(2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 38)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Khi cắt miếng Na kim loại để ở ngoài không khí, bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi, đó là do Na đã bị oxi hóa bởi những chất nào trong không khí?

A. O2.  
B. H2O.
C. CO2.
D. O2 và H2O.
Câu 2:

Phèn chua có công thức hóa học là M2SO.Al2(SO4)3.24H2O. Kim loại M là

A. K.
B. Na.
C. Li.
D. NH4.
Câu 3:

Hợp chất H2N-CH(CH3)-COOH có tên gọi là

A. valin. 
B. lysin. 
C. alanin. 
D. glyxin.
Câu 4:

Trong các hợp kim sau đây, hợp kim nào khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì sắt không bị ăn mòn điện hóa học?

A. Cu-Fe. 
B. Zn-Fe.
C. Fe-C.  
D. Ni-Fe.
Câu 5:

Ion nào gây nên tính cứng của nước?

A. Ca2+, Mg2+. 
B. Mg2+, Na+.
C. Ca2+, Na+. 
D. Ba2+, Ca2+.
Câu 6:

Thành phần chính của quặng hemantit đỏ là

A. FeCO3
B. Fe3O4.
C. Fe2O3.nH2O.
D. Fe2O3.
Câu 7:

Muối nào sau đây dễ bị phân hủy khi đun nóng?

A. Ca(HCO3)2. 
B. Na2SO4. 
C. CaCl2.
D. NaCl.
Câu 8:

Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là

A. HCOOC2H5.
B. C2H5COOC2H5.  
C. C2H5COOCH3.
D. CH3COOCH3.
Câu 9:

Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

A. Fe. 
B. Cu. 
C. Mg.
D. Ag.
Câu 10:

Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A. CH2=CH2.
B. CH2=CH-CH3. 
C. CH2=CHCl. 
D. CHCl=CHCl.
Câu 11:

Chất nào sau đây là muối axit?

A. NaCl. 
B. NaH2PO4.
C. NaOH
D. NaNO3.
Câu 12:

Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại X là

A. Al.
B. Mg. 
C. Ca. 
D. Na.
Câu 13:

Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit?

A. CO2.
B. CH4.
C. SO2.   
D. NH3.
Câu 14:

Công thức của tristearin là

A. (C2H5COO)3C3H5.
B. (C17H35COO)3C3H5.
C. (CH3COO)3C3H5.
D. (HCOO)3C3H5.
Câu 15:

Kim loại dẫn điện tốt nhất là

A. Au.
B. Ag.
C. Al.
D. Cu.
Câu 16:

Chất CH3C|    CH3|    CH3OH  có tên là gì ?

A. 1,1-đimetyletanol.
B. 1,1-đimetyletan-1-ol.  
C. isobutan-2-ol.
D. 2-metylpropan-2-ol.
Câu 17:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?

A. CH3NHCH3.
B. C6H5NH2. 
C. C2H5NH2.
D. CH3NH2.
Câu 18:

Công thức crom(III) oxit

A. CrO.
B. CrO3.
C. Cr2O3.
D. Cr2(SO4)3.
Câu 19:

Ở nhiệt độ thường, kim loại Na phản ứng với nước tạo thành

A. Na2O và O2.
B. NaOH và H2. 
C. Na2O và H2. 
D. NaOH và O2.
Câu 20:

Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. thủy phân.
B. trùng ngưng.
C. hòa tan Cu(OH)2.
D. tráng gương.
Câu 21:

Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là

A. 80.
B. 40.
C. 20.  
D. 60.
Câu 22:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.
B. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
C. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
D. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.
Câu 23:

Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?

A. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl
B. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3.
C. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
D. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.
Câu 24:

Để điều chế ancol etylic, người ta thủy phân xenlulozơ có trong mùn cưa thành glucozơ rồi lên men glucozơ thành ancol etylic. Biết hiệu suất toàn quá trình là 72%. Lượng mùn cưa (chứa 50% xenlulozơ) cần dùng để sản xuất 920 kg C2H5OH là

A. 4500 kg.  
B. 2250 kg. 
C. 1620 kg.
D. 3240 kg.
Câu 25:

Cho 15,00 gam glyxin vào 300 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 53,95. 
B. 44,95.
C. 22,60.
D. 22,35.
Câu 26:

Thủy phân đisaccarit X, thu được 2 monosaccarit Y, Z. Oxi hóa Y hoặc Z bằng dung dịch AgNO3/NH3, thu được chất hữu cơ T. Hai chất X, T lần lượt là:

A. saccarozơ và axit gluconic. 
B. saccarozơ và amoni gluconat.
C. tinh bột và glucozơ. 
D. glucozơ và fructozơ.
Câu 27:

Hòa tan m gam Al trong dung dịch HNO3 dư, thu được 3,36 lít khí NO (đktc) duy nhất. Giá trị của m là

A. 1,35.
B. 8,1.
C. 2,7. 
D. 4,05.
Câu 28:

Thủy phân este X trong dung dịch axit, thu được CH3COOH và CH3OH. Công thức cấu tạo của X là

A. HCOOC2H5.
B. CH3COOC2H5. 
C. C2H5COOCH3.
D. CH3COOCH3.
Câu 29:

Cho các phản ứng sau:

(a) Fe(OH)3 tác dụng vi dung dch H2SO4.

(b) Fe2O3 tác dụng với dung dch HCl.

(c) Fe tác dụng với dung dch HCl.

(d) FeO tác dụng với dung dch HNO3 loãng (dư).

Số phản ứng tạo ra muối sắt(III) là

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Câu 30:

Xà phòng hóa hoàn toàn este đơn chức X cần vừa đủ 20 ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan Y gồm hai muối của natri. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được Na2CO3, H2O và 6,16 gam CO2. Giá trị gần nhất của m lần lượt là

A. 3

B. 5

C. 4

D. 6

Câu 31:

Cho các phát biểu sau:

(a) Sau khi sử dụng để chiên, rán thì dầu mỡ có thể được tái chế thành nhiên liệu.

(b) Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt quả chuối xanh thì xuất hiện màu xanh tím.

(c) “Gạch cua” nổi lên khi nấu riêu cua là hiện tượng đông tụ protein.

(d) Tinh bột được tạo ra từ cây xanh nhờ quá trình quang hợp.

(e) Chất béo được dùng làm thức ăn cho người, sản xuất xà phòng.

(f) Khi cho propan tác dụng với clo (tỉ lệ 1 : 1) chỉ thu được một dẫn xuất halogen.

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 32:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư.

(b) Sục CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.

(c) Cho nước vôi vào dung dịch NaHCO3.

(d) Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch AlCl3.

(e) Đun nóng dung dịch chứa Ca(HCO3)2.

(g) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.

Số thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là

A. 6

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 33:

Nhà máy nhiệt điện X nằm ở thành phố Y thuộc khu vực loại 1 đã đốt hết 100 tấn than đá (chứa 3,5% lưu huỳnh) trong một ngày đêm. Tính khối lượng (mg) SO2 mà nhà máy X phát thải vào không khí. Khi phân tích 40 lít không khí của thành phố Y người ta thấy có lượng SO2 bằng 1,875.104 mol. Hãy cho nồng độ SO2 đo được ở thành phố Y là:

A. 300 mg/m3 
B. 255 mg/m3 
C. 225 mg/m3
D. 315 mg/m3
Câu 34:

Thủy phân hoàn toàn 38,96 gam hỗn hợp X gồm 2 triglixerit mạch hở trong dung dịch NaOH 24% (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi nặng 9,44 gam và phần rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3 và 158,26 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác 0,14 mol X vào dung dịch Br2, số mol Br2 phản ứng là

