(2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 37)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Kim loại K tác dụng với H2O tạo ra sản phẩm gồm H2 và chất nào sau đây?

A. K2O. 
B. KClO3. 
C. KOH.
D. K2O2.
Câu 2:

Dung dịch nào sau đây không hòa tan được Al2O3 ?

A. NaOH. 
B. HCl.
C. NaCl. 
D. Ba(OH)2.
Câu 3:

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?

A. Lysin
B. Anilin   
C. Alanin 
D. Axit glutamic
Câu 4:

Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch FeSO4?

A. Zn. 
B. Cu.
C. MgO. 
D. Na.
Câu 5:

Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng vĩnh cửu của nước?

A. NaHCO3, KHCO3.
B. NaNO3, KNO3.
C. CaCl2, MgSO4.   
D. NaNO3, KHCO3.
Câu 6:

Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành Fe2+ có thể dùng một lượng dư kim loại nào sau đây?

A. Mg.
B. Zn.
C. Cu.  
D. Ag.
Câu 7:

Kim loại nào trong các kim loại sau đây có tính khử mạnh nhất ?

A. Mg
B. Be
C. Ca   
D. Ba
Câu 8:

Số este có công thức phân tử C3H6O2 là:

A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 9:

Trong quá trình điện phân dung dịch Pb(NO3)2 với các điện cực trơ, ion Pb2+ di chuyển về

A. catot và bị oxi hóa
B. anot và bị oxi hóa
C. catot và bị khử
D. anot và bị khử
Câu 10:

Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?

A. Tơ nilon – 6.   
B. Tơ nitron. 
C. Tơ axetat.
D. Tơ tằm.
Câu 11:

Dung dịch nào sau đây có pH < 7 ?

A. KOH 
  B. NaHSO4
C. Ba(OH)2
D. KNO3
Câu 12:

Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch KOH sinh ra khí ?

A. Al2O3. 
B. CuSO4. 
C. Fe(NO3)2
D. Al.
Câu 13:

Trong một số chất thải ở dạng dung dịch có chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+,…Có thể dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ các chất thải trên ?

A. giấm ăn 
B. etanol 
C. phèn chua
D. nước vôi dư
Câu 14:

Số nguyên tử cacbon trong phân tử triolein là?

A. 54.
B. 18.
C. 6.
D. 57.
Câu 15:

Tính chất vật lí nào sau đây của kim loại không phải do các electron tự do gây nên ?

A. Ánh kim
B. Tính cứng 
C. Dẫn nhiệt
D. Tính dẻo
Câu 16:

Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

A. axetilen.  
B. But – 1 – in.
C. Andehit axetic.
D. Metyl axetat.
Câu 17:

Amin CH3NHC2H5 có tên thay thế là

A. 3-metyletyl amin 
B. propyl amin 
C. N-metyletanmin 
D. etylmetyl amin
Câu 18:

Crom tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối có công thức ?

A. CrCl3.
B. H2. 
C. CrCl6.
D. CrCl2.
Câu 19:

Cho mẩu kim loại X vào dung dịch chứa BaCl2 và NaHCO3 thu được kết tủa, kim loại X là

A. Be
B. Cu 
C. Al
D. K
Câu 20:

Chất nào sau đây là monosaccarit?

A. Glucozơ.
B. Saccarozơ.
C. Tinh bột.
D. Xenlulozơ.
Câu 21:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3 và CuO cần vừa đủ 90 ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 12,2 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là

A. 5,0 
B. 3,4 
C. 6,2
D. 4,8
Câu 22:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tơ nitron thuộc loại tơ bán tổng hợp.
B. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
C. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
D. Amilozơ có cấu trúc mạnh không phân nhánh.
Câu 23:

Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học ?

A. Dẫn khí clo dư vào dung dịch chứa NaCrO2 và NaOH.
B. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
C. Sục khí CO2vào dung dịch NaAlO2.
D. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.
Câu 24:

Cho m gam dung dịch glucozơ 2% vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng nhẹ đến phản ứng hoàn toàn thu được 12,96 gam Ag. Giá trị của m là

A. 10,8.  
B. 540,0. 
C. 270,0.
D. 405,0.
Câu 25:

Để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở cần 5,376 lít khí O2 (đktc). Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 5,96 gam muối. Giá trị của m là

A. 4,28 
B. 3,04
C. 2,96    
D. 3,72
Câu 26:

Thủy phân saccarozơ, thu được hai monosaccarit X và Y. Chất X có trong máu người với nồng độ khoảng 0,1%. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chất X có phản ứng tráng gương.
B. Chất Y làm mất màu nước brom.
C. Y là hợp chất hữu cơ đa chức.  
D. Chất X chiếm 40% trong mật ong.
Câu 27:

