(2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 22)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Polime nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ?

A. Polibuta-1,3-dien.
B. Poliacrilonitrin. 
C. Polietilen.
D. Poli(vinyl clorua).
Câu 2:

Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng sinh ra khí SO2?

A. Fe(OH)3.
B. FeCl3.
C. Fe2O3.
D. FeO.
Câu 3:

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ?

A. H2SO4.
B. KOH.
C. NaCl.
D. C2H5OH.
Câu 4:

Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch CuSO4?

A. Mg.
B. Fe.
C. Zn. 
D. Ag.
Câu 5:

Chất nào sau đây là đồng phân của glucozơ?

A. Tinh bột. 
B. Fructozơ.  
C. Xenlulozơ.
D. Saccarozơ.
Câu 6:

Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất?

A. Au.
B. Ag. 
C. Cr.
D. Al.
Câu 7:

Kim loại Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2 và muối nào sau đây?

A. FeSO4.
B. FeS.
C. FeS2.
D. Fe2(SO4)3.
Câu 8:

Kim loại Al tác dụng với dung dịch chất nào sau đây sinh ra AlCl3?

A. HCl.  
B. NaCl. 
C. NaOH.
D. NaNO3.
Câu 9:

Chất nào sau đây có khả năng làm mềm được nước cứng vĩnh cửu?

A. CaCl2.
B. Na2CO3.
C. NaCl. 
D. Na2SO4.
Câu 10:

Nhiệt phân hoàn toàn muối NaHCO3 thu được khí nào sau đây?

A. CH4. 
B. CO2.
C. H2.
D. O2.
Câu 11:

Công thức cấu tạo thu gọn của anđehit fomic là

A. OHC-CHO.
B. CH3-CHO.
C. HCHO.
D. CH2=CH-CHO.
Câu 12:

Chất nào sau đây là chất béo?

A. Triolein.
B. Metyl axetat. 
C. Xenlulozơ. 
D. Glixerol.
Câu 13:

Kim loại nào sau đây không phản ứng được với HCl trong dung dịch?

A. Ni.
B. Zn.
C. Fe. 
D. Cu.
Câu 14:

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. Ag.
B. Cu.
C. Ca. 
D. Na.
Câu 15:

Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra khí H2?

A. AlCl3. 
B. Al.
C. Al2O3.
D. Al(OH)3.
Câu 16:

Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh hơn kim loại Zn?

A. Ag.
B. K. 
C. Cu. 
D. Au.
Câu 17:

Cặp chất nào sau đây đều có khả năng thủy phân trong môi trường axit, đun nóng?

A. Fructozơ và tinh bột.  
B. Saccarozơ và xenlulozơ.
C. Glucozơ và saccarozơ. 
D. Glucozơ và fructozơ.
Câu 18:

Nồng độ khí metan cao là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ nổ trong hầm mỏ. Công thức của metan là

A. CH4.
B. CO2. 
C. C2H4.
D. C2H2.
Câu 19:

Thủy phân este nào sau đây trong dung dịch NaOH thu được natri fomat?

A. CH3COOCH3.
B. CH3COOC2H5. 
C. HCOOC2H5.
D. CH3COOC3H7.
Câu 20:

Chất X có công thức CH3NH2. Tên gọi của X là

A. trimetylamin. 
B. etylamin.
C. metylamin.
D. đimetylamin.
Câu 21:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tơ nitron thuộc loại tơ tổng hợp
B. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp.
C. Tơ visco thuộc loại tơ thiên nhiên. 
D. Tơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp.
Câu 22:

Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ, thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là

A. 60%.
B. 40%.
C. 80%.
D. 54%.
Câu 23:

Thuỷ phân hoàn toàn m gam metyl axetat bằng dung dịch NaOH đun nóng thu được 8,2 gam muối. Giá trị của m là

A. 6,0. 
B. 7,4.
C. 8,2.
D. 8,8.
Câu 24:

Cho hỗn hợp gồm Fe và FeO phản ứng với lượng dư dung dịch HNO3 (đặc, nóng), sau phản ứng thu được dung dịch Y. Chất tan có trong Y là

A. Fe(NO3)3 và HNO3.
B. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2.
C. Fe(NO3)3.
D. Fe(NO3)2.
Câu 25:

Số đồng phân este có cùng công thức phân tử C3H4O2 là

A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Câu 26:

Cho 11,2 gam kim loại Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư thu được m gam Cu. Giá trị của m là

A. 6,4.
B. 9,6.
C. 12,8.
D. 19,2.
Câu 27:

Cho 0,1 mol axit glutamic tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 22,3. 
B. 19,1.
C. 16,9.
D. 18,5.
Câu 28:

Thí nghiệm nào sau đây không sinh ra đơn chất?

A. Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl.
B. Cho kim loại Cu vào dung dịch AgNO3.
C. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.
D. Cho kim loại Mg vào dung dịch HCl.
Câu 29:

Hòa tan hết 1,19 gam hỗn hợp gồm Al và Zn trong dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 5,03 gam muối sunfat trung hòa và V lít khí H2. Giá trị của V là

A. 0,672. 
B. 0,784.  
C. 0,896.
D. 1,120.
Câu 30:

Peptit X có công thức cấu tạo như hình vẽ dưới đây:

Peptit X có công thức cấu tạo như hình vẽ dưới đây:   Số liên kết peptit có trong phân tử X là 	A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1. (ảnh 1)

Số liên kết peptit có trong phân tử X là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 31:

Cho các thí nghiệm sau:

    (a) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

    (b) Nung nóng hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí.

