(2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 13)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho phương trình hóa học: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4. Quá trình nào dưới đây biểu thị sự oxi hóa cho phản ứng hóa học trên?

A. Cu2+ + 2e → Cu.
B. Fe2+ + 2e → Fe.
C. Fe → Fe2+ + 2e.
D. Cu → Cu2+ + 2e.
Câu 2:

Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Al2(SO4)3.
B. AlCl3.
C. Al2O3.
D. Al.
Câu 3:

Trong thành phần của chất nào sau đây có nguyên tố nitơ?

A. Etyl axetat. 
B. Protein.
C. Tinh bột.
D. Glucozơ.
Câu 4:

Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh được gọi chung là

A. sự ăn mòn điện hóa.
B. sự khử kim loại.
C. sự ăn mòn kim loại. 
D. sự ăn mòn hóa học.
Câu 5:

Kim loại Mg tác dụng với dung dịch chất nào sau đây sinh ra muối MgCl2?

A. HCl. 
B. NaCl.
C. NaOH.
D. NaNO3.
Câu 6:

Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư), tạo muối Fe(III). Chất X là

A. CuSO4. 
B. H2SO4.
C. HCl. 
D. AgNO3.
Câu 7:

Kim loại nào sau đây không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường?

A. Na.
B. Cu.
C. K.
D. Ba
Câu 8:

Thuỷ phân etyl fomat trong dung dịch NaOH, thu được muối nào sau đây?

A. HCOONa.
B. C2H5COONa.
C. C2H5ONa.
D. CH3COONa.
Câu 9:

Nước cứng tạm thời tác dụng với dung dịch chất nào sau đây sinh ra chất khí?

A. NaNO3. 
B. Na2CO3.
C. NaCl. 
D. HCl.
Câu 10:

Polime có thể cho ánh sáng truyền qua đến gần 90%, có ứng dụng làm thủy tinh hữu cơ là polime nào sau đây?

A. Poli(metyl metacrylat).
B. Poli(vinyl clorua).
C. Polietilen.
D. Poliacrilonitrin.
Câu 11:

Trong hợp chất, kim loại kiềm có số oxi hóa là

A. +1. 
 B. –1.
C. –2.
D. +2.
Câu 12:

Vùng đồng bằng sông Cửu Long nước có nhiều phù sa. Để xử lí phù sa cho keo tụ lại thành khối lớn, dễ dàng tách ra khỏi nước (làm trong nước) làm nguồn nước sinh hoạt, người ta thêm vào nước một lượng chất

A. amoniac.
B. phèn chua.
C. giấm ăn. 
D. muối ăn.
Câu 13:

Than gỗ, than xương mới điều chế có tính hấp phụ cao (dùng làm mặt nạ phòng hơi độc, chất khử màu, khử mùi, diệt khuẩn) được gọi là

A. than hoạt tính.
B. than cốc.
C. than chì.
D. than đá.
Câu 14:

Triolein là chất béo chiếm khoảng từ 4-30% trong dầu oliu. Số liên kết π có trong một phân tử triolein là

A. 3

B. 2

C. 6

D. 1

Câu 15:

Nguyên tắc điều chế kim loại là

A. oxi hóa nguyên tử kim loại thành ion.
B. khử nguyên tử kim loại thành ion.
C. khử ion kim loại thành nguyên tử.
D. oxi hóa ion kim loại thành nguyên tử.
Câu 16:

Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch chất X, lắc nhẹ, thấy có kết tủa trắng. Chất X là

A. etanol.
B. phenol.
C. glixerol.
D. axit axetic.
Câu 17:

Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

A. CH3NH3Cl. 
B. CH3COOH.
C. NH2CH2COOH.
D. CH3NH2.
Câu 18:

Kali đicromat có công thức là

A. NaCrO2.
B. K2CrO4. 
C. K2Cr2O7.
D. KCrO2.
Câu 19:

Dung dịch nào sau đây có môi trường pH > 7?

A. NaOH.
B. CH3COOH.
C. NaHSO4. 
D. HCl.
Câu 20:

Cacbohiđrat nào sau đây có nhiều trong các loại quả xanh và hạt ngũ cốc?

