.            
D. alanin.
Câu 4:

Trường hợp nào sau đây đinh sắt bị ăn mòn điện hóa học nhanh nhất?

A. Ngâm đinh sắt trong dầu ăn.          
B. Quấn dây kẽm quanh đinh sắt rồi để ngoài không khí ẩm.    
C. Quấn dây đồng quanh đinh sắt rồi để ngoài không khí ẩm.    
D. Để đinh sắt ngoài không khí ẩm.
Câu 5:

Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn?

A. Li.   
B. Ba.   
C. Fe.         
D. Al.
Câu 6:

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. X là

A. FeCl2.  
B. FeCl3.  
C. MgCl2
D. CuCl2.
Câu 7:

Nước cứng không gây ra tác hại nào sau đây?

A. Ngộ độc nước uống, gây bệnh ngoài da cho con người.
B. Mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo.
C. Hỏng các dung dịch cần pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị.
D. Hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho nồi hơi, làm tắc đường ống dẫn nước.
Câu 8:

Phản ứng của ancol và axit cacboxylic (xúc tác H2SO4 đặc) tạo thành este có tên gọi là

A. phản ứng este hóa.    
B. phản ứng thủy phân.
C. phản ứng trung hòa.
D. phản ứng kết hợp.
Câu 9:

Thạch cao khan có thành phần chính là

A. CaSO4
B. CaCO3.     
C. NaOH.        
D. Na2CO3.
Câu 10:

Vật liệu polime nào sau đây có nguồn gốc từ xenlulozơ?

A. Tơ nilon-6.
B. Tơ lapsan.    
C. Tơ nitron.    
D. Tơ visco.
Câu 11:

Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lý chung của kim loại?

A. Tính dẫn điện.
B. Tính nhiễm từ
C. Tính dẻo.   
D. Có ánh kim.
Câu 12:

Dung dịch chất nào sau đây không hòa tan được Al2O3?

A. KOH.  
B. HCl.    
C. HNO3.    
D. NaCl.
Câu 13:

Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí: SO2, NO2, HF. Có thể dùng chất nào (thông dụng) sau đây để loại các khí đó?

A. NaOH.
B. Ca(OH)
C. HCl.    
D. NH3.
Câu 14:

Chất nào sau đây là chất béo bão hòa?

A. Xenlulozơ
B. Triolein.
C. Etyl axetat.      
D. Tristearin.
Câu 15:

Điện phân dung dịch NaCl (có màng ngăn xốp), ở catot thu được chất nào sau đây?

A. H2.
B. Cl2.    
C. Na.        
D. HCl.
Câu 16:

Dãy đồng đẳng của ancol etylic có công thức chung là

A. CnH2n+2OH (n ≥ 1).     
B. CnH2n-2O (n ≥ 1).
C. CnH2n+1OH (n ≥ 1)
D. CnH2n-1OH (n ≥ 1).
Câu 17:

Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là H+ + OH- → H2O?

A. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O.    
B. Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O.
C. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.
D. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.
Câu 18:

Nguyên tố kim loại nào sau đây có số oxi hóa cao nhất là +6 trong hợp chất?

A. Ba.   
B. Al. 
C. Cr.
D. Fe.
Câu 19:

Cho thanh Zn vào 10 ml dung dịch CuSO4 nồng độ aM. Khi CuSO4 phản ứng hết thấy khối lượng dung dịch thu được tăng 0,01 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của a là

A. 0,5.  
B. 1,2.     
C. 0,1.
D. 1,0.
Câu 20:

X là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loài thực vật, nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Tên gọi của X là

A. saccarozơ.    
B. fructozơ.
C. xenlulozơ.  
D. glucozơ.
Câu 21:

Từ CO2 và H2O, dưới tác dụng của diệp lục, phản ứng quang hợp tạo thành chất X. Thuỷ phân hoàn toàn chất X trong môi trường axit tạo thành chất Y. Chất Y lên men tạo thành chất Z và cacbon đioxit. Các chất X và Z lần lượt là

A. saccarozơ, glucozơ.  
B. xenlulozơ, glucozơ.
C. tinh bột, etanol
D. tinh bột, glucozơ. 
Câu 22:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trùng hợp buta-l,3-đien thu được poliisopren.
B. Amilopectin có cấu trúc mạch polime phân nhánh.
C. Tơ xenlulozơ axetat và tơ visco đều là tơ tổng hợp.
D. Tơ lapsan được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng axit ε-aminocaproamit.
Câu 23:

Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. Cho bột Mg vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.    
B. Cho bột Cu vào dung dịch chứa NaHSO4 và NaNO3.
C. Cho bột Al tiếp xúc với khí clo.      

