(2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 10)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là

A. 4

B. 1

C. 3

D. 2

Câu 2:

Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH?

A. Al(OH)3
B. AlCl3
C. BaCO3
C. BaCO3  
Câu 3:

Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai

A. Trimetylamin  
B. Metylamin
C. Phenylamin
D. Đimetylamin
Câu 4:

Kim loại có tính khử mạnh nhất là

A. Fe
B. Sn
C. Ag
D. Au
Câu 5:

Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng có tính vĩnh cửu

A. CaCO3
B. Fe(OH)2 
C. Na2CO3
D. MgCl2
Câu 6:

Công thức của Sắt (III) oxit là

A. FeO
B. Fe3O2
C. Fe2O3 
D. Fe(OH)3
Câu 7:

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. Ca
B. Cu
C. Na
D. Al
Câu 8:

C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân este?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 9:

Điện phân dung dịch chứa muối nào sau đây sẽ điều chế được kim loại tương ứng?

A. NaCl 
B. CaCl2
C. FeCl2
D. KCl
Câu 10:

Trong bốn polime cho dưới đây, polime cùng loại với cao su Buna là

A. Poliisopren
B. Nhựa phenolfomanđehit
C. Poli(vinyl axetat) 
D. Policaproamit
Câu 11:

Trong các chất sau, chất nào là chất điện li yếu ?

A. HCl
B. H2O
C. NaOH
D. NaCl
Câu 12:

Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit( gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là:

A. Fe  
B. Cu
C. Ag
D. Al
Câu 13:

Khí nào sau đây gây cảm giác chóng mặt, buồn nôn khi sử dụng bếp than ở nơi thiếu không khí?

A. H2S
B. CO
C. SO2
D. CO2
Câu 14:

Số nguyên tử hidro trong phân tử axit panmitic là

A. 33
B. 32
C. 34
D. 31
Câu 15:

Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?

 

A. Vàng
B. Bạc 
C. Đồng 
D. Nhôm
Câu 16:

Trong các chất có công thức cấu tạo cho dưới đây, chất nào không phải là anđehit?

A. H–CH=O
B. O=CH–CH=O
C. CH3–CO–CH3
D. CH3–CH=O
Câu 17:

Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với

A. Nước Br2 
B. Dung dịch NaCl 
C. Dung dịch NaOH
D. Dung dịch HCl
Câu 18:

Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ?

A. Cr(OH)2 
B. Cr(OH)3
C. Cr2O3 
D. Al2O3
Câu 19:

Kim loại nào sau đây phản ứng được với nước ngay ở nhiệt độ thường?

A. Al
B. Cu
C. Ag
D. Ca
Câu 20:

Phân tử khối của glucozơ là

A. 180
B. 360
C. 342 
D. 162
Câu 21:

Hình vẽ dưới đây mô tả hiện tượng thí nghiệm đốt sợi dây thép (cuộn quanh mẩu than) trong bình chứa khí oxi.

Hình vẽ dưới đây mô tả hiện tượng thí nghiệm đốt sợi dây thép (cuộn quanh mẩu than) trong bình chứa khí oxi.   Có một số lưu ý sau: 1. Bình chứa khí oxi phải được giữ càng khô càng tốt, tránh cho thêm chất khác vào bình. 2. Mẩu than mồi có thể được cuộn quanh bởi sợi dây thép hoặc được sợi dây thép (để duỗi thẳng) xuyên qua và cố định ở đầu sợi thép. 3. Mẩu than mồi càng lớn thì càng có tác dụng mồi cho phản ứng xảy ra. 4. Nếu không dùng mẩu than, có thể đốt nóng sợi dây thép trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình chứa khí oxi. Để thí nghiệm được an toàn và dễ thành công, có bao nhiêu lưu ý ở trên là hợp lí? A. 0.	B. 1.	C. 2.	D. 3. (ảnh 1)

Có một số lưu ý sau:

1. Bình chứa khí oxi phải được giữ càng khô càng tốt, tránh cho thêm chất khác vào bình.

2. Mẩu than mồi có thể được cuộn quanh bởi sợi dây thép hoặc được sợi dây thép (để duỗi thẳng) xuyên qua và cố định ở đầu sợi thép.

3. Mẩu than mồi càng lớn thì càng có tác dụng mồi cho phản ứng xảy ra.

4. Nếu không dùng mẩu than, có thể đốt nóng sợi dây thép trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình chứa khí oxi.

