(2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 32)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong phòng thí nghiệm, để bảo quản kim loại Na người ta ngâm chúng trong

A. dầu hỏa.
B. dung dịch axit axetic.
C. nước
D. ancol etylic.
Câu 2:

Kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây?

A. NaOH.
B. NaCl.
C. CuSO4.
D. HNO3 loãng.
Câu 3:

Công thức tổng quát của amin no, đơn chức, mạch hở là

 

A. CnH2n+2N (n ³ 1).
B. CnH2n+1NO2 (n ³ 2).
C. CnH2n+2N2 (n ³ 1).
D. CnH2n+3N (n ³ 1).
Câu 4:

Điện phân dung dịch CuSO4, ở catot thu được chất nào sau đây?

A. Cu(OH)2.  
B. H2SO4.
C. Cu.
D. O2.
Câu 5:

Số electron hóa trị của các kim loại kiềm thổ là

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 6:

Chất X có công thức là Fe(NO3)3. Tên gọi của X là

A. sắt (II) nitrat. 
B. sắt (II) nitrit.
C. sắt (III) nitrat.  
D. sắt (III) nitrit.
Câu 7:

Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?

A. Al.
B. Mg.
C. Fe. 
D. Ag.
Câu 8:

Trong hoa nhài, este X có công thức phân tử C9H10O2. Khi thủy phân X tạo ra ancol thơm Y. Tên gọi của X là

A. phenyl axetat.
B. etyl benzoat. 
C. phenyl propionat.
D. benzyl axetat.
Câu 9:

Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO?

A. Ba.
B. K.
C. Ca. 
D. Fe.
Câu 10:

Polivinyl clorua (PVC) điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng

A. trao đổi.
B. oxi hoá – khử.  
C. trùng hợp. 
D. trùng ngưng.
Câu 11:

Dung dịch chất nào sau đây không có khả năng dẫn điện?

A. NaCl.
B. NaOH
C. C2H5OH.  
D. CH3COOH.
Câu 12:

Để phân biệt hai dung dịch AlCl3 và Al2(SO4)3, ta dùng dung dịch nào sau đây?

A. NaOH.
B. KNO3.
C. Ba(OH)2.
D. HNO3.
Câu 13:

Dẫn một mẫu khí thải qua dung dịch Pb(NO3)2 thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong mẫu khí thải có chứa chất nào trong các chất sau?

A. NH3.
B. HCl.
C. SO2.
D. H2S.
Câu 14:

Trong công nghiệp, để chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn người ta cho chất béo lỏng phản ứng với

A. dung dịch NaOH.
B. H2O (xúc tác axit).
C. H2 (xúc tác Ni, to).
D. dung dịch KOH.
Câu 15:

Khi kiểm tra nồng độ cồn bằng máy đo, crom(VI) oxit oxi hóa ancol etylic thành hợp chất màu xanh đen. Công thức của crom (VI) oxit là?

A. CrO3.
B. Cr2O3.  
C. Cr(OH)3.
D. CrO.
Câu 16:

Cho phenol lỏng tác dụng với chất X, thấy có khí không màu thoát ra. Chất X là

A. NaOH. 
B. Br2 khan.
C. Na. 
D. NaHCO3.
Câu 17:

Amino axit là hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có chứa những nhóm chức nào sau đây?

A. Cacboxyl và hiđroxyl. 
B. Hiđroxyl và amino. 
C. Cacboxyl và amino.
D. Cacbonyl và amino.
Câu 18:

Thạch cao nung có ứng dụng nào sau đây?

A. Nguyên liệu sản xuất giấy.
B. Làm trong nước đục.
C. Sản xuất ống nhựa.
D. Đúc tượng, bó bột khi gãy xương.
Câu 19:

Bột khai (thành phần hóa học chính là amoni hiđrocacbonat) được sử dụng để tạo độ tơi xốp cho một số loại bánh. Công thức hóa học của amoni hiđrocacbonat là

A. NH4HCO3
B. (NH4)2CO3.
C. Na2CO3.
D. NaHCO3.
Câu 20:

Chất nào sau đây hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường?

A. Amilopectin.
B. Saccarozơ.
C. Xenlulozơ.
D. Etanol.
Câu 21:

Hòa tan hết 1,4 gam kim loại X vào 200 gam nước, thu được dung dịch có khối lượng là 201,2 gam. Kim loại X là

A. Na. 
B. K.
C. Li.
D. Ba
Câu 22:

Khi giặt quần áo làm từ len, nilon hoặc tơ tằm thì nên làm theo cách nào dưới đây?

A. Giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao trong nước lạnh.
B. Giặt bằng xà phòng có độ kiềm thấp trong nước lạnh.
C. Giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao trong nước nóng.
D.. Giặt bằng xà phòng có độ kiềm thấp trong nước nóng.
Câu 23:

Chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng không sinh ra khí?

