(2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 35)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong công nghiệp, kim loại Na được điều chế bằng phương pháp

A. thủy luyện.
B. nhiệt luyện.
C. điện phân dung dịch.
D. điện phân nóng chảy.
Câu 2:

Chất không tan được trong dung dịch kiềm dư là:

A. Mg.
B. Al. 
C. AlOH3.  
D. Al2O3.
Câu 3:

Chất nào sau đây là amin bậc một?

A. CH3NHCH3. 
B. (CH3)3N.
C. CH3CH2NH2.
D. CH3CH2NHCH3.
Câu 4:

Bản chất của sự ăn mòn kim loại là

A. là phản ứng oxi hóa – khử. 
B. là phản ứng hóa hợp.
C. là phản ứng trao đổi.
D. là phản ứng thay thế.
Câu 5:

Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+,  Mg2+,  HCO3,Cl,SO42. Chất được dùng để làm mềm nước cứng trên là

A. NaHCO3.
B. Na2CO3.
C. HCl.
D. H2SO4
Câu 6:

Quặng nào sau đây có chứa oxit sắt?

A. Đolomit. 
B. Xiđerit.
C. Hematit.
D. Boxit.
Câu 7:

Cho phản ứng: Ca + Cl2 → CaCl2. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Mỗi nguyên tử Ca nhận 2e.
B. Mỗi nguyên tử Cl nhận 2e.
C. Mỗi phân tử Cl2 nhường 2e. 
D. Mỗi nguyên tử Ca nhường 2e.
Câu 8:

Công thức chung của este no, đơn chức, mạch hở là:

A. CnH2nO2n2
B. CnH2n4O2n4
C. CnH2n2O2n2
D. CnH2nO2n1
Câu 9:

Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây thuộc phương pháp thủy luyện?

A. MgCl2 → Mg + Cl2
B. C + ZnO → Zn + CO
C. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
D. 2Al2O3 → 4Al + 3O2
Câu 10:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. CO là chất khí không màu, không mùi, rất độc.
B. CO là chất khí không màu, mùi xốc, tan tốt trong nước.
C. CO2 là chất khí màu vàng nhạt, không mùi.
D. CO2 không được dùng trong sản xuất nước giải khát có ga.
Câu 11:

Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?

A. Tơ nitron
B. Tơ tằm
C. Tơ nilon – 6,6
D. Tơ nilon – 6
Câu 12:

Dung dịch có pH = 7 là

A. Ba(OH)2. 
B. HClO4.
C. HF.
D. KNO3.
Câu 13:

Chất có tính lưỡng tính là:

A. Al2SO43.   
B. AlOH3
C. Al.
D. AlCl3.
Câu 14:

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là chất béo?

A. (C2H3COO)3C3H5
B. (C17H31COO)3C3H5 
C. (C2H5COO)3C3H5 
D. (C6H5COO)3C3H5
Câu 15:

Kim loại có các tính chất vật lí chung là:

A. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.
B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.
D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.
Câu 16:

Dung dịch rượu loãng, có độ rượu 5o – 10o chủ yếu dùng để

A. lên men giấm. 
B. làm cồn y tế.
C. làm dung môi.  
D. làm chất đốt.
Câu 17:

Công thức cấu tạo nào sau đây tương ứng với α-amino axit?

A. CH3CHNH2COONa. 
B. H2NCH2CH2COOH.
C. CH3CHNH2COOH.
D. H2NCH2CHCH3COOH.
Câu 18:

Kim loại crom tan trong dung dịch

A. HNO3 đặc, nguội.
B. HCl loãng, nóng.
C. H2SO4 đặc, nguội.
D. NaOH loãng, nóng.
Câu 19:

Cho Na vào nước thu được sản phẩm là khí H2 và

A. Na2O
B. Na2O2
C. NaOH  
D. NaH
Câu 20:

Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

A. Axetilen.
B. Xenlulozơ.
C. Tinh bột.
D. Fructozo.
Câu 21:

Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng nóng thu được 3,36 lít khí H2 (đktc), dung dịch X và 10 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:

A. 20,4
B. 18,4 
C. 8,4
D. 15,4
Câu 22:

Polime nào sau đây không được dùng làm chất dẻo?