A. Glucozơ.
B. Saccarozơ.
C. Xenlulozơ. 
D. Tinh bột.
Câu 21:

Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là

A. N2O.
B. NO2.
C. N2.
D. NO.
Câu 22:

Cho các polime sau: polietilen, poliacrilonitrin; poli(etylen terephtalat) và policaproamit. Số polime trong dãy được điều chế từ phản ứng trùng ngưng là

A. 3

B. 4

C. 1

D. 1

Câu 23:

Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?

A. Cho kim loại Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3.
B. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl.
C. Cho kim loại Fe vào dung dịch CuSO4.
D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3.
Câu 24:

Cho m gam dung dịch glucozơ 6% vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng nhẹ đến phản ứng hoàn toàn thu được 1,08 gam Ag. Giá trị của m là

A. 18.
B. 15.
C. 30.
D. 45.
Câu 25:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm –CHO.   
B. Xenlulozơ dễ tan trong nước.
C. Saccarozơ có nhiều trong mật ong. 
D. Cacbohiđrat thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
Câu 26:

Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một amin X (no, đơn chức, mạch hở) bằng khí oxi vừa đủ thu được 1,2 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Số đồng phân bậc I của amin X là

A. 4

B. 3

C. 1

D. 2

Câu 27:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được 200 ml dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 dư vào Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là

A. 13,3 và 3,9. 
B. 8,3 và 7,2. 
C. 11,3 và 7,8.
D. 8,2 và 7,8.
Câu 28:

Cho từng chất Fe(OH)2, Fe3O4, FeS2, Fe(NO3)2 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là

A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Câu 29:

Thủy phân hoàn toàn m gam phenyl axetat cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH aM, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được (m + 7,44) gam rắn. Giá trị của a là

A. 0,60.
B. 0,80. 
C. 0,40.
D. 1,20.
Câu 30:

X là chất hữu cơ có công thức phân tử là C3H9O2N. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng nhẹ, thu được muối Y và khí Z làm xanh giấy quỳ ẩm. Nung Y với hỗn hợp vôi tôi xút thu được hiđrocacbon đơn giản nhất. Công thức cấu tạo của X phù hợp là

A. CH3COONH3CH3. 
B. CH3CH2COONH4. 
C. HCOONH3CH2CH3. 
D. H2NCH2COOCH3.
Câu 31:

Cho các phát biểu sau:

    (a) Ở nhiệt độ thường, các amin ở thể khí đều tan nhiều trong nước.

    (b) Dầu mỡ rán lại nhiều lần bị oxi hóa một phần thành anđehit gây độc cho cơ thể.

    (c) Khi hòa tan lòng trắng trứng vào nước đun sôi thấy xuất hiện kết tủa đỏ gạch.

    (d) Các este có chứa vòng benzen trong phân tử đều độc (chẳng hạn như benzyl axetat) nên không thể dùng trong mỹ phẩm.

    (e) Tơ tằm bền trong môi trường axit và môi trường kiềm.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 5

Câu 32:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

    (a) Hòa tan hỗn hợp rắn gồm Ba và Al (tỉ lệ mol 1 : 2) vào nước dư.

    (b) Cho 3a mol Mg vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3.

    (c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.

    (d) Cho từ từ a mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3.

    (e) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được dung dịch chỉ chứa một muối là

A. 2

B. 4

C. 5

D. 3

Câu 33:

Bình “ga” sử dụng trong hộ gia đình Y có chứa 11,36 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và butan với tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 6. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Giả sử hộ gia đình Y dùng bình gas cho việc đun nước, mỗi ấm nước chứa 2 lít nước ở 25oC, nhiệt dung của nước là 4,2 J/g.K, có 37% nhiệt đốt cháy khí bị thất thoát ra ngoài môi trường. Một bình gas nói trên có thể đun sôi bao nhiêu ấm nước?

