(2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 31)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Mg.
B. Ca. 
C. Na
D. Fe.
Câu 2:

Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Al2O3. 
B. NaNO3. 
C. Na2O.
D. KОН.
Câu 3:

Anilin có công thức là

A. CH3COOH.
B. C6H5NH2.
C. CH3OH.
D. C6H5OH.
Câu 4:

Kim loại nào sau đây bị thụ động trong axit sunfuric đặc, nguội?

A. Cu.
B. Al. 
C. Ag.
D. Mg.
Câu 5:

Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là

A. Ca(NO3)2.
B. CaCO3.
C. Ca(OH)2.
D. CaCl2.
Câu 6:

Máu người và hầu hết các động vật có màu đỏ, đó là do hemoglobin trong máu có chứa nguyên tố X. Nguyên tố X là

A. Cu. 
B. P. 
C. Fe.
D. Ag
Câu 7:

Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí H2

A. Mg.
B. BaO.
C. Mg(OH)2.
D. Ag.
Câu 8:

Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

A. etyl axetat.
B. metyl propionat 
C. metyl axetat. 
D. propyl axetat.
Câu 9:

Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?

A. Mg 
  B. Al
C. Na
D. Fe
Câu 10:

Trùng hợp chất nào sau đây thu được poli (vinyl clorua)?

A. CH2=CHCl. 
B. CH2=CH-CH2Cl. 
C. ClCH-CHCl.
D. Cl2C=CCl2.
Câu 11:

Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?

A. CO2. 
B. NaOH.
C. H2O. 
D. H2S.
Câu 12:

Trong công nghiệp, quặng boxit dùng để sản xuất kim loại nhôm. Thành phần chính của quặng boxit

A. Al(OH)3.2H2O. 
B. Al(OH)3.H2O.
C. Al2O3.2H2O
D. Al2(SO4)3.H2O.
Câu 13:

Khí thải của một số nhà máy có chứa khí sunfurơ gây ô nhiễm không khí. Công thức của khí sunfurơ là

A. H2S.
B. SO2.
C. NH3.
D. NO2.
Câu 14:

Khi thủy phân Tristrearin trong môi trường axit ta thu được sp là.

A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol.
D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 15:

Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

A. Fe.  
B. W. 
C. Al. 
D. Na.
Câu 16:

Trong những dãy chất nào sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?

A. C4H10, C6H6   
B. CH3CH2CH2OH, C2H5OH
C. CH3OCH3, CH3CHO
D. C2H5OH, CH3OCH3
Câu 17:

Cho 1,8 gam fructozơ tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 3,24.
B. 1,08.
C. 2,16. 
D. 4,32.
Câu 18:

Hợp chất nào sau đây có màu đỏ thẫm?

A. Cr2O3.
B. Cr(OH)3. 
C. CrO3.  
D. K2CrO4.
Câu 19:

Kim loại Na tác dụng với nước thu được khí H2 và hợp chất nào sau đây?

A. Na2O. 
B. NaOH.
C. NaH.  
D. NaCl.
Câu 20:

Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của fructozơ là

A. C6H12O6. 
B. (C6H10O5)n.
C. C2H4O2.
D. C12H22O11.
Câu 21:

Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng

A. 3,36 gam. 
B. 2,52 gam.
C. 1,68 gam.
D. 1,44 gam.
Câu 22:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
B. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.
C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
Câu 23:

Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

 

A. CaCO3 to  CaO + CO2. 

B. 2NaHCO3to  Na2CO3 + CO2 + H2O.

C. MgCO3 to  MgO + CO2
D. Na2CO3  toNa2O + CO2.
Câu 24:

Amphetamin là một loại ma túy đá tổng hợp. Nó được tổng hợp lần đầu vào năm 1887. Công thức cấu cấu tạo của amphetamin là:

Amphetamin là một loại ma túy đá tổng hợp. Nó được tổng hợp lần đầu vào năm 1887. Công thức cấu cấu tạo của amphetamin là:   Phần trăm khối lượn của hidro trong amphetamin là:  A. 9,86%	B. 11, 72%	C. 9,63%	D. 5, 88% (ảnh 1)

Phần trăm khối lượn của hidro trong amphetamin là:

A. 9,86%  
B. 11, 72%
C. 9,63% 
D. 5, 88%
Câu 25:

Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) amin X no, đơn chức, bậc một trong O2 dư, thu được 8,8 gam CO2. Công thức của X là

A. CH3NH2.
B. C2H5NH2. 
C. C2H5NHC2H5.
D. CH3NHCH3.
Câu 26:

Cho chuyển hóa sau: CO2 → A → B → C2H5OH. Các chất A, B là:

A. Tinh bột, glucozơ.
B. Tinh bột, Xenlulozơ.
C. Tinh bột, saccarozơ.
D. Glucozơ, Xenlulozơ.
Câu 27:

Cho 4,8g Mg tác dụng với HNO3 dư. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lit NO (đktc) và dd X. Khối lượng muối thu được trong X là

A. 29,6g
B. 30,6g
C. 34,5g
D. 22,2g.
Câu 28:

Cho m gam chất hữu cơ đơn chức X tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch NaOH 8%, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 9,6 gam muối của một axit hữu cơ và 3,2 gam một ancol. Công thức của X là

A. CH3COOC2H5.
B. C2H5COOCH3.
C. CH2=CHCOOCH3.
D. CH3COOCH=CH2.
Câu 29:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Đốt dây sắt trong khí clo.

(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).

(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).

(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.

(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).

Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (II)?

A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 30:

Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất phản ứng este hóa là

A. 50,0%.
  B. 75,0%.
C. 62,5%.
D. 55,0%
Câu 31:

Cho các nhận định sau:

(1) Thành phần chính của giấy viết là xenlulozơ.

