(2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 12)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong phản ứng của kim loại Mg với khí O2, mỗi nguyên tử Mg nhường bao nhiêu electron?

A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 2:

Dung dịch NaOH hòa tan được kim loại nào sau đây sinh ra muối?

A. Al.
B. Cu.
C. K.
D. Fe.
Câu 3:

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?

A. CH3COOCH3
B. C2H5OH. 
C. CH3NH2.
D. HCOOH.
Câu 4:

Để bảo vệ những vật bằng Fe khỏi bị ăn mòn, người ta tráng hoặc mạ lên những vật đó lớp Sn hoặc lớp Zn. Làm như vậy là để chống ăn mòn theo phương pháp nào sau đây?

A. Dùng chất kìm hãm. 
B. Phương pháp điện hóa.
C. Bảo vệ bề mặt.
D. Dùng hợp chất chống gỉ.
Câu 5:

Trong công nghiệp, thạch cao nung được sử dụng để đúc tượng, làm phấn viết bảng. Trong y học được sử dụng để bó bột khi gãy xương. Thành phần chính của thạch cao nung là

A. CaSO4.
B. CaSO4.2H2O.
C. CaSO4.H2O.
D. CaSO3.H2O.
Câu 6:

Khi đun nóng trong trong dung dịch H2SO4 đặc dư, sắt tác dụng với H2SO4 tạo muối nào sau đây?

A. FeSO4.
B. FeS.
C. FeSO3. 
D. Fe2(SO4)3.
Câu 7:

Kim loại nào trong số các kim loại: Al, Fe, Ag, Cu có tính khử yếu nhất?

A. Ag.
B. Cu.
C. Fe.
D. Al.
Câu 8:

Este nào sau đây khi thủy phân trong môi trường kiềm không thu được ancol?

A. (C17H33COO)3C3H5.
B. CH3COOCH3.
C. CH3COOCH=CH2.
D. CH3OCOC2H5.
Câu 9:

Kali tác dụng với dung dịch chất nào sau đây tạo thành kết tủa?

A. H2SO4.
B. NaNO3.
C. HCl.
D. CuSO4.
Câu 10:

Cao su buna là sản phẩm thu được khi tiến hành trùng hợp

A. vinyl clorua. 
B. etilen. 
C. buta-1,3-đien. 
D. stiren.
Câu 11:

Dãy gồm các ion nào sau đây tồn tại được trong cùng một dung dịch?

A. Ca2+, CO32-, NH4+.

B. K+, OH-, HCO3-.

C.  Ba2+, NO3-, Cl.

D. Cl, Ag+, H+.

Câu 12:

Quặng boxit được dùng sản xuất kim loại nào sau đây?

A. Ba.
B. Na.
C. Al.
D. Fe.
Câu 13:

Khí X thoát ra khi đốt than trong lò, đốt xăng dầu trong động cơ, gây ngộ độc hô hấp cho người và vật nuôi do làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu. Khí X là

A. SO2.
B. CO.
C. CO2.
D. Cl2.
Câu 14:

Phân tử khối của tristearin là

A. 882.
B. 890.
C. 888. 
D. 884.
Câu 15:

Phương pháp chung để điều chế kim loại nhóm IA và IIA trong công nghiệp là phương pháp

A. nhiệt luyện
B. điện phân dung dịch.
C. điện phân nóng chảy. 
D. thủy luyện.
Câu 16:

Chất nào sau đây thuộc loại ancol bậc II?

A. Ancol propylic.
B. Ancol etylic.
C. Ancol isopropylic..
D. Ancol metylic.
Câu 17:

Số nguyên tử cacbon có trong một phân tử peptit Gly-Ala-Gly là

A. 8

B. 7

C. 9

D. 6

Câu 18:

Các số oxi hoá đặc trưng của crom trong hợp chất là

A. +2, +4, +6.
B. +2, +3, +6.
C. +1, +3, +6.
D. +3, +4, +6.
Câu 19:

Thuốc nổ đen là hỗn hợp gồm cacbon, lưu huỳnh và kali nitrat. Công thức của kali nitrat là

A. KNO2.
B. KNO3.
C. KCl.
D. KHCO3.
Câu 20:

Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. X là

A. saccarozơ.
B. xenlulozơ.
C. tinh bột.
D. glucozơ.
Câu 21:

Hấp thụ hoàn toàn a mol khí CO2 vào dung dịch b mol Ca(OH)2 thì thu được hỗn hợp 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2. Quan hệ giữa a và b là

A. a < b < 2a.
B. a = b.
C. b < a < 2b.
D. a < b.
Câu 22:

Cho các loại tơ sau: enang, visco, nilon-6, lapsan và tơ tằm. Số tơ trong dãy thuộc loại tơ tổng hợp là

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 23:

Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra đơn chất?