Để thí nghiệm được an toàn và dễ thành công, có bao nhiêu lưu ý ở trên là hợp lí?

A. 0

B. 1

C. 

D. 3

Câu 22:

Cây cao su là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế lớn, được đưa vào trồng ở nước ta từ cuối thế kỉ 19. Chất lỏng thu được từ cây cao su giống như nhựa cây (gọi là mủ cao su) là nguyên liệu để sản xuất cao su tự nhiên.

Cây cao su là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế lớn, được đưa vào trồng ở nước ta từ cuối thế kỉ 19. Chất lỏng thu được từ cây cao su giống như nhựa cây (gọi là mủ cao su) là nguyên liệu để sản xuất cao su tự nhiên.   Polime tạo ra cao su tự nhiên có tên gọi là A. Polistiren.	B. Poliisopren.	C. Polietilen.	D. Poli(butađien). (ảnh 1)

Polime tạo ra cao su tự nhiên có tên gọi là

A. Polistiren.
B. Poliisopren.
C. Polietilen.
D. Poli(butađien).
Câu 23:

Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng:

A. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaI
B. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaCl
C. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaBr 
D. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF
Câu 24:

Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag tối đa thu được là

A. 21,6 gam
B. 10,8 gam
C. 32,4 gam
D. 16,2 gam
Câu 25:

Cho 15 gam hỗn hợp X gồm các amin đơn chức RNH2 tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được là

A. 16,825 gam
B. 20,18 gam 
C. 21,123 gam
D. 15,925 gam
Câu 26:

Quá trình quang hợp là nguồn tạo ra năng lượng nuôi sống sinh vật trên Trái Đất, cân bằng lượng khí O2 và CO2 trong khí quyển. Giả thiết quá trình quang hợp tạo ra tinh bột trong hạt gạo được biểu diễn như sau:

Quá trình quang hợp là nguồn tạo ra năng lượng nuôi sống sinh vật trên Trái Đất, cân bằng lượng khí O2 và CO2 trong khí quyển. Giả thiết quá trình quang hợp tạo ra tinh bột trong hạt gạo được biểu diễn như sau:   Trên một sào ruộng (360 m2), trung bình mỗi vụ đã tạo ra 162 kg gạo (chứa 80% tinh bột), đồng thời cũng giải phóng ra V m3 khí O2 (quy về đktc). Giá trị của V là A. 107,52.	B. 134,40.	C. 112,00.	D. 89,60. (ảnh 1)

Trên một sào ruộng (360 m2), trung bình mỗi vụ đã tạo ra 162 kg gạo (chứa 80% tinh bột), đồng thời cũng giải phóng ra V m3 khí O2 (quy về đktc). Giá trị của V là

A. 107,52.
B. 134,40.
C. 112,00.
D. 89,60.
Câu 27:

Cho 10,8 gam kim loại M phản ứng hoàn toàn với khí Clo dư, thu được 53,4 gam muối. Kim loại M là

A. Al=27
B. Zn=65
C. Mg=24 
D. Fe=56
Câu 28:

Tên gọi của este có mạch cacbon không phân nhánh có công thức phân tử C4H8O2 có thể tham gia phản ứng tráng bạc là:

A. Propyl fomiat
B. etyl fomiat 
C. Isopropyl fomiat
D. Metyl propionat
Câu 29:

Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 30:

Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam este đơn chức, mạch hở X với 100ml KOH 1M( vừa đủ) thu được 4,6 gam ancol Y. Tên gọi của X là:

A. Etyl fomat 
B. Etyl propionat
C. Etyl axetat
D. Propyl axetat
Câu 31:

Cho các phát biểu sau:

(a) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc a-glucozơ.

(b) Oxi hóa glucozơ, thu được sobitol.

(c) Trong phân tử fructozơ có một nhóm –CHO.

(d) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.

(e) Trong phân tử xenlulozơ, mỗi gốc glucozơ có ba nhóm –OH.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 32:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a)  Cho từ từ a mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3.

(b)  Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng.

(c)  Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng, dư.

(d)  Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.

(e)  Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 .