A. Fe. 
B. Fe3O4.
C. FeO.
D. Fe2O3.
Câu 24:

Etyl axetat là một este có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Để sản xuất 5,28 tấn etyl axetat người ta cho 6 tấn axit axetic phản ứng với lượng dư ancol etylic. Hiệu suất của phản ứng este hóa là

A. 50%.
B. 45%.
C. 60%.
D. 55%.
Câu 25:

Trung hòa hoàn toàn 12 gam một amin X (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 26,6 gam muối. Công thức cấu tạo của X là

A. H2NCH2CH2CH2NH2. 
B. CH3CH2CH2NH2.   
C. H2NCH2NH2.
D. H2NCH2CH2NH2.
Câu 26:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ thu được saccarozơ.
  B. Hồ tinh bột hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
C. Dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể phân biệt glucozơ và fructozơ.
D. Ở dạng mạch hở, phân tử glucozơ và fructozơ đều có 5 nhóm -OH.
Câu 27:

Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 215,0 gam. Giá trị của m là

A. 217,4.
B. 219,8.
C. 230,0.
D. 249,0.
Câu 28:

Cho dãy các chất sau: etyl axetat, glucozơ, glyxin, triolein, Gly-Ala-Lys. Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là

A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Câu 29:

Cho các chất sau: NH4Cl, CaCO3, NaHCO3, KNO3, Fe(OH)3. Số chất bị nhiệt phân có đơn chất khí trong sản phẩm tạo thành là

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 30:

Để tráng bạc lên một tấm kính hình chữ nhật trung bình cần 5 gam Ag. Để tráng bạc lên 1000 tấm kính trên người ta phải dùng V lít dung dịch glucozơ 1M. Biết hiệu suất tráng bạc là 80%. Giá trị của V là

A. 28,935 lít.
B. 22,240 lít.
C. 29,140 lít. 
D. 23,315 lít.
Câu 31:

Cho các phát biểu sau:

    (a) Dầu ăn có thể rửa trôi nhựa mít dính trên dao.

    (b) Metylamin là chất khí, mùi xốc, tan nhiều trong nước.

    (c) Trâu bò và động vật ăn cỏ lấy glucozơ từ quá trình thủy phân xenlulozơ nhờ enzim xenlulaza.

    (d) Sự hình thành đậu phụ từ sữa đậu nành là sự thủy phân của protein.

    (e) Cao su lưu hoá có cấu trúc mạng không gian.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 4

C. 5

D. 3

Câu 32:

Thực hiện thí nghiệm về ăn mòn điện hóa như sau:

Bước 1: Nhúng thanh kẽm và thanh đồng (không tiếp xúc với nhau) vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng.

Bước 2: Nối thanh kẽm với thanh đồng bằng dây dẫn cho đi qua một điện kế.

Cho các phát biểu sau:

    (a) Sau bước 1, bọt khí thoát ra trên bề mặt cả thanh kẽm và đồng.

    (b) Sau bước 2, kim điện kế quay, chứng tỏ có dòng điện chạy qua.

    (c) Sau bước 2, thanh kẽm bị ăn mòn dần, bọt khí H2 thoát ra cả thanh Zn và Cu.

    (d) Nếu cắt dây dẫn giữa điện cực Zn và Cu thì vẫn xảy ra ăn mòn điện hóa.

    (e) Trong thí nghiệm trên Zn là catot, Cu là anot và bị ăn mòn.

Số phát biểu đúng là

A. 5

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 33:

Hỗn hợp E gồm ba chất hữu cơ no, mạch hở có cùng số cacbon. Đốt cháy hoàn toàn a mol E, cần dùng 1,1a mol O2, thu được 2a mol CO2 và a mol H2O. Mặt khác, cho 7,08 gam E tác dụng với dung dịch chứa AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 21,60. 
B. 25,92. 
C. 30,24. 
D. 34,56.
Câu 34:

Chất béo là thực phẩm quan trọng. Thiếu chất béo cơ thể bị suy nhược, thừa chất béo dễ bị bệnh béo phì, tim mạch. Một loại dầu thực vật T chứa chất béo X và một lượng nhỏ axit panmitic, axit oleic (tỉ lệ mol của X và axit tương ứng là 10 : 1). Cho m gam T phản ứng hết với dung dịch NaOH dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 90,032 gam chất rắn khan Y chỉ chứa 3 chất. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được Na2CO3, 4,994 mol CO2 và 4,922 mol H2O. Biết 1 gam chất béo X cung cấp khoảng 9 kcal. Số kcal mà chất béo có trong m gam dầu T cung cấp gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 775,0.
B. 750,0.
C. 774,0.
D. 772,0.
Câu 35:

Vôi sống có nhiều ứng dụng như: sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu chịu nhiệt, khử chua đất trồng, tẩy uế. sát trùng, xử lí nước thái,… Xét một lò nung vôi công nghiệp sử dụng than đá làm nhiên liệu có công suất của lò nung vôi là 420 tấn vôi sống/ngày. Giả thiết:

- Đá vôi chỉ chứa CaCO3 và để phân hủy 1 kg đá vôi cần cung cấp một lượng nhiệt là 1800 kJ.