A. Cho Na vào dung dịch FeCl2. 
B. Cho bột Al vào dung dịch NaOH.
C. Cho bột Cu vào dung dịch AgNO3.
D. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
Câu 24:

Để trung hòa 30 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 15% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử X là

A. CH5N.
B. C3H9N.
C. C2H7N. 
D. C3H7N.
Câu 25:

Cho dãy các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, xenlulozơ, amilozơ. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng thủy phân là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 26:

Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 60%. Toàn bộ khí sinh ra hấp thụ vào nước vôi trong dư, thu được 9,6 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 18,000. 
B. 14,400.
C. 8,640.
D. 5,184.
Câu 27:

Cho 16,25 gam Zn vào 200 ml dung dịch FeSO4 1M, sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp kim loại X. Hòa tan m gam X bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra V lít H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của V là

A. 4,48.
B. 5,60.
C. 10,08.
D. 1,12.
Câu 28:

Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:

Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:   Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên? 	A. CH3COOH + C2H5OH   CH3COOC2H5 + H2O. 	B. 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O. 	C. C2H5OH   C2H4 + H2O. 	D. CH3COOH + NaOH   CH3COONa + H2O. (ảnh 1)

Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên?

A. CH3COOH + C2H5OH H2SO4,to  CH3COOC2H5 + H2O.
B. 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O.
C. C2H5OH  H2SO4,to C2H4 + H2O.
D. CH3COOH + NaOHCaO,to  CH3COONa + H2O.
Câu 29:

Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), sản phẩm thu được có chất rắn T và khí không màu thoát ra. Các chất X. Y lần lượt là

A. AgNO3, FeCl2.
B. Ca(HCO3)2, NaOH.
C. Na2CO3, BaCl2.
D. AgNO3, Fe(NO3)2.
Câu 30:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm ba este no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 4,48 lít CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là

A. 3,6.
B. 1,8. 
C. 2,7. 
D. 5,4.
Câu 31:

Cho các phát biểu sau:

    (a) Dung dịch anilin không làm đổi màu phenolphtalein.

    (b) Sử dụng dầu, mỡ chiên lại nhiều lần rất có hại cho sức khỏe. 

    (c) Trong công nghiệp, tinh bột được dùng để sản xuất bánh kẹo, glucozơ, hồ dán.

    (d) Để giữ độ bền cho các loại vải làm từ tơ tằm, người ta thường ngâm giặt chúng trong nước xà phòng có tính kiềm cao.

    (e) Khi nhựa PVC cháy sinh ra khí có mùi xốc, khó chịu.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 5

Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

    (a) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân khi nhiệt kế bị vỡ.

    (b) Một số chất như S, P, C, C2H5OH… bốc cháy khi tiếp xúc với Cr2O3.

    (c) Fe2O3 có trong tự nhiên dưới dạng quặng hematit.

    (d) Cho dung dịch HCl vào cốc đựng nước có tính cứng tạm thời, có sinh ra khí CO2.

    (e) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong nhuộm vải.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Câu 33:

Khi vận động mạnh cơ thể không đủ cung cấp oxi, thì cơ thể sẽ chuyển hóa glucozơ thành axit lactic từ các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể (axit lactic tạo thành từ quá trình này sẽ gây mỏi cơ) theo phương trình sau: C6H12O6  2C3H6O3 (nhiệt lượng tỏa ra từ phản ứng này là 150kJ).

Biết rằng cơ thể chỉ cung cấp 98% năng lượng nhờ oxi, năng lượng còn lại nhờ vào sự chuyển hóa glucozơ thàng axit lactic. Giả sử một người chạy bộ trong một thời gian tiêu tốn 300 kcal. Khối lượng axit lactic tạo ra từ quá trình chuyển hóa xấp xỉ bằng bao nhiêu? (biết 1 cal = 4,184 J).