A. Poliacrilonitrin.
B. Polietilen.
C. Poli(vinyl clorua). 
D. Poli(metyl metacrylat
Câu 23:

Chất không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3 là

A. KBr.
B. K3PO4.  
C. HCl. 
D. HNO3.
Câu 24:

Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90% thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozơ. Giá trị của m là:

A. 22,8.  
B. 20,5.
C. 18,5. 
D. 17,1.
Câu 25:

Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5 gam glyxin (H2NCH2COOH) cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị V là

A. 50.
B. 200.
C. 100.
D. 150.
Câu 26:

Đặc điểm giống nhau giữa glucozơ và saccarozơ là

A. đều tham gia phản ứng tráng gương.
B. đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
C. đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
D. đều được sử dụng trong y học làm “huyết thanh ngọt”.
Câu 27:

Cho 21,6 gam một kim loại hóa trị III không đổi tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, thu được 6,72 lít khí N2O là sản phẩm khử duy nhất (ở đktc). Kim loại đó là

A. Al. 
B. Zn.
C. Na.
D. Mg.
Câu 28:

X là este no, đơn chức, mạch hở. Cho 9,00 gam X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,75M đun nóng. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

A. HCOOCH3
B. CH3COOCH3.
C. HCOOC2H5.
D. CH3COOC2H5.
Câu 29:

Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với dung dịch FeCl3 là:

A. Fe, Mg, Cu, Ag, Al.  
B. Cu, Ag, Au, Mg, Fe.
C. Fe, Zn, Cu, Al, Mg.
D. Au, Cu, Al, Mg, Zn.
Câu 30:

Xà phòng hóa hoàn toàn 178 gam tristearin trong dung dịch KOH, thu được m gam kali stearat. Giá trị của m là

A. 200,8
B. 183,6
C. 211,6
D. 193,2
Câu 31:

Cho các nhận xét sau:

(1) Phenol (C6H5OH) và anilin đều phản ứng với nước brom tạo kết tủa.

(2) Vinyl axetat làm mất màu dung dịch brom, được điều chế trực tiếp từ axit axetic và ancol vinylic.

(3) Anđehit phản ứng với H2 ( xúc tác Ni, t0) tạo ra ancol bậc một.

(4) Anđehit fomic tác dụng với dung dịch KHCO3 tạo ra CO2.

(5) Etylen glicol, axit axetic và glucozơ đều hoà tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

(6) Trong phản ứng tráng bạc, glucozơ bị khử thành muối amoni gluconat.

Số nhận xét đúng là

A. 2

B. 4

C. 5

D. 3

Câu 32:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào lượng nước dư.

(2) Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3.

(3) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.

(4) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4.

(5) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3.

(6) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa 2a mol CuSO4.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 33:

Bên dưới là hình ảnh trên bao phân đạm Phú Mỹ. Thông tin trên bao ghi Đạm tổng số: 46,3%, khối lượng tịnh 50kg. Biết thành phần chính của đạm ure là (H2N)2CO. Khối lượng (H2N)2CO có trong một bao phân đạm Phú Mỹ là:

Bên dưới là hình ảnh trên bao phân đạm Phú Mỹ. Thông tin trên bao ghi Đạm tổng số: 46,3%, khối lượng tịnh 50kg. Biết thành phần chính của đạm ure là (H2N)2CO. Khối lượng (H2N)2CO có trong một bao phân đạm Phú Mỹ là: A. 46,3 kg	B. 49,61 kg C. 23,15 kg	D. 10,80 kg (ảnh 1)
A. 46,3 kg
B. 49,61 kg
C. 23,15 kg 
D. 10,80 kg
Câu 34:

Hỗn hợp T gồm ba este X, Y, Z mạch hở (MX<MY<MZ). Cho 12,58 gam T (nY= nX + 2nZ) tác dụng vừa đủ với 135 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một muối duy nhất của axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp Q gồm các ancol no, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn Q, thu được 4,368 lít khí CO2 (đktc) và 4,68 gam H2O. Xác định phần trăm khối lượng của Z trong T.