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là:

A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Câu 33:

Hạt mắc ca rất nổi tiếng vì sự thơm ngon của nó. Để cây trồng phát triển tốt thì giai đoạn bón thúc cần bón phân thích hợp là NPK 4.12.7 kí hiệu này cho biết tỉ lệ khối lương N, P2O5 và K2O trong phân. Cho 3 mẫu phân bón sau: và KCl. Theo anh chị phải trộn chúng theo tỉ lệ khối lượng nào để có loại phân 4.12.7

A. 1,7 : 1,78 : 1 
B. 1 : 1,8 : 2,4
C. 1,8 : 2,1 : 1,7
D. 1,5 : 2 : 2,15
Câu 34:

Trong quá trình bảo quản, một mẫu muối FeSO4.7H2O (có khối lượng m gam) bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành hỗn hợp X chứa các hợp chất của Fe(II) và Fe(III). Hòa tan toàn bộ X trong dung dịch loãng chứa 0,025 mol H2SO4, thu được 100 ml dung dịch Y. Tiến hành hai thí nghiệm với Y:

Thí nghiệm 1: Cho lượng dư dung dịch BaCl2 vào 20 ml dung dịch Y, thu được 2,33 gam kết tủa.

Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch H2SO4 (loãng, dư) vào 20 ml dung dịch Y, thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 0,1M vào Z đến khi phản ứng vừa đủ thì hết 8,6 ml.

Giá trị của m và phần trăm số mol Fe(II) đã bị oxi hóa trong không khí lần lượt là

A. 11,12 và 57%.
B. 11,12 và 43%.
C. 6,95 và 7%.
D. 6,95 và 14%.
Câu 35:

Hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+1O4N) và Y (CmH2m+2O5N2) trong đó X không chứa chức este, Y là muối của α-amino axit với axit nitric. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với 100 ml NaOH 1,2M đun nóng nhẹ, thấy thoát ra 0,672 lít (đktc) một amin bậc III (ở điều kiện thường là thể khí). Mặt khác, m gam E tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có 2,7 gam một axit cacboxylic. Giá trị của m là

A. 9,87. 
B. 9,84. 
C. 9,45.
D. 9,54.
Câu 36:

Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí nước là khử trùng nước. Một trong các phương pháp khử trùng nước đang được dùng phổ biến ở nước ta là dùng clo. Lượng clo được bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5 g/m3. Nếu với dân số Hà Nội là 3 triệu, mỗi người dùng 200 lít nước/ ngày, thì các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cần dùng bao nhiêu kg clo mỗi ngày cho việc xử lí nước?

A. 8000 kg
B. 16000 kg
C. 5000 kg
D. 20000 kg
Câu 37:

Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức (MX < MY); T là este ba chức, mạch hở được tạo bởi X, Y với glixerol. Cho 23,06 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T và glixerol (với số mol của X bằng 8 lần số mol của T) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 3 và 3,68 gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn F cần vừa đủ 0,45 mol O2, thu được Na2CO3, H2O và 0,4 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 35.
B. 26. 
C. 25.
D. 29.
Câu 38:

Cho 61,25 gam tinh thể MSO4.5H2O vào 300 ml dung dịch NaCl 0,6M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) dung dịch X với cường độ dòng điện không đổi, trong thời gian t giây, thấy khối lượng catot tăng m gam, đồng thời ở anot thu được 0,15 mol khí. Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng số mol khí thoát ra ở hai cực là 0,425 mol. Giá trị của m là

A. 13,44.  
B. 11,80.
C. 12,80.
D. 12,39.
Câu 39:

Cho sơ đồ phản ứng sau:

(1) Cl2 + H→ X+ Y+ H2O

(2) X dpnc Z+ T

(3) Z + H2O → H + H2

Các chất X, H thỏa mẫn sơ đồ trên lần lượt là

A. NaOH,NaCl 
B. NaCl, H2O
C. NaCl, NaOH
D. NaClO3, NaOH
Câu 40:

Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:

a, X+ 2NaOH→ X1+ X2 +X3

b, X1+ HCl→X4 + X5

c, X2 + HCl→X6 + X5

d, X3 + Cu(OH)2 → phức màu xanh

Biết X là hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C5H8O4 và chứa 2 chức este, X1, X3 đều có 2 nguyên tử cacbon trong phân tử và  < . Phát biểu nào sau đây sai?

A. X5 là hợp chất vô cơ
B. X6 không có phản ứng tráng gương
C. Phân tử khối của X4 là 60
D. Phân tử X4 có 2 nguyên tử oxi