    (c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Ca(HCO3)2.

    (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4.

    (e) Nhiệt phân muối KNO3.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm sinh ra đơn chất khí là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 32:

Trong phòng thí nghiệm, một nhóm học sinh xác định thành phần của chiếc đinh sắt đã bị oxi hóa một phân thành gỉ sắt (Fe2O3.nH2O) theo các bước sau:

Bước 1: Hòa tan hoàn toàn đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nóng (dùng gấp đôi lượng phản ứng, giả thiết Fe chỉ phản ứng với axit), thu được 200 ml dung dịch X.

Bước 2: Cho dung dịch BaCl2 dư vào 5,00 ml dung dịch X, thu được 0,4893 gam kết tủa.

Bước 3: Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 0,02M vào 5,00 ml dung dịch X đến khi phản ứng vừa đủ thì hết 9,00 ml. Giả thiết toàn bộ gỉ sắt tạo ra bám trên đinh sắt. Phần trăm khối lượng đinh sắt đã bị oxi hóa thành gỉ sắt là

A. 10%.
B. 15%.
C. 20%.
D. 25%.
Câu 33:

Hỗn hợp gồm ba este mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức), đều được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được H2O và 1,0 mol CO2. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam T bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp E gồm hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và 26,92 gam hỗn hợp muối F. Cho E tác dụng hết với kim loại Na thu được 0,2 mol H2. Đốt cháy toàn bộ F, thu được H2O, Na2CO3 và 0,2 mol CO2. Khối lượng của Y trong m gam T là

A. 3,65 gam.
B. 5,92 gam.
C. 4,72 gam.
D. 5,84 gam.
Câu 34:

Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn, dòng điện có cường độ ổn định) dung dịch chứa m gam hỗn hợp KCl và CuSO4, sau một thời gian, thu được dung dịch Y. Tùy thuộc vào thời gian điện phân mà dung dịch Y có thể hòa tan tối đa các lượng bột nhôm oxit khác nhau. Kết quả thu được như sau:

Thời gian điện phân (h)

1

2

3

4

Khối lượng Al2O3 bị hòa tan (gam)

0,00

5,10

12,75

15,30

Biết rằng dung dịch thu được sau khi hòa tan Al2O3 có chứa muối aluminat. Giá trị của m là

A. 53,80
B. 53,25. 
C. 48,75
D. 45,25.
Câu 35:

Cho sơ đồ phản ứng sau:

    E  +  NaOHt0   X  +  Y                           F  +  NaOH  t0 X +  Z

Biết E, F đều là hợp chất hữu cơ, mạch hở, chỉ chứa nhóm chức este (được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol, ME < MF < 165). Đốt cháy hoàn toàn Y hoặc Z, chỉ thu được Na2CO3 và CO2.

Cho các phát biểu sau:

    (a) Có một công thức cấu tạo của F thỏa mãn sơ đồ trên.

    (b) Hai chất Y và Z có cùng công thức đơn giản nhất.

    (c) Chất E có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.

    (d) 1 mol chất E hoặc F đều tác dụng tối đa với 2 mol NaOH trong dung dịch.

    (e) Nhiệt độ sôi của X cao hơn nhiệt độ sôi của HCOOH.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Câu 36:

Cho các phát biểu sau:

    (a) Cho đá vôi vào dung dịch axit axetic sẽ có khí bay ra.

    (b) Thủy phân saccarozơ trong môi trường axit chỉ thu được glucozơ.

    (c) Để loại bỏ anilin dính trong ống nghiệm có thể dùng dung dịch HCl.

    (d) Đun nóng tripanmitin với dung dịch NaCl sẽ xảy ra phản ứng thủy phân.

    (e) Trùng hợp axit terephtalic với etylen glicol thu được poli(etylen terephtalat).

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 37:

Đốt cháy hoàn toàn a mol hiđrocacbon X không no, mạch hở cần vừa đủ 5a mol khí O2, thu được sản phẩm gồm CO2 và H2O. Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X và 0,1 mol Y (C6H6, mạch thẳng) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của m là

A. 45,5.
B. 34,8.
C. 45,1.
D. 34,4.
Câu 38:

Cho sơ đồ phản ứng sau:

Cho sơ đồ phản ứng sau:   Biết T là hợp chất của kim loại kiềm thổ. Chất Z là chất nào dưới đây? 	A. HCl.	B. BaSO4. 	C. Ba(NO3)2.	D. NaHSO4. (ảnh 1)

Biết T là hợp chất của kim loại kiềm thổ. Chất Z là chất nào dưới đây?

A. HCl.
B. BaSO4.
C. Ba(NO3)2.
D. NaHSO4.
Câu 39:

Hỗn hợp X gồm K, K2O, Ba, BaO. Lấy m gam X hòa tan vào H2O dư thu được 0,07 mol H2 và dung dịch Y. Hấp thụ hết 0,18 mol CO2 vào Y thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 1M vào Z đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 30 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 10,5.
B. 11,2.
C. 11,5.
D. 12,5.
Câu 40:

Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic X (CnH2nO2) và triglixerit Y (CmH2m–10O6) (với n, m là số nguyên). Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp E bằng oxi, thu được b mol CO2 và (b – 3a) mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 63,28 gam E cần dùng 220 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 67,32.

B. 66,56.
C. 71,36.
D. 65,84.