(2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Natri nóng chảy cháy trong khí clo tạo thành muối nào sau đây?

A. NaCl2.
B. NaClO.
C. NaOH.
D. NaCl.
Câu 2:

Nhôm hiđroxit tan hết trong dung dịch chất nào sau đây?

A. KCl. 
B. NH3. 
C. Na2SO4.
D. HNO3.
Câu 3:

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?

A. Axit fomic.
B. Lysin. 
C. Axit glutamic.
D. Anilin.
Câu 4:

Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày?

A. Sắt bị ăn mòn trước.
B. Đồng bị ăn mòn trước.
C. Sắt và đồng đều bị ăn mòn.
D. Sắt và đồng đều không bị ăn mòn.
Câu 5:

Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Na2CO3.
B. Ca(OH)2. 
C. KOH.
D. NaHCO3.
Câu 6:

Trong điều kiện không có oxi, Fe phản ứng với lượng dư dung dịch nào sau đây sinh ra muối sắt(III)?

A. H2SO4 loãng. 
B. CuSO4.
C. AgNO3.
D. HCl loãng.
Câu 7:

Trong phản ứng tạo thành nhôm oxit từ đơn chất: Al + O2 → Al2O3, mỗi nguyên tử Al đã

A. nhận 3 electron.
B. nhường 3 electron.
C. nhường 2 electron.
D. nhận 2 electron.
Câu 8:

Chất nào sau đây là đồng phân của etyl fomat?

A. Metyl axetat.
B. Etyl axetat. 
C. Metyl fomat. 
D. Propyl fomat.
Câu 9:

Trong công nghiệp, kim loại Mg được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất nào sau đây?

    A. MgSO4.                   B. MgCl2.                  C. Mg(NO3)2.             D. MgCO3.

A. MgSO4.
B. MgCl2. 
C. Mg(NO3)2.
D. MgCO3.
Câu 10:

Trùng hợp buta-1,3-đien thu được polime có tên gọi là

A. policaproamit.
B. polibutađien.
C. polietilen.
D. polipropilen.
Câu 11:

Dung dịch chất nào sau đây có môi trường bazơ?

A. NaCl. 
B. K2SO4.
C. KOH.
D. HCl.
Câu 12:

Cho dung dịch Ca(OH)2 vào nước cứng tạm thời sẽ

A. có kết tủa trắng.
B. có bọt khí thoát ra.
C. có kết tủa xanh.  
D. không có hiện tượng gì.
Câu 13:

Khí X được dùng trong sản xuất nước giải khát có gaz, bảo quản thực phẩm, dập tắt đám cháy. X là chất khí nào dưới đây?

A. N2.
B. O2.
C. SO2.
D. CO2.
Câu 14:

Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất rắn?

A. Etyl axetat.
B. Triolein.
C. Glixerol.
D. Tristearin.
Câu 15:

Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

A. Cu.  
B. Al. 
C. W. 
D. Ag.
Câu 16:

Chất nào sau đây thuộc loại axit cacboxylic?

A. C6H5OH.
B. HCHO.
C. CH3NH2. 
D. CH3COOH.
Câu 17:

Số gốc a-aminoaxit trong phân tử tripeptit là

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 18:

Ở nhiệt độ thường, crom phản ứng được với phi kim nào sau đây?

A. F2.
B. Cl2. 
C. Br2.
D. O2.
Câu 19:

Hợp kim nào sau đây dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân?

A. Li-Al.
B. Fe-C.
C. Na-K.
D. Al-Cu.
Câu 20:

Glucozơ có công thức phân tử là

A. C2H4O2.
B. C12H22O11.
C. C6H12O6.
D. (C6H10O5)n.
Câu 21:

Cho 2,00 gam một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55 gam muối clorua. Kim loại đó là kim loại nào sau đây?

A. Be.
B. Mg.
C. Ca.
D. Ba.
Câu 22:

Nhóm vật liệu nào được chế tạo từ polime thiên nhiên?

A. Tơ visco, tơ tằm, cao su buna.
B. Tơ visco, tơ tằm, phim ảnh.
C. Cao su isopren, tơ visco, tơ nilon-6. 
D. Cao su buna, tơ tằm, tơ axetat.
Câu 23:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đốt sắt trong không khí xảy ra ăn mòn điện hóa học.
B. Dùng thùng bằng nhôm để đựng HNO3 đặc, nguội.
C. Kim loại K khử được ion Cu2+ trong dung dịch.
D. CO tác dụng với MgO ở nhiệt độ cao tạo Mg.
Câu 24:

Trung hòa 1 mol a-amino axit X cần 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,286% về khối lượng. Công thức cấu tạo của X là

A. H2N-CH2-CH(NH2)-COOH.

B. H2N-CH2-COOH.

C. H2N-CH2-CH2-COOH.
D. CH3–CH(NH2)-COOH.
Câu 25:

Polisaccarit X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng và được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Thủy phân X, thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Y tác dụng với H2 tạo sorbitol.
B. X có phản ứng tráng bạc.
C. Phân tử khối của Y là 162. 
D. X dễ tan trong nước lạnh.
Câu 26:

Khi đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam hỗn hợp frutozơ, saccarozơ và xenlulozơ cần vừa đủ 0,3 mol O2, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là

A. 5,04.
B. 7,20.
C. 4,14.
D. 3,60.
Câu 27:

Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí O2 dư, thu được m gam hỗn hợp X gồm hai oxit. Cho X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là

A. 18,3.
B. 26,1.
C. 28,4.
D. 24,7.
Câu 28:

Hợp chất hữu cơ X đơn chức có công thức đơn giản nhất là CH2O. Biết X tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với kim loại Na. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3COOH.
B. CH3COOCH3.
C. HCOOCH3.
D. OHCCH2OH.
Câu 29:

Cho 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, AgCl, HNO3 đặc nóng và NaOH. Số dung dịch có khả năng phản ứng được với kim loại Fe là

A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

Câu 30:

Đốt cháy hoàn toàn một lượng este X (no, đơn chức, mạch hở) cần vừa đủ a mol O2, thu được a mol H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 9,8.
B. 6,8.
C. 8,4. 
D. 8,2.
Câu 31:

Cho các phát biểu sau:

    (a) Chất béo dùng để sản xuất một số thực phẩm như mì sợi, đồ hộp,…

    (b) Ancol etylic có nhiệt độ sôi cao hơn axit axetic.