A. 14,67 gam. 
B. 30,15 gam.  
C. 1467 gam. 
D. 3015 gam.
Câu 34:

E là một triglixerit được tạo bởi hai axit béo (có cùng số cacbon, trong phân tử mỗi axit có không quá ba liên kết π) và glixerol. Xà phòng hóa hoàn toàn 7,98 gam E bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được hai muối X, Y (nY < nX) có khối lượng hơn kém nhau là 2,94 gam. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 7,98 gam E, thu được 0,51 mol khí CO2 và 0,45 mol H2O. Số nguyên tử hiđro có muối X là

A. 30.
B. 28.
C. 27.
D. 29.
Câu 35:

Một loại phân bón hỗn hợp trên bao bì ghi tỉ lệ 10–20–15. Các con số này chính là độ dinh dưỡng của phân đạm, lân, kaili tương ứng. Để sản xuất loại phân bón này, nhà máy A trộn ba loại hoá chất Ca(NO3)2, KH2PO4, KNO3 với nhau. Trong phân bón đó tỉ lệ khối lượng của Ca(NO3)2 là a%; của KH2PO4 là b%. Giả sử các tạp chất không chứa N, P, K. Tổng giá trị (a + b) gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 93,8.
B. 63,1.
C. 42,4.
D. 55,5.
Câu 36:

Dẫn 0,45 mol hỗn hợp gồm khí CO2 và hơi nước qua cacbon nung đỏ thu được 0,65 mol hỗn hợp X gồm CO, H2 và CO2. Cho toàn bộ X vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và a mol Ba(OH)2, sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch HCl vào Y, sự phụ thuộc số mol khí CO2 và số mol HCl được biểu diễn theo đồ thị sau:

Dẫn 0,45 mol hỗn hợp gồm khí CO2 và hơi nước qua cacbon nung đỏ thu được 0,65 mol hỗn hợp X gồm CO, H2 và CO2. Cho toàn bộ X vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và a mol Ba(OH)2, sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch HCl vào Y, sự phụ thuộc số mol khí CO2 và số mol HCl được biểu diễn theo đồ thị sau:    Giá trị của a là 	A. 0,25.       	B. 0,19.       	C. 0,20.       	D. 0,21. (ảnh 1)

Giá trị của a là

A. 0,25.
B. 0,19.
C. 0,20.
D. 0,21.
Câu 37:

Hỗn hợp A gồm ancol đơn chức X, axit hai chức mạch hở Y và Z là sản phẩm của phản ứng este hóa của X và Y. Trong A, số mol của X lớn hơn số mol của Y. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho 0,45 mol A phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc).

Thí nghiệm 2: Cho 0,45 mol A phản ứng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 2,0M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 37,0 gam muối.

Thí nghiệm 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,45 mol A thu được 36,96 lít khí CO2 (đktc) và 23,4 gam H2O.

Phần trăm khối lượng của Y trong A là

A. 34,62%.
B. 37,50%.
C. 27,88%.
D. 28,27%.
Câu 38:

Cho sơ đồ các phản ứng sau:

    (1) X + NH3 + H2O  Y + (NH4)2SO4

    (2) X + Ba(OH)2 dư  Z + BaSO4 + H2O

    (3) Y + Ba(OH)2  Z + H2O

Các chất X, Z lần lượt là

A. Fe2(SO4)3, Fe(OH)3.
B. Cr2(SO4)3, BaCrO4.
C. MgSO4, Mg(OH)2.
D. Al2(SO4)3, Ba(AlO2)2.
Câu 39:

Hỗn hợp E gồm Fe, Mg, FeS, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. Nung 107,4 gam E trong môi trường trơ thu được chất rắn X (chỉ gồm kim loại và các oxit) và 1,2 mol khí hỗn hợp T gồm 2 khí SO2 và NO2. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 được hòa tan hoàn toàn trong HNO3 loãng dư thấy thoáng ra 0,02 mol NO duy nhất, làm bay hơi dung dịch sau phản ứng thu được 80,4 gam muối khan. Phần 2 cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,05 mol SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 66 gam muối khan. Thành phần trăm khối lượng FeS trong E là

A. 8,19%.
B. 4,10%. 
C. 32,77%.
D. 24,58%.
Câu 40:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau (theo đúng tỉ lệ mol):

    (1) X + 2NaOH to Y + Z + T.                  (2) X + H2 xt, to  E.

    (3) E + 2NaOH to Y + 2T.                       (4) Y + 2HCI  2NaCl + F.

Biết X, Y, Z, T, E, F đều là hợp chất hữu cơ mạch hở; X có công thức phân tử là C8H12O4; T và Z có cùng loại nhỏm chức. Cho các phát biểu sau:

    (a) Phân tử chất Y được tạo nên từ 4 nguyên tố hóa học.

    (b) Z tác dụng với Br2 trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 1.

    (c) X, E đều là những hợp chất hữu cơ chứa hai chức cùng loại.

    (d) Đun nóng Y với vôi tôi xút thu được một chất khí là thành phần chính của khí thiên nhiên.

    (e) Có thể thu được T từ phản ứng lên men giấm.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 4

C. 1

D. 3