Đốt cháy kim loại M trong 0,84 lít khí O2 đến phản ứng hoàn toàn được chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch chứa 36,3 gam muối. Các thể tích khí đều đo ở đktc, kim loại M là

A. Al
B. Zn  
C. Cu
D. Fe
Câu 28:

Este X có công thức phân tử C5H8O2. Thủy phân X trong dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm gồm natri acrylat và ancol Y. Công thức của Y là

A. C2H5OH.
B. CH3OH.
C. CH3CHO.
D. C3H5OH.
Câu 29:

Cho kim loại sắt tác dụng với các chất hoặc dung dịch sau: AgNO3 (dư), H2SO4 đặc (nóng, dư), CuSO4, S (to). Sau khi kết thúc phản ứng, số trường hợp thu được muối sắt (III) là

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 30:

Cho 15 gam este đơn chức mạch hở X tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch NaOH 12%, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 14,1 gam muối của một axit hữu cơ Y và ancol Z. Công thức của Z là

A. C3H3O2Na. 
B. C4H8O2.
C. C5H8O2. 
D. C2H5OH.
Câu 31:

Cho các phát biểu sau:

(a) Trong y học, thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được dùng làm răng giả, xương giả.

(b) Amilozơ tan được trong nước còn amilopectin hầu như không tan.

(c) Khi nấu canh cua, hiện tượng riêu cua nổi lên trên là do sự đông tụ chất béo.

(d) Mỡ động vật và dầu thực vật đều không tan trong nước, nhẹ hơn nước.

(e) Trong dung dịch, amino axit chỉ tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.

Số phát biểu đúng là

A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 32:

Cho cá thí nghiệm sau:

(a) Nung nóng Cu(NO3)2.

(b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).

(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.

(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.

(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng.

(g) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.

Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là

A. 5

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 33:

Dùng dung dịch sát khuẩn (thành phần chính là etanol) là một trong những cách để phòng dịch Covid-19. Ngoài ra, etanol được dùng thay xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong, như bằng cách tiến hành pha etanol vào xăng truyền thống với tỉ lệ 5% để được xăng E5 (xăng sinh học). Các nhà máy sản xuất cồn tinh khiết dùng để pha xăng E5 thường dùng nguyên liệu là sắn khô để lên men rượu theo sơ đồ sau:

(C6H10O5)nH = 60%  C6H12O6 H = 75%  C2H5OH.

A. 1131,36 lít.
B. 1200 lít.  
C. 1086,11 lít.
D. 868,89 lít.
Câu 34:

Hiđro hóa hoàn toàn 128,7 gam chất béo X cần dùng 0,3 mol H2 (xúc tác Ni, t0) thu được chất béo no Y. Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M. Để đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X thì cần V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là?

A. 132,20.
B. 260,40.  
C. 283,92.  
D. 260,40.
Câu 35:

Để loại bỏ ion amoni (NH4+) trong nước thải, trước tiên người ta phải kiềm hóa dung dịch nước thải bằng NaOH đến pH = 11; sau đó cho chảy từ trên xuống trong một tháp được nạp đầy các vòng đệm bằng sứ, còn không khí được thổi ngược từ dưới lên để oxi hoá NH3. Phương pháp này loại bỏ được khoảng 95% lượng amoni trong nước thải. Kết quả phân tích hai mẫu nước thải khi chưa được xử lý như sau:

Mẫu

Mẫu nước thải

Hàm lượng amoni trong nước thải (mg/lít)

1

Nhà máy phân đạm

18

2

Bãi chôn lấp rác

160

Giả sử tiến hành xử lí hai mẫu nước thải theo phương pháp trên, biết rằng tiêu chuẩn hàm lượng amoni cho phép là 1,0 mg/lít. Tổng lượng amoni còn lại của cả 2 mẫu là:

A. 10. 
B. 0,9.
C. 8,9.   
D. 8
Câu 36:

Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2. Nung 33,92 gam E trong môi trường trơ thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,16 mol khí NO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 7,154% thu được 3,584 lít khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 157,91 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 3,68%. 
B. 5,86%. 
C. 3,24%.
D. 3,86%.
Câu 37:

Hỗn hợp E gồm ba hợp chất hữu cơ chỉ chứa chức este, mạch hở: X là C6H6O4 có cấu tạo đối xứng, Y là CnH2n-2O4 và Z là CmH2m-4O6. Đốt cháy hoàn toàn m gam E (số mol X gấp 3 lần số mol Z; nX > nY) trong oxi vừa đủ, thu được 29,92 gam CO2. Thủy phân m gam E cần dùng 140 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch G chứa hai muối và hỗn hợp T chứa các ancol no. Cô cạn G rồi nung trong vôi tôi xút dư, thu được 4,928 lít hỗn hợp hai khí (đktc) có khối lượng mol trung bình nhỏ hơn 10. Phần trăm khối lượng của X trong E là   

A. 26,88 %
B. 35,49 %.
C. 34,12 %.
D. 47,49 %.
Câu 38:

Điện phân dung dịch chứa 3x mol CuSO4, 2x mol CuCl2 và y mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân là 100%). Lượng khí sinh ra từ quá trình điện phân và khối lượng Al bị hòa tan tối đa trong dung dịch sau điện phân ứng với mỗi thí nghiệm được cho ở bảng dưới đây

 

Thí nghiệm 1

Thí nghiệm 2

Thí nghiệm 3

Thời gian điện phân (giây)

t

t + 3860

3t

Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol)

a

a + 0,04

0,7

Khối lượng Al bị hòa tan tối đa (gam)

b

0

8,64

Biết cường độ dòng điện I = 2A và không đổi trong, (2t > 3860 giây) các thí nghiệm trên. Tổng giá trị (x + y) bằng

A. 0,86.  
B. 0,76. 
C. 0,68. 
D. 0,60.
Câu 39:

Cho sơ đồ chuyển hóa: NaCl+AX+BY+TZ+XY+TNaCl . Biết A, B, X, Y, Z, T là các hợp chất khác nhau; X, Y, Z có chứa natri; MX + MZ = 124; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa 2 chất tương ứng. Các điều kiện phản ứng coi như có đủ. Phân tử khối của chất nào sau đây không đúng ?

A. MA = 170.
B. MY = 106. 
C. MT = 36,5
D. MZ = 84.
Câu 40:

Cho ba chất hữu cơ mạch hở E, F, T có cùng công thức đơn giản nhất là CH2O. Các chất E, F, T tham gia phản ứng theo sơ đồ dưới đây:

E + KOHCho ba chất hữu cơ mạch hở E, F, T có cùng công thức đơn giản nhất là CH2O. Các chất E, F, T tham gia phản ứng theo sơ đồ dưới đây: E + KOH   X + Y  F + KOH   X + Z T + H2   X Biết X, Y, Z đều là các chất hữu cơ và MT < ME < MF < 100. Cho các phát biểu sau: (a) Chất T làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ. (b) Chất F tác dụng với Na sinh ra khí H2. (c) Chất X được dùng để pha chế rượu uống. (d) Chất Y có phản ứng tráng bạc. (e) Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong Z là 48,98%. Số phát biểu đúng là A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 1. (ảnh 1)X + Y

F + KOHCho ba chất hữu cơ mạch hở E, F, T có cùng công thức đơn giản nhất là CH2O. Các chất E, F, T tham gia phản ứng theo sơ đồ dưới đây: E + KOH   X + Y  F + KOH   X + Z T + H2   X Biết X, Y, Z đều là các chất hữu cơ và MT < ME < MF < 100. Cho các phát biểu sau: (a) Chất T làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ. (b) Chất F tác dụng với Na sinh ra khí H2. (c) Chất X được dùng để pha chế rượu uống. (d) Chất Y có phản ứng tráng bạc. (e) Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong Z là 48,98%. Số phát biểu đúng là A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 1. (ảnh 2)X + Z

T + H2Cho ba chất hữu cơ mạch hở E, F, T có cùng công thức đơn giản nhất là CH2O. Các chất E, F, T tham gia phản ứng theo sơ đồ dưới đây: E + KOH   X + Y  F + KOH   X + Z T + H2   X Biết X, Y, Z đều là các chất hữu cơ và MT < ME < MF < 100. Cho các phát biểu sau: (a) Chất T làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ. (b) Chất F tác dụng với Na sinh ra khí H2. (c) Chất X được dùng để pha chế rượu uống. (d) Chất Y có phản ứng tráng bạc. (e) Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong Z là 48,98%. Số phát biểu đúng là A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 1. (ảnh 3)X

Biết X, Y, Z đều là các chất hữu cơ và MT < ME < MF < 100. Cho các phát biểu sau:

(a) Chất T làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

(b) Chất F tác dụng với Na sinh ra khí H2.

(c) Chất X được dùng để pha chế rượu uống.

(d) Chất Y có phản ứng tráng bạc.

(e) Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong Z là 48,98%.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1