(2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 20)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Các kim loại kiềm có tính khử rất mạnh dễ dàng tham gia các phản ứng ở nhiệt độ thường, do đó để bảo quản kim loại kiềm người ta ngâm chúng trong

A. nước cất.
B. dầu hỏa.
C. rượu etylic. 
D. giấm ăn.
Câu 2:

Cặp hợp chất của nhôm trong dãy nào sau đây tác dụng được với dung dịch kiềm nhưng tác dụng được với dung dịch axit?

A. AlCl3 và Al(OH)3 
B. Al(OH)3 và Al2O3
C. Al(NO3)3 và AlCl3
D. Al2(SO4)3 và Al2O3
Câu 3:

Hợp chất H2NCH2COOH có tên là:

A. valin. 
B. lysin.
C. alanin.
D. glyxin.
Câu 4:

Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. Ca2+
B. Zn2+ .
C. Fe2+ .
D. Ag+.
Câu 5:

Công thức của thạch cao nung là

A. CaSO4.H2O­.
B. CaCO3.H2O­.
C. CaSO4.2H2O­. 
D. CaSO4.
Câu 6:

Cho ít bột Fe vào dung dịch HNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm

A. Fe(NO3)3, HNO3. 
B. AgNO3, Fe(NO3)2.
C. Fe(NO3)2. 
D. Fe(NO3)3.
Câu 7:

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm thổ là

A. ns2. 
B. ns1.
C. ns2np1. 
D. ns2np2.
Câu 8:

Este X được tạo bởi ancol etylic và axit axetic. Công thức của X là

A. CH3COOCH3.
B. HCOOC2H5.
C. HCOOCH3.
D. CH3COOC2H5.
Câu 9:

Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

A. Fe 
B. Cu 
C. Na
D. Cr
Câu 10:

Polivinyl clorua (PVC) được điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng:

A. Trùng hợp. 
B. Trùng ngưng
C. Axit - bazơ
D. Trao đổi
Câu 11:

Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn: Ca2+ + CO32- → CaCO3

A. Ca(OH)2 + 2KHCO3 → CaCO3 + K2CO3 + 2H2O
B. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 + 2H2O
C. Ca(HCO3)2 + 2KOH → CaCO3 + K2CO3 + 2H2O
D. CaCl2 + K2CO3 → CaCO3 + 2KCl.
Câu 12:

Kim loại Al không hòa tan trong dung dịch chất nào sau đây ?

A. HNO3 loãng.
B. FeCl3. 
C. Ba(OH)2.
D. MgSO4.
Câu 13:

Khí nào sau có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen?

A. CO2. 
B. O2.
C. H2S.  
D. SO2.
Câu 14:

Thủy phân hoàn toàn một lượng tristearin trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 1 mol glixerol và

A. 1 mol natri stearat.
B. 3 mol axit stearic  
C. 3 mol natri stearat.
D. 1 mol axit stearic.
Câu 15:

Kim loại dẫn điện tốt nhất là:

A. Au
B. Ag 
 C. Al
D. Cu
Câu 16:

Phản ứng nào sau đây không tạo ra ancol etylic

A. lên men glucozơ (C6H12O6).
B. thuỷ phân etylclorua (C2H5Cl).
C. nhiệt phân metan (CH4). 
D. cho etilen (C2H4) hợp nước.
Câu 17:

Công thức phân tử của đimetylamin là

A. C2H8N2.
B. C2H7N.
C. C4H11N.
D. CH6N2.
Câu 18:

Các số oxi hoá đặc trưng của crom là:

 

A. +2; +4, +6. 
B. +2, +3, +6.
C. +1, +2, +4, +6. 
D. +3, +4, +6.
Câu 19:

Khi cho Na vào dung dịch MgSO4, số phản ứng xảy ra là

A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

Câu 20:

Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?