(2) Dầu bôi trơn động cơ xe gắn máy có thành phần chính là chất béo.

(3) PVC được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, da giả.

(4) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi lớn hơn cao su thiên nhiên.

(5) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Val có 3 nguyên tử oxi.

(6) Dung dịch anilin, phenol đều làm đổi màu quì tím.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 4

C. 3

D. 6

Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

(1) Điện phân nóng chảy NaCl, thu được kim loại Na ở catot.

(2) Thành phần chính supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.

(3) Để lâu miếng gang trong không khí ẩm có xảy ra ăn mòn điện hoá học.

(4) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(HCO3)2, thu được kết tủa.

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

Câu 33:

Sudan I là chất phẩm màu azo được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, thực phẩm và mỹ phẩm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, sudan I dần bị hạn chế và cấm sử dụng do được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư. Sudan I có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất và phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, N, O lần lượt là: 77,42%, 4,84%, 11,29%, 6,45%. Công thức phân tử của sudan I là:

A. C18H16N2O

B. C16H12N2O

C. C22H16N2O

D. C24H20N2O

Câu 34:

Hỗn hợp A gồm triglixerit X, axit stearic và axit oleic. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A cần vừa đủ 2,93 mol O2 thu được 2,07 mol CO2. Mặt khác m gam hỗn hợp A làm mất màu vừa đủ 11,2 gam brom trong CCl4. Nếu cho m gam hỗn hợp A phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng (vừa đủ) thu glixerol và dung dịch chứa hai muối. Khối lượng của X trong m gam hỗn hợp A là

A. 28,72 
B. 17,78 
C. 26,58 
D. 19,76
Câu 35:

Chì xuất hiện trong nước chủ yếu là do hiện tượng ăn mòn đường ống và do nước thải công nghiệp từ các hoạt động sản xuất của con người. Chì gây độc cho hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên, tác động lên hệ enzim chuyển hóa. Người bị nhiễm độc chì sẽ bị rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương). Tùy theo mức độ nhiễm độc có thể đau bụng, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biên mạch máu não, nhiễm độc nặng có thể hây tử vong. Để đánh giá sự nhiễm bẩn Pb2+ của nước máy sinh hoạt ở thành phố Hải Phòng người ta tiến hành lấy 2 lít nước đó cho tác dụng với dung dịch NaCl dư thì thấy tạo ra 1,75557. 10-3 gam kết tủa màu trắng. Nồng độ Pb2+ có trong 2 lít nước máy lọc là:

A. 0,3321 mg/l 
B. 0,6536 mg/l  
C. 0,4654 mg/l 
D. 0,2223 mg/l
Câu 36:

Nhiệt phân hoàn toàn 29,7 gam tinh thể muối nitrat X, thu được chất rắn T, hỗn hợp khí và hơi Y. Hấp thụ hoàn toàn Y vào 100 gam dung dịch NaOH 8%, thu được dung dịch Z chỉ chứa một muối duy nhất, không có khí thoát ra. Biết rằng trong X, oxi chiếm 64,64% theo khối lượng và quá trình nhiệt phân X chỉ xảy ra một giai đoạn. Phần trăm khối lượng nguyên tố hiđro trong tinh thể muối X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 37:

X Hỗn hợp X gồm 3 este mạch hở đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol, trong đó hai este có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Xà phòng hóa hoàn toàn 6,04 gam X bằng dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đằng và hỗn hợp Z gồm 2 muối (tỉ lệ mol 1: 1). Cho toàn bộ Y vào bình đựng kim loại Na dư, sau phản ứng có 1,008 lít khí H2 (đktc) thoát ra và khối lượng bình tăng 3,07 gam. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 1,68 lít O2 (đktc), thu được Na2CO3 và hỗn hợp CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối lớn nhất trong X là

A. 45,45%.
B. 58,61%.
C. 77,32%.   
D. 19,07%.
Câu 38:

Cho một lượng tinh thể Cu(NO3)2.5H2O vào dung dịch chứa 0,16 mol NaCl thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp, trong thời gian t giây anot thoát ra 3,584 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thoát ra ở 2 cực là 8,96 lít (đktc). Cho m gam bột Fe vào Y, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,6m gam rắn. Giá trị của m là

A. 28.
B. 14.
C. 14,4.
D. 15,68.
Câu 39:

Cho sơ đồ phản ứng sau:

(1) X + Y → Al(OH)3↓ + Z     

(2) X + T → Z + AlCl3         

(3) AlCl3 + Y → Al(OH)3↓ + T

Các chất X, Y, Z và T tương ứng là

A. Al2(SO4)3, Ba(OH)2, BaCO3 và BaCl2.
B. Al2(SO4)3, NaOH, Na2SO4 và H2SO4.
C. Al2(SO4)3, Ba(OH)2, BaSO4 và BaCl2.
D. Al(NO3)3, NaNO3, BaCl2 và khí Cl2.
Câu 40:

Cho E, Z, F, T đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, chỉ chứa một loại nhóm chức trong phân tử và thỏa mãn các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:

(1) E + NaOH (t°) → X + Z

(2) F + NaOH (t°) → X + Y

(3) X + HCl → T + NaCl

Biết E là este đơn chức và trong phân tử E, F có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi; ME < MF < 140. Cho các phát biểu sau:

(a) Có hai công thức cấu tạo của F thỏa mãn sơ đồ trên.

(b) Chất Y có khả năng hoà tan Cu(OH)2.

(c) Đun Z với H2SO4 đặc ở 180°C thu được etilen.

(d) Chất X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

(e) Dung dịch 3% chất T được dùng làm giấm ăn.

Số phát biểu đúng là

A. 5

B. 4

C. 2

D. 3