(2023) Đề thi thử Hoá học THPT Vĩnh Linh - Quảng Trị (Lần 1) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Chất nào sau đây còn gọi là đường mía?
A. Saccarozơ.
B. Glucozơ.
C. Fructozơ.

D. Xenlulozơ.

Câu 2:

Kim loại X có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, có thể dùng để sản xuất dây tóc bóng đèn. Kim loại X là

A. Cr.
B. Ag.
C. Cu.
D. W.
Câu 3:
Từ ngày 1/1/2018, xăng sinh học E5 chính thức bắt buộc sử dụng trên toàn quốc, thay thế hoàn toàn xăng RON 92 nhờ nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt góp phần tích cực vào vấn đề bảo vệ môi trường. Trong thành phần của xăng sinh học E5 có chứa chất nào sau đây?
A. Benzen.
B. Etanol.
C. Anđehit fomic.
D. Axit axetic.
Câu 4:
Số oxi hóa của crom trong hợp chất Cr2O3
A. +3.
B. + 2.
C. +6.
D. +1.
Câu 5:
Số nguyên tử oxi trong phân tử lysin là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Câu 6:
Chất nào sau đây tác dụng dung dịch brom tạo thành kết tủa màu trắng?
A. Alanin.
B. Metyl fomat.
C. Glucozơ.
D. Phenol.
Câu 7:
Trong dung dịch, ion nào sau đây oxi hóa được kim loại Cu?
A. Al3+.
B. Fe2+.
C. Mg2+.
D. Ag+.
Câu 8:
Chất nào sau đây không phải là chất điện li?
A. CH3COOH.
B. CH3COOC2H5.
C. NaOH.
D. MgCl2.
Câu 9:
Kim loại nào sau đây tan hết trong lượng dư dung dịch KOH?
A. Fe.
B. Mg.
C. Al.
D. Cu.
Câu 10:

Trong công nghiệp, kim loại Al được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất nào sau đây?

A. Al(OH)3.
B. Al2O3.
C. AlPO4.
D. Al2(SO4)3.
Câu 11:
Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
A. Mg.
B. Ag.
C. K.
D. Al.
Câu 12:
Nhỏ vài giọt dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 tạo ra hợp chất phức có màu
A. xanh.
B. tím.
C. vàng.
D. đỏ.
Câu 13:
Kim loại nào say đây bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc nguội?
A. Cu.
B. Mg.
C. Zn.
D. Fe.
Câu 14:
Ở nhiệt độ cao, H2 khử được oxit nào sau đây?
A. K2O.
B. Al2O3.
C. CaO.
D. CuO.
Câu 15:
Công thức cấu tạo của tristearin là
A. (C17H35COO)3C3H5.
B. (C17H33COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5.
D. (C17H31COO)3C3H5.
Câu 16:
Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn?
A. Fe.
B. Al.
C. Na.
D. Be.
Câu 17:
Chất tham gia phản ứng trùng ngưng tạo polime là
A. CH2=CHCl.
B. CH2=CH2.
C. CH3–CH3.
D. NH2(CH2)5COOH.
Câu 18:

Trong y học, thạch cao nung được sử dụng để bó bột khi gãy xương. Thành phần chính của thạch cao nung có công thức là

A. Ca(HCO3)2.
B. CaCO3.
C. CaSO4.H2O.
D. CaO.
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hồ tinh bột tạo phức màu xanh tím với I2 ở nhiệt độ thường.
B. Dung dịch saccarozơ không hoà tan được Cu(OH)2.
C. Oxi hoá glucozơ bằng H2 (ở nhiệt độ cao, xúc tác Ni) thu được sobitol.
D. Xenlulozơ thuộc loại monosaccarit.
Câu 20:
Cho các tơ sau: tơ visco, tơ tằm, tơ nilon–6 và tơ olon. Số tơ tổng hợp là

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 21:
Cho chất X phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sản phẩm thu được có muối Fe2(SO4)3. Chất X không thể là chất nào sau đây?
A. Fe3O4.
B. Fe(OH)3.
C. FeO.
D. Fe2O3.
Câu 22:
Thủy phân este X thu được sản phẩm gồm C2H5COOH và CH3OH. Công thức phân tử X là
A. C4H8O2.
B. C3H6O2.
C. C3H4O2.
D. C2H4O2.
Câu 23:

Cho dãy các chất sau: etyl axetat, glucozơ, saccarozơ, triolein, metylamin. Số chất trong dãy bị thủy phân trong môi trường axit là

A. 3

B. 5

C. 4

D. 2

Câu 24:

Natri hidrocacbonat được dùng trong công nghiệp dược phẩm (thuốc chữa dau dạ dày) và công nghiệp thực phẩm. Công thức của natri hidrocacbonat là

A. NaHCO3.
B. NaCl.
C. Na2CO3.
D. NaOH.
Câu 25:

Cho 4,78 gam hỗn hợp alanin và glyxin tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 1M, phản ứng hoàn toàn thu được 6,97 gam muối. Giá trị của V là

A. 0,12.
B. 0,6.
C. 0,06.
D. 0,03.
Câu 26:

Đốt hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong O2, thu được m gam hỗn hợp Y gồm Fe, Cu, Fe3O4 và CuO. Cho Y vào dung dịch chứa 0,2 mol HCl, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối, 0,05 mol H2 và 9,2 gam chất rắn T. Cho T tác dụng với dung dịch HCl có khí thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 14,8.
B. 16,4.
C. 15,6.
D. 16,0.
Câu 27:
Hỗn hợp T gồm ba chất hữu cơ OHC-CHO, OHC-COOH, HOOC-COOH. Đốt cháy hoàn toàn m gam T cần dùng 0,055 mol O2, thu được H2O và 0,12 mol CO2. Mặt khác, cho m gam T tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, phản ứng hoàn toàn thu được a gam Ag. Giá trị của a là
A. 12,96.
B. 10,80.
C. 15,12.
D. 8,64.
Câu 28:

Cho 0,69 gam kim loại kiềm tác dụng nước (dư) thu được 0,336 lít H2 (đktc). Kim loại kiềm là

A. K.
B. Li.
C. Na.
D. Rb.
Câu 29:

Cho các phát biểu sau:

(a) “Gạch cua” nổi lên khi nấu riêu cua là hiện tượng đông tụ protein.

(b) Cao su buna-N có tính chống dầu cao.

(c) Chất béo được dùng làm thức ăn cho con người.

(d) Trong công nghiệp, cồn có thể được sản xuất từ phế phẩm nông thôn như rơm rạ.

(e) Tinh bột trong các loại ngũ cốc có hàm lượng amilopectin nhiều hơn amilozơ.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 5

C. 2

D. 3

Câu 30:

Trộn m gam hỗn hợp X chứa 79,20% (NH4)2HPO4 với m gam hỗn hợp Y chứa 75,75% KNO3, thu được một loại phân bón Z (các chất còn lại trong X, Y đều không chứa N, P và K). Hàm lượng độ dinh dưỡng đạm có trong phân bón Z là

A. 9,45%.
B. 13,65%.
C. 40,50%.
D. 29,25%.
Câu 31:

Khí biogas (giả thiết chỉ chứa CH4) và khí gas (chứa 40% C3H8 và 60% C4H10 về thể tích) được dùng phổ biến làm nhiên liệu và đun nấu. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol các chất như bảng sau:

Chất

CH4

C3H8

C4H10

Nhiệt lượng tỏa ra (kJ)

890

2220

2850

Nếu nhu cầu về năng lượng không đổi, hiệu suất sử dụng các loại nhiên liệu như nhau, khi dùng khí biogas để thay thế khí gas làm nhiên liệu đốt cháy thì lượng khí CO2 thải ra môi trường sẽ

A. giảm 22,3%.
B. tăng 18,9%.
C. giảm 18,9%.
D. tăng 22,3%.
Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

(a) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, làm trong nước đục.

(b) Rubi, saphia đều có thành phần chính là Al2O3.

(c) Để miếng gang trong không khí ẩm có xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.

(d) Hợp kim Na-K siêu nhẹ, được dùng trong ngành hàng không.