A. 0,42.
B. 0,24.  
C. 0,21. 
D. 0,28.
Câu 35:

Pin năng lượng mặt trời nhiên liệu nghiên cứu rộng rãi nhằm thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Trong pin nhiên liệu, dòng điện được tạo ra do phản ứng oxi hóa nhiên liệu (hidro, cacbon monooxit, metanol, etanol, propan,…) bằng oxi không khí. Trong pin propan – oxi, phản ứng tổng cộng xảy ra khi pin hoạt động như sau:C3H8(k)+5O2(k)+6OH-(Dungdich)3CO32-(Dungdich)+7H2O(l)

Ở điều kiện chuẩn, khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol propan theo phản ứng trên thì sinh ra một lượng năng lượng là 2497,66kJ. Một bóng đền LED công suất 20W được thắp sáng bằng pin nhiên liệu propan – oxi. Biết hiệu suất quá trình oxi hóa propan là 80%, hiệu suất sử dụng năng lượng là 100% và trung bình cứ 1 giờ bóng đền LED nói trên nếu được thắp sáng liên tục thì cần tiêu thụ hết một lượng năng lượng 72,00 kJ. Thời gian bóng đèn được thắp sáng liên tục khi sử dụng 176 gam propan làm nhiên liệu ở điều kiện tiêu chuẩn là:

A. 111,0 giờ.
B. 138,7 giờ.
C. 55,5 giờ.  
D. 69,4 giờ.
Câu 36:

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp Al, CuO, Fe3O4 và Fe2O3 trong khí trơ, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, chất rắn không tan Z và 0,672 lít H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y thu đươc 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 16,2 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với

A. 10,259.
B. 11,245. 
C. 14,289. 
D. 12,339.
Câu 37:

Hỗn hợp E chứa ba este mạch hở X, Y, Z (trong đó X là este no, đơn chức; Y là este không no, đơn chức, trong phân tử chứa một liên kết đôi C=C; Z là este no, hai chức). Đun 0,48 mol E với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 30,84 gam hỗn hợp gồm ba ancol cùng dãy đồng đẳng và 58,92 gam hỗn hợp T gồm ba muối. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 0,33 mol O2, thu được Na2CO3 và 0,588 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là

A. 8,94%.
B. 9,47%. 
C. 7,87%.  
D. 8,35%.
Câu 38:

Điện phân dung dịch X chứa x mol CuSO4 và y mol NaCl với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi 2A, hiệu suất 100%. Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:

Thời gian điện phân (giây)

t

t + 1737

2t

Tổng số mol khí ở 2 điện cực

a

a + 0,0145

2a + 0,01

Số mol Cu ở catot

b

b + 0,015

b + 0,015

Giá trị của x: y là

A. 0,6. 
B. 0,5.
C. 0,4. 
D. 0,7.
Câu 39:

Cho sơ đồ phản ứng sau:X1 +dd NaOH d­ X2 +CO2 d­ + H2O X3 +dd H2SO4 X4 +dd NH3 X3 t0 X5

Biết X1, X2, X3, X4, X5 là các chất khác nhau của nguyên tố nhôm. Các chất X1 và X5 lần lượt là

A. AlCl3 và Al2O3.
B. Al(NO3)3 và Al
C. Al2O3 và Al.
D. Al2(SO4)3 và Al2O3.
Câu 40:

Este X đa chức, no, mạch hở có công thức phân tử dạng CnH8On. Xà phòng hóa hoàn toàn X bởi dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp Y gồm hai muối E và F (ME < MF) của 2 axit cacboxylic hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon và hỗn hợp ancol Z gồm hai chất G và T (MG < MT) cũng hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon trong phân tử. Cho các phát biểu sau:

a) Có hai công thức cấu tạo của E thỏa mãn.

b) Các chất trong Y đều có khả năng tráng bạc.

c) Từ etilen có thể tạo ra T bằng một phản ứng.

d) Đốt cháy hoàn toàn F thu được hỗn hợp Na2CO3, CO2, H2O.

e) Từ G điều chế axit axetic là phương pháp hiện đại.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4