D. Cho dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch AgNO3.

Câu 24:

Đốt cháy hoàn toàn cacbohiđrat X, cần vừa đủ 5,6 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy thu được hấp thụ hoàn toàn vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 49,25.      
B. 9,85.   
C. 29,55.
D. 19,70.
Câu 25:

Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam metylamin, thu được H2O và V lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2 (đktc). Giá trị của V là

A. 4,48.      
B. 5,60.  
C. 6,72.      
D. 8,96.
Câu 26:

Phân tích một mẫu nước cứng thấy có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, Cl-, HCO3-; trong đó nồng độ Cl- là 0,006M và của HCO3- là 0,01M. Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch Na2CO3 0,2M để chuyển 1 lít nước cứng trên thành nước mềm? (Coi nước mềm là nước không chứa các ion Ca2+, Mg2+)

A. 40

B. 60.  
C. 20.
D. 80.
Câu 27:

Muối X đốt cháy trên ngọn lửa đèn cồn cho ngọn lửa màu vàng tươi. Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa Y. Biết Y bị tan hết trong dung dịch HCl dư. Muối X là

A. Na2CO3.  
B. K2SO4.            
C. K2CO3.     
D. Na2SO4.
Câu 28:

Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit acrylic với ancol đơn chức X, thu được este Y. Biết rằng trong Y, oxi chiếm 25% về khối lượng. Công thức của ancol X là

A. C3H7OH.      
B. CH3OH.
C. C2H5OH.  
D. C3H5OH.
Câu 29:

Khí T được thu được phương pháp đẩy nước theo hình vẽ sau:

Khí T được thu được phương pháp đẩy nước theo hình vẽ sau:  Cho dãy các khí: N2, NH3, HCl, C2H4. Số khí trong dãy phù hợp với phương pháp thu trên? (ảnh 1)

Cho dãy các khí: N2, NH3, HCl, C2H4. Số khí trong dãy phù hợp với phương pháp thu trên?

A. 3. 
B. 1. 
C. 4.  
D. 2.
Câu 30:

Hỗn hợp X gồm 0,01 mol H2NC2H4COOH và a mol Y có dạng (H2N)2CnH2n-1COOH. Cho X vào dung dịch chứa 0,06 mol HCl, thu được dung dịch Z. Toàn bộ dung dịch Z phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,03 mol NaOH và 0,06 mol KOH, thu được dung dịch chứa 8,94 gam muối. Phân tử khối của Y và giá trị của a lần lượt là

A. 146 và 0,02.   
B. 132 và 0,01.   
C. 132 và 0,
D. 146 và 0,01.
Câu 31:

Cho các phát biểu sau:

    (a) Glucozơ được ứng dụng trong y học dùng để pha huyết thanh.

    (b) Dầu vừng và dầu oliu đều có thành phần chính là chất béo.

    (c) Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.

    (d) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein.

    (e) Để giảm độ chua của món sấu ngâm đường, có thể thêm một ít vôi vào.

Số phát biểu đúng là

A. 5.
B. 2.
C. 3.   
D. 4.
Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

    (a) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch KAlO2, thu được kết tủa trắng.

    (b) Nhỏ dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KOH, thu được kết tủa trắng và có khí thoát ra.

    (c) Phèn chua có công thức thu gọn là NaAl(SO4)2.12H2O.

    (d) Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học.

    (e) Bột Al trộn với bột Fe2O3 (gọi là hỗn hợp tecmit) dùng hàn đường ray xe lửa.

Số phát biểu đúng là

A. 3.
B. 2.    
C. 5.      
D. 4.
Câu 33:

Xăng E5 là một loại xăng sinh học, được tạo thành khi trộn 5 thể tích C2H5OH (D = 0,8 g/ml) với 95 thể tích xăng truyền thống, giúp thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 lít xăng E5 thì hạn chế được x phần trăm thể tích khí CO2 thải vào không khí so với đốt cháy hoàn toàn 1 lít xăng truyền thống ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Giả sử xăng truyền thống chỉ chứa hai ankan C8H18 và C9H20 (tỉ lệ mol tương ứng 4 : 3 và D = 0,7 g/ml). Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1,53
B. 2,51

C. 1,46

D. 3,54.
Câu 34:

Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp P gồm axit linoleic (C17H31COOH), tripanmitin, trieste X cần dùng 7,03 mol O2 thu được hỗn hợp gồm 4,98 mol CO2 và 4,74 mol H2O. Mặt khác, m gam P tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp Y gồm ba muối C17H31COONa, C15H31COONa, RCOONa có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 13 : 2. Biết số mol trieste X lớn hơn số mol axit linoleic, phần trăm khối lượng của X trong P gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 38
B. 32.
C. 25.  
D. 20.
Câu 35:

Một loại phân bón NPK có tỉ lệ dinh dưỡng ghi trên bao bì là 20 – 20 – 15. Mỗi hecta đất trồng ngô, người nông dân cần cung cấp 150kg N, 60kg P2O5 và 110kg K2O. Người nông dân sử dụng đồng thời phân bón NPK (20-20-15), phân kali (độ dinh dưỡng 60%) và ure (độ dinh dưỡng 46%). Biết giá thành mỗi kg phân NPK, phân kali, phân ure lần lượt là 14,000 VNĐ, 18,000 VNĐ và 20,000 VNĐ. Tổng số tiền (VNĐ) mà người nông dân cần mua phân cho một hecta ngô là

A. 10063,043.
B. 10829,710.  
C. 5380,000.    
D. 9888,405.
Câu 36:

Đun nóng m gam hỗn hợp E gồm Al, Fe3O4 và MO có tỉ lệ tương ứng 5 : 1 : 2 (biết nguyên tố oxi chiếm 18,1474% khối lượng trong E) trong khí trơ thu được hỗn hợp rắn F. Chia F thành hai phần. Phần một phản ứng tối đa với dung dịch NaOH (dư) thu được 1,96 lít khí H2. Phần hai tan hết trong dung dịch chứa 2,25 mol HNO3 loãng thu được dung dịch T chứa các muối trung hòa và 3,36 lít khí NO. Dung dịch T làm mất màu vừa hết 300 ml dung dịch KMnO4 0,1M trong lượng dư H2SO4 loãng. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 46.  
B. 50.
C. 53.
D. 67.
Câu 37:

X, Y là hai chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng ancol anlylic (CH2=CHCH2OH), Z là axit cacboxylic no hai chức, T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 17,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 10,864 lít O2 (đktc) thu được 7,56 gam nước. Mặt khác 17,12 gam E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,09 mol Br2. Nếu đun nóng 0,3 mol E với 450 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng rồi sau đó lấy phần lỏng chứa các chất hữu cơ đi qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 10,5.      
B. 7,0.   
C. 8,5.  
D. 9,0.
Câu 38:

Cho sơ đồ các phản ứng sau:

    (1) FeCl3 + NH3 + H2O → X + NH4Cl

    (2) X + Y → FeCl3 + H2O

    (3) NaHCO3 + Y → Z + H2O + CO2

Các chất X, Z thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

A. Fe(OH)3, Na2CO3.
B. Fe(OH)3, NaCl.   
C. FeCl3, NaCl. 
D. FeCl3, Na2CO3.
Câu 39:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm a mol Fe(NO3)3, b mol Cu(NO3)2, c mol NaCl vào nước được dung dịch X. Điện phân X với cường độ dòng điện không đổi là 5A, hiệu suất điện phân là 100%. Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:

Thời gian điện phân (giây)

t

2t

2t + 579

Tổng số mol khí ở 2 điện cực (mol)

0,02

0,0375

0,05

Khối lượng catot tăng (gam)

0,64

x

2,4

Dung dịch sau điện phân

Y

Z

T

Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và x lần lượt là

A. 6,465 và 1,840.    
B. 6,465 và 1,560.  
C. 4,305 và 1,840
D. 8,625 và 1,560.
Câu 40:

Chất hữu cơ E mạch hở có công thức phân tử C8H8O5 thỏa mãn sơ đồ phản ứng sau:

    E+ NaOH to   X + Y + Z

    Z + CuO  to T + Cu + H2O

    G + O2   PdCl2, CuCl2Y

Biết các kí hiệu X, Y, Z, T, G đều là các chất hữu cơ thuần chức; Y và T có cùng số nguyên tử cacbon. Cho các phát biểu sau:

    (a) Trong phản ứng với Br2 trong dung dịch, chất Y đóng vai trò là chất khử.

    (b) Chất Z được dùng để pha chế chất sát khuẩn.

    (c) Đốt cháy hoàn toàn 1 mol Y, thu được 5 mol sản phẩm gồm Na2CO3, CO2 và H2O.

    (d) Chất X có đồng phân cis-trans.

    (e) 1 mol chất T tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3 tạo ra tối đa 4 mol Ag.

    (g) Chất G có khả năng kích thích quá trình chín của trái cây.

Số phát biểu đúng là

A. 5.      
B. 2.
C. 4.
D. 3.