    (c) Dung dịch valin làm quỳ tím hóa xanh.

    (d) Quần áo dệt bằng tơ tằm không nên là ủi ở nhiệt độ cao.

    (e) Mặt cắt quả chuối xanh tạo màu xanh tím với iot.

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 32:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

    (1) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Mg(HCO3)2.

    (2) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư.

    (3) Cho 2x mol Ba vào dung dịch chứa x mol Al2(SO4)3.

    (4) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2.

    (5) Cho dung dịch chưa 4a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chưa 3a mol H3PO4 và đun nóng.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa gồm hai chất là

A. 5

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 33:

Một mẫu cồn X (thành phần chính là etanol) có lẫn metanol. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol etanol tỏa ra lượng nhiệt là 1370 kJ và 1 mol metanol tỏa ra lượng nhiệt là 716 kJ. Đốt cháy hoàn toàn 10 gam mẫu cồn X tỏa ra một nhiệt lượng là 291,9 kJ. Phần trăm tạp chất metanol trong mẫu cồn X là

A. 6%.
B. 8%.
C. 10%.
D. 12%.
Câu 34:

Hỗn hợp X gồm các triglixerit và các axit béo. Lấy 68,832 gam X cho tác dụng vừa đủ với 134,4 gam dung dịch KOH 10%, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan và phần hơi Y. Cho toàn bộ Y qua bình đựng kim loại Na dư, kết thúc phản ứng, khối lượng chất rắn trong bình tăng 121,056 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 73,4.
B. 74,1.
C. 75,2.
D. 76,3.
Câu 35:

Ngô là loại cây trồng “phàm ăn”, để đảm bảo độ dinh dưỡng trong đất, với mỗi hecta đất trồng ngô, người nông dân cần cung cấp 150 kg nitơ; 26 kg photpho và 91 kg kali. Loại phân mà người nông dân sử dụng để bón cho đất trồng là phân hỗn hợp NPK (20–20–15) trộn với phân kali (độ dinh dưỡng 60%) và urê (độ dinh dưỡng 46%). Tổng khối lượng phân bón đã sử dụng cho 10 hecta đất trồng gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 6030 kg.
B. 7777 kg.
C. 8060 kg.
D. 2950 kg.
Câu 36:

Cho 5,956 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,24 mol HCl và 0,02 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,03 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy thoát ra 0,01 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời thu được 35,52 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong hỗn hợp X là

A. 35,06%
B. 44,80%.
C. 37,00%.
D. 40,90%.
Câu 37:

X, Y (MX < MY) là hai axit đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng; Z là ancol no; T là este hai chức được tạo bởi X, Y và Z (X, Y, Z, T đều mạch hở). Dẫn 22,56 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T qua bình đựng 9,2 gam Na (dùng dư), phần khí và hơi thoát ra khỏi bình đem nung nóng có mặt Ni làm xúc tác, thu được một chất hữu cơ R. Đem đốt cháy R cần dùng 0,44 mol O2, thu được CO2 và 5,76 gam H2O. Phần chất rắn còn lại trong bình đem hòa tan vào nước dư, thấy thoát ra 0,04 mol H2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 22,56 gam E thì cần dùng vừa đủ 0,968 mol O2. Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E là

A. 29,79%
B. 11,91%.
C. 18,06%.
D. 26,38%.
Câu 38:

Cho sơ đồ chuyển hóa:  Z+FX+ENaOH+EY+FZ

Biết: X, Y, Z, E, F là các hợp chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học khác nhau của phản ứng xảy ra giữa hai chất tương ứng. Các chất E, F thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

A. NaHCO3, BaCl2.
B. P2O5, KCl.
C. NaHCO3, HCl.
D. H3PO4, Ca(OH)2.
Câu 39:

Tiến hành điện phân (với điện cực trơ và cường dòng điện có cường độ không đổi) dung dịch X gồm CuSO4 và HCl (tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 3) sau một thời gian, thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 21,1875 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho 22,5 gam bột Fe vào Y đến khi kết thúc các phản ứng, thu được dung dịch Z; 4,2 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp rắn T. Biết các khí sinh ra trong quá trình điện phân hòa tan không đáng kể trong nước và hiệu suất đạt 100%. Giá trị của m là

A. 12,90. 
B. 22,95.
C. 16,20.
D. 12,00.
Câu 40:

Cho sơ đồ phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):

    E + NaOH  X + Y

    F + 3NaOH   X + Y + 2Z

    2X + H2SO4  2T + Na2SO4

Biết E, F là những este no, mạch hở công thức phân tử có dạng CnHmOn (E, F chỉ chứa nhóm chức este trong phân tử). Cho các phát biểu sau:

    (a) Hai chất E và Z có cùng số nguyên tử cacbon.

    (b) Chất Z là hợp chất hữu cơ tạp chức.

    (c) Từ chất Y có thể điều chế trực tiếp được CH3COOH.

    (d) Chất F là este của glixerol với axit caboxylic.

    (e) Chất T được sử dụng để điều chế khí CO trong phòng thí nghiệm.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 5

C. 2

D. 3