A. Saccarozơ. 
B. Xenlulozơ.
C. Tinh bột.
D. Glucozơ.
Câu 21:

Nếu khử một loại oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao trong quá trình luyện gang, thu được 0,84gam Fe và 0,448lit khí CO2 (đkc). Công thức hóa học của oxit sắt là :

A. Fe3O4
B. Fe2O3
C. FeO
D. Fe3O4 và Fe2O3
Câu 22:

Mô tả không đúng về cấu trúc mạch của các polime là:

A. PVC có dạng mạch thẳng
B. Amilopectin có dạng mạch phân nhánh
C. PVA có dạng mạch phân nhánh
D. Cao su lưu hóa có dạng mạch mạng không gian
Câu 23:

Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2 dư thì

A. tạo ra dung dịch trong suốt.
B. tạo ra có kết tủa và tan dần.
C. có kết tủa xanh lam.  
D. không có hiện tượng.
Câu 24:

Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 81% hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 40

B. 55

C. 25

D. 30

Câu 25:

Cho 11,5 gam hỗn hợp hai amino axit tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 12,23 gam muối. Khối lượng HCl phải dùng là

A. 0,73.
B. 0,95.
C. 1,42. 
D. 1,46.
Câu 26:

Cho sơ đồ phản ứng:X+H2Oaùnh  saùng,  chaát  dieäp  luïcY+O2Y+dung  dòch  I2dung  dòch  maøu  xanh  tím

Hai chất X, Y lần lượt là:

A. cacbon monooxit, glucozơ.
B. cacbon đioxit, glucozơ.
C. cacbon monooxit, tinh bột.
D. cacbon đioxit, tinh bột.
Câu 27:

Hòa tan hoàn toàn 14,40 gam kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là

A. Mg.
B. Ca. 
C. Be. 
D. Ba.
Câu 28:

Chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hai chất Y và Z. Cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X là

A. CH3COOCH=CH2.
B. CH3COOCH=CH – CH3.
C. HCOOCH3.  
D. HCOOCH=CH2.
Câu 29:

Tiến hành các thí nghiệm:

1. Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư                         2. Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3

3. Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng                  4. Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư

Các thí nghiệm không tạo thành kim loại là

A. (1), (2) và (3).
B. (1), (2) và (4). 
C. (2), (3) và (4).
D. (1), (3) và (4).
Câu 30:

Xà phòng hoá hoàn toàn 35,2 gam hỗn hợp 2 este là etyl axetat và metyl propionat bằng lượng vừa đủ V (ml) dung dịch NaOH 1,0M. Giá trị V đã dùng là

A. 200 ml.
B. 500 ml. 
C. 400 ml.
D. 600 ml
Câu 31:

Cho các phát biểu sau:

(1) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.

(2) Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của củ khoai lang thì xuất hiện màu xanh tím.

(3) Trong thành phần hóa học của giấy viết có xenlulozơ.

(4) Dùng giấm ăn, chanh có thể xử lý mùi tanh trong cá (do amin gây ra).

(5) Trong phân tử xenlulozo, mỗi gốc glucozơ có 2 nhóm -OH.

(6) Mì chính (bột ngọt) là muối mononatri của axit glutamic.

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 5

C. 4

D. 2

Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

(a) Các kim loại có tính khử mạnh hơn đều đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.

(b) Độ dẫn điện của kim loại giảm xuống khi nhiệt độ môi trường tăng lên.

(c) Hỗn hợp Al và Ba (tỉ lệ mol 2: 1) tan hoàn toàn trong nước dư.

(d) Dùng Ba(OH)2 với một lượng vừa đủ có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước cứng.

(e) Nhiệt phân hoàn toàn muối amoni luôn thu được amoniac.

(f) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 5

C. 3

D. 6

Câu 33:

Để xác định nồng độ dung dịch NaOH người ta tiến hành như sau: cân 1,26 gam axit oxalic ngậm nước (H2C2O4.2H2O) hòa tan hoàn toàn vào nước, định mức thành 100 ml. lấy 10 ml dung dịch này thêm vào đó vài giọt phenolphthalein, đem chuẩn độ bằng dung dịch NaOH đến xuất hiện màu hồng (ở pH = 9) thì hết 17,5 ml dung dịch NaOH. Phương trình chuẩn độ: H2C2O4 + 2NaOH → Na2C2O4 + 2H2O. Tính nồng độ dung dịch NaOH đã dùng.

