(2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 27)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Kim loại nào sau đây không tan được trong H2SO4 loãng?

A. Cu.  
B. Al.
C. Mg.
D. Fe.
Câu 2:

Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện?

A. Al.
B. Fe.
C. K.  
D. Ba.
Câu 3:

Thành phần chính của muối ăn là

A. NaCl.
B. CaCO3.
C. BaCl2.
D. Mg(NO3)2.
Câu 4:

Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố nào sau đây?

A. Cacbon.
B. Hiđro.
C. Oxi.
D. Clo.
Câu 5:

Chất nào sau đây làm mềm được nước có tính cứng vĩnh cửu?

A. HCl
B. NaCl
C. Na3PO4.
D. H2SO4.
Câu 6:

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tính chuyển màu xanh?

A. (CH3)3N.
B. H2NCH2COOH.
C. CH3COOH.
D. HCOOH.
Câu 7:

Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là

A. CH4.
B. CO2.
C. N2. 
D. Cl2.
Câu 8:

Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Fe(OH)3?

A. K2SO4.
B. NaNO3.
C. KCl.
D. NaOH.
Câu 9:

Crom(VI) oxit có công thức hoá học là 

A. Cr(OH)3.
B. CrO3
C. K2CrO4
D. Cr2O3.
Câu 10:

Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Glucozơ. 
B. Tinh bột.
C. Fructozơ.
D. Saccarozo
Câu 11:

Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?

A. Tơ nilon-6.
B. Tơ tằm.
C. Tơ nitron.
D. Tơ visco.
Câu 12:

Dung dịch chất nào sau đây không hòa tan được Al2O3?

A. HCl.
B. NaOH.
C. Ca(OH)2.
D. NaCl.
Câu 13:

Kim nào sau đây có độ dẫn điện chỉ kém kim loại Ag?

A. Cu
B. Fe.
C. Au. 
D. Al.
Câu 14:

Chất nào sau đây không phải là este?       

A. HCOOCH3.
B. CH3COOCH=CH2.
C. CH3COCH3.
D. CH3COOCH3.
Câu 15:

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. Li. 
B. Na. 
C. K.
D. Be.
Câu 16:

Hợp chất C17H33COOH có thể gọi tên là

A. axit panmitic.
B. axit glutamic. 
C. glixerol. 
D. axit oleic.
Câu 17:

Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (II) sau khi kết thúc phản ứng?

A. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.
B. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư.
C. Đốt cháy Fe trong khí Cl2 dư.
D. Cho Fe2O3 vào dung dịch HCl.
Câu 18:

Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. MgCl2 và NaOH.
B. Fe(NO3)2 và AgNO3.  
C. KHCO3 và HCl.
D. HCl và NaNO3.
Câu 19:

Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong bình kín chứa khí O2 (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí O2 (đktc) đã tham gia phản ứng là

A. 17,92 lít. 
B. 4,48 lít. 
C. 11,20 lít.
D. 8,96 lít.
Câu 20:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tơ lapsan được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
B. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.
C. Hầu hết các polime là những chất rắn, không bay hơi.
D. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.
Câu 21:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng.
B. Anilin là chất lỏng tan nhiều trong nước.
C. Thành phần chính của tinh bột là amilopectin.
D. Phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.
Câu 22:

Cho 17,7 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 28,65 gam muối. Công thức phân tử của X là

A. CH5N.  
B. C2H7N.
C. C3H9N. 
D. C4H11N.
Câu 23:

Hoà tan hoàn toàn 10 gam CaCO3 vào dung dịch HCl dư, thu được V lít khí. Giá trị của V là

A. 2,24.
B. 3,36.  
C. 1,12.
D. 4,48.
Câu 24:

Tiến hành lên men m gam tinh bột (hiệu suất toàn quá trình đạt 81%) rồi hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư được 70 gam kết tủa. Giá trị m là

A. 90. 
B. 150
C. 120.  
D. 70.
Câu 25:

Trieste X tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri oleat và glixerol. Công thức của X là

A. C17H35COOCH3.
B. (C17H35COO)3C3H5.
C. C17H33COOCH3.
D. (C17H33COO)3C3H5.
Câu 26:

Số đồng phân a-amino axit có cùng công thức phân tử C4H9O2N là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 27:

Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?

A. Nhúng thanh kẽm vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4.
B. Đốt dây magie trong bình bình đựng khí O2.
C. Để đinh sắt (làm bằng thép cacbon) trong không khí ẩm.
D. Nhúng thanh sắt (làm bằng thép cacbon) vào dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 28:

Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Khử chất X bằng H2 thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là

A. glucozơ và sobitol.
B. fructozơ và sobitol.
C. glucozơ và fructozơ.
D. saccarozơ và glucozơ.
Câu 29:

Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là CO32- + 2H+ → CO2 + H2O?

A. NaHCO3 + HNO3  → NaNO3 + CO2 + H2O.
B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
C. Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O.
D. NaHCO3 + CH3COOH  → CH3COONa + CO2 + H2O.
Câu 30:

Cho các phát biểu sau:

    (a) Tơ nilon-6,6 được dùng dệt vải may mặc, bện dây dù, đan lưới.

    (b) Amin CH3-NH-CH3 có tên thay thế là đimetylamin.

    (c) Xăng E5 là xăng sinh học được pha 5% bio-ethanol (sản xuất chủ yếu từ ngô, sắn,...), 95% còn lại là xăng Ron A92 "truyền thống".

    (d) Chất béo lỏng khó bị oxi hóa bởi không khí hơn chất béo rắn.

    (e) Protein là một loại thức ăn của con người và nhiều động vật.