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 33:

Để tráng ruột làm bằng thủy tinh của một chiếc phích giữ nhiệt Rạng Đông, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 14,4 gam glucozơ với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị m là

A. 35,56.
B. 8,64.
C. 18,00.
D. 17,28.
Câu 34:

Dẫn luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng 11,52 gam Fe2O3 đun nóng, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Fe. Giá trị m là

A. 8,604.
B. 8,960.
C. 8,064.
D. 4,032.
Câu 35:

Hai chất E và F là đồng phân cấu tạo của nhau. Đốt cháy hoàn toàn E (no, mạch hở, ME < 180), thu được số mol CO2 bằng với số mol O2 đã tham gia phản ứng. Từ E, F thực hiện chuyển hóa sau:

E + NaOH (t°) → X + Y

F + NaOH (t°) → X + Z + T

Biết: E, F chỉ chứa chức este trong phân tử. Y, T đều là ancol trong đó chỉ có Y hòa tan được Cu(OH)2.

Cho các phát biểu sau:

(a) T tan vô hạn trong nước.

(b) 1 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được tối đa 4 mol Ag.

(c) 1 mol chất Z tác dụng với Na thu được tối đa 1 mol khí H2.

(d) Có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn chất F.

(e) Sục khí propilen vào dung dịch KMnO4 thu được chất hữu cơ Y.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 5

C. 3

D. 2

Câu 36:

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic hai chức, một este đơn chức và một este hai chức (trong phân tử mỗi chất chỉ chứa một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 24,34 gam X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 37,84 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Nếu đun nóng 24,34 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp Z gồm các muối (phân tử đều không chứa nhóm –OH). Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 2,28 gam. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 0,54 mol O2, thu được CO2, H2O và 24,38 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của este hai chức trong hỗn hợp X là

A. 19,47%.
B. 18,49%.
C. 20,95%.
D. 17,99%.
Câu 37:

Điện phân hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2, CuSO4 và NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện không đổi 2A. Kết quả điện phân được ghi trong bảng sau: au:

Thời gian điện phân (giây)

t

t + 2895

2t

Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol)

a

a + 0,03

2,125a

Số mol Cu thu được ở catot

b

b + 0,02

b + 0,02

Giá trị của t là

A. 2895.
B. 3860.
C. 4825.

D. 3474.

Câu 38:

Cho hỗn hợp X gồm 0,5 mol Al, x mol Fe2O3, y mol Fe3O4 vào bình kín không có không khí. Nung X sau một thời gian thu được m gam chất rắn Y. Nếu cho m gam rắn Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí (đktc) và 46,72 gam rắn. Mặt khác, cho Y tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Z gồm 2 chất tan. Cô cạn Z thu được chất rắn T có khối lượng là 158,19 gam. Tỉ lệ x : y gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 0,65.
B. 0,88.
C. 0,76.
D. 0,85.
Câu 39:

Cho Al4C3 vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch M và khí X1. Đốt cháy X1 bằng oxi dư thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có khí X2. Dẫn khí X2 dư vào dung dịch M thu được kết tủa X3 và dung dịch N. Kết tủa X3 tan trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch P. Cho các nhận xét sau đây:

(a) X1 có thể làm mất màu dung dịch Br2 trong CCl4 ở nhiệt độ thường.

(b) Khí X2 có thể làm mất màu dung dịch nước brom.

(c) Nhỏ dung dịch CaCl2 vào dung dịch N thu được kết tủa trắng.

(d) Nhỏ dung dịch NH3 dư vào dung dịch P thu được kết tủa.

(e) X3 phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng, có tạo thành khí SO2.

Số nhận xét đúng là

A. 1

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 40:

Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit stearic và triglixerit X có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 3 : 2. Cho m gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (dùng dư 25% so với lượng phản ứng), thu được hỗn hợp rắn Y gồm ba chất (trong đó natri stearat chiếm p% về khối lượng). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E cần dùng 3,665 mol O2, thu được 2,58 mol CO2. Giá trị của p là

A. 62,097%.
B. 35,052%.
C. 31,436%.
D. 34,725%.