A. 0,1143 M
B. 0,2624 M
C. 0,1244 M
D. 0,1612 M
Câu 34:

Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp hai muối gồm natri oleat và natri stearat. Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 154,56 gam O2, thu được 150,48 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V bằng bao nhiêu?

A. 150
B. 120
C. 180
D. 300
Câu 35:

Một loại xăng có chưa 4 ankan với thành phần số mol như sau: Heptan (10%), Octan (50%), Nonan(30%) và Đecan (10%). Khi dùng loại xăng này để chạy dộng cơ như oto xe máy cần trộn lẫn etxang và không khí theo tỉ lệ thể tích như thế nào để phản ứng cháy xảy ra vừa hết?

A. 1: 13,1.
B. 1: 65,5.
C. 1: 39,3.
D. 1: 52,4.
Câu 36:

Hỗn hợp X gồm FexOy và Al. Nung m gam X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần. Phần một tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 5,88 lít khí H2 (đktc). Phần hai phản ứng vừa đủ với 75 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,84 lít khí H2 (đktc), dung dịch và 2,80 gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị m và công thức phân tử FexOy là

A. 12,05 gam và Fe2O3. 
B. 24,10 gam và Fe3O4. 
C. 24,10 gam và FeO.
D. 24,10 gam và Fe2O3.
Câu 37:

Hỗn hợp X gồm bốn este mạch hở, trong đó có một este đơn chức và ba este hai chức đồng phân. Đốt cháy hết m gam X cần 6,048 lít O2, thu được 5,152 lít CO2 và 3,24 gam H2O. Đun nóng m gam X với 150 ml dung dịch NaOH 0,8M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y và phần hơi chỉ chứa một ancol Z. Cho toàn bộ Z vào bình đựng Na dư, khi phản ứng xong khối lượng bình tăng 2,25 gam. Nung toàn bộ Y với CaO (không có không khí), thu được 0,896 lít một hiđrocacbon duy nhất. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của este đơn chức trong X có giá trị gần nhất với:

A. 36. 
B. 37. 
C. 63.
D. 64.
Câu 38:

Điện phân 200 ml dung dịch chứa CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi 2A, hiệu suất 100%. Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:

Thời gian điện phân (giây)

t

t + 2895

2t

Thể tích khí ở hai điện cực (lít, đktc)

V

V + 0,672

2,125V

Khối lượng catot tăng (gam)

m

m + 1,28

m + 1,28

Sau 3t (giây) thì dừng điện phân. Tính pH của dung dịch thu được. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

A. 1

B. 2

C. 7

D. 12

Câu 39:

Cho sơ đồ chuyển hóa: A +  X S +  Y  A  +  XB +  Z  A. Biết B là hợp chất của sắt và mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học khác nhau. B là

A. Fe2O3.
B. FeO. 
C. FeS.
D. FeS2.
Câu 40:

Cho hợp chất hữu cơ X đa chức có . Từ X thực hiện các phản ứng sau xảy ra theo đúng tỉ lệ mol:

(1) X + 2 NaOH  Y + Z + T                      

(2) Z 170oCH2SO4  dac  E + H2O

(3) Z + CuO to  T + Cu + H2O

Cho các phát biểu sau:

(a) Chất T có khả năng làm mất màu nước brom.

(b) Trong y tế, Z được dùng để sát trùng vết thương.

(c) E là đimetyl ete.

(d) Từ E có thể điều chế hợp chất có khả năng hòa tan Cu(OH)2.

(e) Đốt cháy hoàn toàn Y thu được Na2CO3, CO2 và H2O.

(f) Từ T có thể điều chế trực tiếp ra Z.

Số phát biểu không đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4