Số phát biểu không đúng là

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 31:

Cho phương trình hóa học của các phản ứng sau:

    (a) 2X1 + 2KOH  X2 + X3 + H2O 

    (b) X2 + HCl  X1 + X4

    (c) X1 + NaHSO4  X5 + Na2SO4   

    (d) 2X4 + 2H2O coù maøng ngaênñieän phaân dung dòch 2NaOH + H2 + Cl2

Chất X3 là 

A. Na2CrO4.
B. K2HPO4.
C. Na2CO3. 
D. Na2HPO­4.
Câu 32:

Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm -OH, -CHO, -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 6,48 gam Ag và 3,72 gam một muối amoni hữu cơ Y. Cho toàn bộ Y này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,04 mol NH3. Giá trị của m là

A. 3,00.
B. 2,98.
C. 2,56.
D. 2,48.
Câu 33:

Sau mùa thu hoạch, người nông dân cần phải bón phân cung cấp dinh dưỡng cho đất 80 kg N. Sau khi đã bón cho mãnh vườn 200 kg loại phân bón trên bao bì có ghi NPK - 16 - 16 - 8. Để cung cấp đủ hàm lượng nitơ cho đất thì phải bón thêm cho đất m kg phân đạm chứa 98,5% (NH2)2CO (thành phần còn lại không chứa nitơ). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 105.  
B. 208.
C. 102. 
D. 202.
Câu 34:

Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O, BaO vào H2O dư thu được 0,03 mol khí H2 và dung dịch Y. Dẫn từ từ đến hết 0,06 mol CO2 vào Y, thu được dung dịch Z và 5,91 gam kết tủa. Cho từ từ đến hết Z vào 30 ml dung dịch HCl 1M, thu được 0,0225 mol CO2. Giá trị của m là

A. 5,35. 
B. 5,27. 
C. 5,67.
D. 5,51.
Câu 35:

Thủy phân m gam hỗn hợp E gồm các chất béo trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp Y gồm C15H31COONa, C17H33COONa, C17H35COONa có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 2 : 5. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 4,54 mol O2, thu được CO2, H2O và Na2CO3. Mặt khác, 78,30 gam E tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung môi CCl4. Giá trị của a là

A. 0,04.
  B. 0,06.
C. 0,08.
D. 0,02.
Câu 36:

Để xác định nồng độ FeSO4 trong dung dịch X, cần lấy một thể tích chính xác dung dịch X cho vào bình nón, thêm dung dịch H2SO4 (dư). Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch KMnO4 đã biết nồng độ (đựng trong buret), lắc đều bình nón đến khi FeSO4 phản ứng vừa hết, thu được dung dịch Y. Cho các phát biểu sau:
    (a) Dung dịch Y có màu hồng tím.

    (b) Có khi SO2 thoát ra từ bình nón.

    (c) Trong bình nón xuất hiện kết tủa MnO2 màu đen.

    (d) Tỉ lệ số mol FeSO4 và KMnO4 đã phản ứng là 5 : 1.

Số phát biểu đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 37:

Nung m gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2, Fe và FeCO3 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian, thu được thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 14513  và chất rắn Z. Đem lượng rắn Z phản ứng vừa đủ với 1,2 mol H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch chỉ chứa (m + 31,6) gam muối sunfat trung hòa và 2,24 lít khí SO2 (đktc) duy nhất. Biết rằng trong X oxi chiếm 44,86% về khối lượng. Giá trị gần nhất của m là

A. 130.
B. 141.
C. 128.
D. 117.
Câu 38:

Hỗn hợp X gồm một este Y no, đơn chức, mạch hở và hai peptit đều mạch hở hơn kém nhau một nguyên tử cacbon (được tạo bởi từ các α-amino axit có dạng H2NCmH2mCOOH). Đốt cháy hoàn toàn 97,19 gam X cần dùng 3,4375 mol O2, thu được N2, H2O và 3,27 mol CO2. Mặt khác, đun nóng 97,19 gam X với 800 ml dung dịch NaOH 2M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp muối T. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp T là

A. 7,8%.
B. 8,9%.
C. 6,2%.
D. 2,7%.
Câu 39:

Este no mạch hở E có công thức phân tử Cn​H8​On​. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH, thu được hai muối X, Y (đều là muối của axit cacboxylic, MX​ < MY​) và 2 ancol Z, T (MZ​ < MT​).

Cho các phát biểu sau:

    (a) Chất E là este của glixerol với các axit cacboxylic.

    (b) Dung dịch chất X tham gia phản ứng tráng bạc.

    (c) Chất T hòa tan được Cu(OH)2​, thu được dung dịch màu xanh lam.

    (d) Đốt cháy hoàn toàn Y thu được Na2​CO3​, CO2 ​và H2​O.

    (e) Đun nóng Z với H2​SO4​ đặc ở 170o​C, thu được anken.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 40:

Hỗn hợp X gồm Na2SO3, CuO, CuCO3. Hoà tan m gam hỗn hợp X trong dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M vừa đủ, thu được dung dịch Y chứa (m + 8,475) gam chất tan gồm muối clorua và sunfat trung hoà; 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với hiđro bằng 27,6. Điện phân dung dịch Y (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi lượng Cu2+ còn lại bằng 6% lượng Cu2+ trong dung dịch Y thì dừng lại, thu được dung dịch Z. Cho 0,14m gam Fe vào dung dịch Z đến khi phản ứng kết thúc, thu được m1 gam chất rắn. Giá trị của m1 gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 4,6.
B. 4,7.
C. 4,9.
D. 4,8.