A. 330 ấm.
B. 570 ấm.
C. 555 ấm.  
D. 326 ấm.
Câu 34:

Hỗn hợp E chứa triglixerit X và este Y đa chức mạch hở. Thủy phân m gam E trong dung dịch KOH vừa đủ thu được một ancol và 11,39 gam hỗn hợp Z gồm ba muối kali của axit oleic và hai axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được Na2CO3, CO2 và 0,5275 mol nước. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 11,36.
B. 10,25.
C. 12,48.
D. 11,45.
Câu 35:

Trong một bình kín với dung tích không đổi có chứa 0,5 mol O2 và m gam hỗn hợp gồm Fe(NO3)2, NaNO3, CaCO3 (0,2 mol), áp suất trong bình lúc này là p atm. Nung bình ở nhiệt độ cao để các chất bị nhiệt phân hoàn toàn, rồi đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thì áp suất trong bình là 1,9p atm và thu được 22,65 gam chất rắn. Coi thể tích chất rắn là không đáng kể. Giá trị của m là

A. 41,50.
B. 37,50.
C. 51,25.
D. 42,25.
Câu 36:

Dẫn 0,45 mol hỗn hợp gồm khí CO2 và hơi nước qua cacbon nung đỏ thu được 0,65 mol hỗn hợp X gồm CO, H2 và CO2. Cho toàn bộ X vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và a mol Ba(OH)2, sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch HCl vào Y, sự phụ thuộc số mol khí CO2 và số mol HCl được biểu diễn theo đồ thị sau:

Dẫn 0,45 mol hỗn hợp gồm khí CO2 và hơi nước qua cacbon nung đỏ thu được 0,65 mol hỗn hợp X gồm CO, H2 và CO2. Cho toàn bộ X vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và a mol Ba(OH)2, sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch HCl vào Y, sự phụ thuộc số mol khí CO2 và số mol HCl được biểu diễn theo đồ thị sau:    Giá trị của a là 	A. 0,25.       	B. 0,19.       	C. 0,20.       	D. 0,21. (ảnh 1)

Giá trị của a là

A. 0,25.
B. 0,19.
C. 0,20.
D. 0,21.
Câu 37:

Cho các hợp chất hữu cơ no, mạch hở sau: X và Y (có cùng số mol) là hai axit cacboxylic đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, Z là ancol ba chức (có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn 5). Đun 5 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z với xúc tác H2SO4 đặc (giả sử chỉ xảy ra phản ứng este hóa với hiệu suất 50% được tính theo hai axit X và Y) thu được 3,5 mol hỗn hợp F gồm X, Y, Z và các sản phẩm hữu cơ (chỉ chứa nhóm chức este). Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho a mol F tác dụng với Na dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 0,6 mol khí H2.

Thí nghiệm 2: Đốt cháy hoàn toàn (a + 0,35) mol F cần vừa đủ 5,925 mol khí O2, thu được CO2 và H2O.

Phần trăm khối lượng của các este trong F gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 12%.
B. 52%.
C. 43%.
D. 35%.
Câu 38:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau: XYZX

Biết X, Y, Z là các chất vô cơ khác nhau và mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học. Trong các chất sau: Al2O3, NaHCO3, MgCO3, Fe(OH)2, số chất X thỏa mãn sơ đồ trên là

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 39:

Hoà tan hoàn toàn 53,80 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(OH)2, Fe2O3, CuO trong 216 gam dung dịch HNO3 70% được 10,08 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tổng khối lượng là 17,5 gam, dung dịch Y (chỉ chứa muối của ion kim loại, trong đó nồng độ phần trăm của muối Fe3+ là 43,163%). Cô cạn cẩn thận Y thu được hỗn hợp muối khan Z. Nung Z đến khối lượng không đổi được chất rắn T và hỗn hợp khí E có tỷ lệ mol là 13 : 3. Thành phần phần trăm khối lượng của Fe(OH)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 46%. 
B. 17%.
C. 27%.
D. 14%.
Câu 40:

Cho hai chất hữu cơ mạch hở E, F có cùng công thức đơn giản nhất là C3H4O2. Các chất E, F, X, Z tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:

    (1) E + NaOH  X + Y          

    (2) F + NaOH  Z + T

    (3) X + HCl  J + NaCl         

    (4) Z + HCl  G + NaCl

Biết: X, Y, Z, T, J, G là các chất hữu cơ trong đó T đa chức và ME < MF < 146. Cho các phát biểu sau:

    (a) Chất J có nhiều trong nọc độc của kiến.

    (b) Từ Y có thể điều chế trực tiếp được axit axetic.

    (c) Ở nhiệt độ thường, T tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

    (d) E và F đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3.

    (e) Đun nóng rắn Z với hỗn hợp vôi tôi xút thu được khí etilen.

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2