A. 27,2%. 
B. 31,0%.
C. 22,5%.
D. 37,3%.
Câu 35:

Myrcene là một hiđrocacbon có trong hoa bia, nó làm cho bia có hương vị và mùi thơm đặc trưng. Công thức của myrcene được cho dưới đây

Myrcene là một hiđrocacbon có trong hoa bia, nó làm cho bia có hương vị và mùi thơm đặc trưng. Công thức của myrcene được cho dưới đây   Một học sinh khi nghiên cứu về myrcene đã thu được các kết quả sau: (I): Phần trăm khối lượng của cacbon trong myrcene bằng 88,23%; (II): 16,32 gam myrcene phản ứng được với tối đa 38,4 gam Br2 trong CCl4; (III): Đốt cháy hoàn toàn 13,6 gam myrcene rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng dung dịch tăng lên 58,4 gam; (IV): Khung cacbon của myrcene được hình thành từ 2 phân tử isopren. Trong các kết quả trên có bao nhiêu kết quả đúng? A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4. (ảnh 1)

Một học sinh khi nghiên cứu về myrcene đã thu được các kết quả sau:

(I): Phần trăm khối lượng của cacbon trong myrcene bằng 88,23%;

(II): 16,32 gam myrcene phản ứng được với tối đa 38,4 gam Br2 trong CCl4;

(III): Đốt cháy hoàn toàn 13,6 gam myrcene rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng dung dịch tăng lên 58,4 gam;

(IV): Khung cacbon của myrcene được hình thành từ 2 phân tử isopren.

Trong các kết quả trên có bao nhiêu kết quả đúng?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 36:

Hỗn hợp T gồm ba este mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức), đều được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được H2O và 1,5 mol CO2. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam T bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp E gồm hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và 49,98 gam hỗn hợp muối F. Cho E tác dụng hết với kim loại K thu được 0,3 mol H2. Đốt cháy toàn bộ F, thu được H2O, K2CO3 và 0,3 mol CO2. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong T gần nhất với

A. 22%.
B. 17%. 
C. 12%.
D. 7%.
Câu 37:

Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả quá trình điện phân được ghi theo bảng sau:

Thời gian

Catot (-)

Anot (+)

t (giây)

Khối lượng tăng 10,24 gam

2,24 lít hỗn hợp khí (đktc)

2t (giây)

Khối lượng tăng 15,36 gam

V lít hỗn hợp khí (đktc)

Nhận định nào sau đây đúng?

A. Giá trị của V là 4,480 (lít).
B. Giá trị của V là 4,928 (lít).
C. Giá trị của m là 43,08 (gam). 
D. Giá trị của m là 44,36 (gam).
Câu 38:

Hòa tan hoàn toàn 19,1 g hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn bằng 1,8 lít dung dịch HNO3 1,0 M. Sau phản ứng được 4,48 lít hỗn hợp khí Z (sản phẩm khử của N+5 gồm hai hợp chất khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí) có khối lượng 7,4g và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được 108,9 g hỗn hợp muối khan. Cho từ từ dung dịch NaOH 2,0 M vào dung dịch Y đến khi lượng kết tủa bé nhất thì dừng, thể tích NaOH đã dùng là 931,25 ml. Tính khối lượng Mg trong hỗn hợp X. (Biết thể tích khí đo ở đktc, cô cạn không có phản ứng hóa học xảy ra, phản ứng xảy ra hoàn toàn).

A. 7,2g 
B. 6,0g
C. 8,4g.
D. 4,8g.
Câu 39:

Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Cho các phát biểu sau:

(a) Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2.

(b) Chất Z làm mất màu nước brom.

(c) Chất T không có đồng phân hình học.

(d) Chất X phản ứng với H2 (Ni, t°) theo tỉ lệ mol 1: 1.

(e) Từ Z điều chế trực tiếp được CH3COOH.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 5

Câu 40:

Cho cẩn thận kim loại Ca vào dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch X chứa hai chất tan và hỗn hợp Y gồm 2 khí không màu, không hóa nâu trong không khí. Cho dung dịch X tác dụng với Al dư được dung dịch Z và hỗn hợp khí T cũng chứa 2 khí không màu, không hóa nâu trong không khí. Dung dịch Z tác dụng với dung dịch Na2CO3 tạo thành kết tủa G. Mệnh đề nào sau đây là đúng.

A. Nếu dd HNO3 dư thì G là: CaCO3.
B. Hỗn hợp khí T phải chứa khí: N2.
C. Nếu Ca dư và dd HNO3 hết thì khi cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch Na2CO3 có khí sinh ra.
D. Nếu Ca dư và dd HNO3 hết thì trong dung dịch Z có muối của Ca là: Ca(AlO2)2