- Đốt cháy 1 kg than đá đã giải phóng ra một lượng nhiệt là 27000 kJ và có 50% lượng nhiệt này được hấp thụ ở quá trình phân hủy đá vôi. Tổng khối lượng (tấn) đá vôi và than đá mà lò nung vôi trên sử dụng mỗi ngày là

A. 800.
B. 900.
C. 850. 
D. 950.
Câu 36:

Đun nóng m gam hỗn hợp E gồm Al, Fe3O4 và MO có tỉ lệ tương ứng 5 : 1 : 2 (biết nguyên tố oxi chiếm 18,2163% khối lượng trong E) trong khí trơ thu được hỗn hợp rắn F. Chia F thành hai phần. Phần 1 tác dụng với NaOH dư thu được 1,68 lít khí H2. Phần 2 cho tác dụng hết với dung dịch chứa H2SO4 đặc, nóng, thu được 0,75 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6) và dung dịch G chỉ chứa 172,7 gam muối sunfat trung hòa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 105,40.
B. 52,70.
C. 31,62. 
D. 79,05.
Câu 37:

Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic đơn chức X (phân tử có 3 liên kết π), ancol no đa chức Y với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2. Este hóa hỗn hợp E thu được 3,2 mol hỗn hợp F gồm các chất hữu cơ mạch hở. Thực hiện các thí nghiệm sau:

• Thí nghiệm 1: Cho 0,8 mol F vào bình Na dư thu được 0,675 mol H2.

• Thí nghiệm 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,8 mol F cần vừa đủ 3,625 mol O2 thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 1,45 mol.

Trong F có hợp chất hữu cơ Z (phân tử có 22 nguyên tử) chiếm 20% số mol gốc este. Phần trăm khối lượng của Z trong E là

A. 8,77%.
B. 9,76%.
C. 11,03%.
D. 7,29%.
Câu 38:

Có 4 dung dịch: X (NaOH 1M và Na2CO3 1M); Y (Na2CO3 1M); Z (NaHCO3 1M); T (Ba(HCO3)2 1M) được kí hiệu ngẫu nhiên là (a), (b), (c), (d). Thực hiện các thí nghiệm: Cho từ từ 10 ml thể tích dung dịch thuốc thử vào 10 ml thể tích các dung dịch (a), (b), (c), (d), thu được kết quả như sau:

Thuốc thử

(a)

(b)

(c)

(d)

HCl 1M

Có khí thoát ra

Dung dịch đồng nhất

Dung dịch đồng nhất

Có khí thoát ra

H2SO4 1M

Có kết tủa và khí thoát ra

Có khí thoát ra

Dung dịch đồng nhất

Có khí thoát ra

Dung dịch (b) là

A. X.
B. Y.
C. Z.
D. T.
Câu 39:

Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp KCl (x mol) và CuSO4 (y mol) với điện cực trơ, màng ngăn, dòng điện có cường độ ổn định, sau một thời gian thu được dung dịch Y. Tùy thuộc vào thời gian điện phân mà dung dịch Y có thể hòa tan tối đa các lượng bột nhôm oxit (Al2O3) khác nhau. Kết quả thu được như sau:

Thời gian điện phân (giờ)

t

2t

a

Khối lượng Al2O3 bị hòa tan (gam)

0,00

8,16

23,46

Tổng số mol khí thoát ra

b

0,44

0,785

Cho biết 2t < a < 3,6t và xem như các khí tạo ra không tan trong nước, hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Tỉ lệ của x : y gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1,58.
B. 2,47.
C. 3,64.
D. 0,63.
Câu 40:

Cho E (C2H4O2) và F (C6H8O6) là các chất hữu cơ mạch hở (trong phân tử E, F chỉ chứa một loại nhóm chức). Thực hiện các chuyển hóa sau:

    (1) E + NaOH  X + Y

    (2) F + NaOH  X + Y + Z

    (3) X + HCl → T + NaCl

Biết X, Y, Z và T là các chất hữu cơ. Cho các phát biểu sau:

    (a) Chất Z là hợp chất hữu cơ tạp chức.

    (b) Chất F là este của glixerol với axit cacboxylic.

    (c) Từ chất Y có thể điều chế trực tiếp được CH3COOH.

    (d) Chất T được sử dụng để điều chế khí CO trong phòng thí nghiệm.

    (e) Hai chất E và F đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Số phát biểu không đúng là

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2