(2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Kim loại có khả năng tác dụng với chất nào sau đây để tạo ra muối và giải phóng ra khí

A. HCl
B. H2O
C. Cl2
D. O2
Câu 2:

Tính lưỡng tính của Al(OH)3 được thể hiện khi tham gia phản ứng với

A. HCl và NaOH
B. HCl và NaCl
C. NaOH và H2O
D. HCl và Cu(OH)2
Câu 3:

Ở điều kiện thường, chất nào sau đây ở thể khí ?

A. trimetylamin
B. Alanin
C. Anilin 
D. Glyxin
Câu 4:

Trong không khí ẩm, trên bề mặt của gang luôn có một lớp nước rất mỏng đã hoàn tan O2 và khí CO2 trong khí quyển, tạo thành một dung dịch chất điện li và tạo nên vô số pin rất nhỏ mà sắt

A. là anot
B. là catôt
C. bị khử
D. nhận thêm e
Câu 5:

Dùng Ca(OH)2 với một lượng vừa đủ để trung hòa muối axit, tạo ra kết tủa làm mất đi tính

A. cứng toàn phần
B. cứng tạm thời
C. cứng vĩnh cửu 
D. cứng tạm thời và vĩnh cửu
Câu 6:

Dung dịch muối Fe(NO3)2 có khả năng tác dụng được với

A. AgNO3
B. NaCl
C. MgCl2
D. Al(NO3)3
Câu 7:

Cho dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2 tác dụng với dung dịch chứa a mol chất tan X. Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì X là

A. Ba(OH)2. 
B. Ca(OH)2.
C. NaOH.
D. Na2CO3.
Câu 8:

Nhân dân ta có câu:

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Vì sao thịt mỡ và dưa hành thường được ăn cùng với nhau?

A. Mỡ lợn là este của glixerol với các axit béo C3H5(OCOR)3. Dưa chua có độ axit cao việc thuỷ phân este do đó có lợi cho sự tiêu hoá mỡ.
B. Mỡ là chất béo động vật. Dưa chua có nồng độ kiềm cao dễ thuỷ phân este do đó có lợi cho sự tiêu hoá mỡ.
C. Mỡ lợn là môi trường kiềm. Dưa chua cung cấp H+ có lợi cho việc thuỷ phân este do đó có lợi cho sự tiêu hoá mỡ.
D. Dưa chua là chất xúc tác trong quá trình thủy phân chất béo.
Câu 9:

Khi điện phân NaCl nóng chảy (với điện cực trơ), tại catot xảy ra

A. sự oxi hoá ion Cl⁻.
B. sự oxi hoá ion Na+.
C. sự khử ion Cl⁻.
D. sự khử ion Na+.
Câu 10:

Poli(vinyl axetat) (PVA) được dùng chế tạo sơn, keo dán. Monome dùng để trùng hợp PVA là

A. CH3COOCH=CH2
B. CH2=CHCOOCH3
C. HCOOCH=CH2
D. CH3COOCH3
Câu 11:

Muối nào sau đây là muối axit?

A. NH4NO3
B. Na3PO4
C. KHCO3
D. AgNO3
Câu 12:

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Criolit có tác dụng hạ nhiệt độ nóng chảy của Al.
B. Trong quá trình ăn mòn điện hóa, trên cực âm xảy ra quá trình oxi hóa.
C. Than cốc là nguyên liệu cho quá trình sản xuất thép.
D. Trong điện phân dung dịch NaCl trên catot xảy ra quá trình oxi hoá nước.
Câu 13:

Mưa axit ảnh hưởng tới hệ thực vật, phá hủy các vật liệu bằng kim loại, các bức tượng bằng đá, gây bệnh cho con người và động vật. Hiện tượng trên gây ra chủ yếu do khí thải của nhà máy nhiệt điện, phương tiện giao thông và sản xuất công nghiệp. Tác nhân chủ yếu trong khí thải gây ra mưa axit là

A. SO2 và NO2.
B. CH4 và NH3
C. CO và CH4 
D. CO và CO2
Câu 14:

Triolein có công thức cấu tạo nào sau đây?

A. (CH3[CH2]8 CH=CH[CH2]7COO)3C3H5.
B. (CH3[CH2]7 CH=CH[CH2]7COO)3C3H5.
C. (CH3[CH2]7 CH=CH[CH2]6COO)3C3H5.
D. (CH3[CH2]16COO)3C3H5.
Câu 15:

Tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi yếu tố nào của mạng tinh thể?

A. Cấu trúc mạng tinh thể. 
B. Khối lượng riêng.
C. Liên kết kim loại.
D. Các electron tự do.
Câu 16:

Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3CH2CH2OH. Tên thay thế của X là

A. propanal
B. propanoic
C. ancol propylic
D. propan- 1- ol.
Câu 17:

Chất nào sau đây là amin bậc 2?

A. (CH3)3N.
B. CH3NHC2H5.
C. C6H5NH2.
D. (CH3)2CHNH2.
Câu 18:

Công thức của crom (III) oxit là

A. Cr2O3. 
B. Cr(OH)3
C. CrO3
D. CrO
Câu 19:

Khi hòa tan hoàn toàn m gam mỗi kim loại vào nước dư, từ kim loại nào sau đây thu được thể tích khí H2 (cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) là nhỏ nhất?

A. K.
B. Li 
C. Na
D. Ca
Câu 20:

Trong quá trình chế biến nước mía để thu lấy đường kết tinh (chỉ chứa 2% tạp chất) và rỉ đường (chứa 25% đường nguyên chất) người ta phải dùng vôi sống với lượng 2,8 kg vôi sống để được 100 kg đường kết tinh. Rỉ đường được lên men thành ancol etylic với hiệu suất. Lượng đường kết tinh thu được từ 260 lít nước mía có nồng độ đường 7,5% và khối lượng riêng 1,103 g/ml là bao nhiêu. Biết rằng chỉ 70% đường thu được ở dạng kết tinh, phần còn lại nằm trong rỉ đường.

A. 1,613 kg.
B. 14,755 kg.
C. 260 kg. 
D. 25kg.
Câu 21:

Hòa tan hoàn toàn 9,4 gam K2O vào 70,6 gam nước, thu được dung dịch KOH có nồng độ x%. Giá trị của x là

A. 14.
B. 18. 
C. 22
D. 16
Câu 22:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
B. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
C. Poli(phenol-fomanđehit) được điều chế từ phản ứng đồng trùng hợp.
D. Tơ axetat và tơ visco đều là tơ tổng hợp.
Câu 23:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư.

(b) Dẫn khí CO dư qua Al2O3 nung nóng.

(c) Cho kim loại Mg vào dung dịch FeSO4 dư.

(d) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

Sau phản ứng, số thí nghiệm thu được đơn chất kim loại là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 24:

Thuỷ phân hoàn toàn 2,565 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 3,24.
B. 1,62
C. 2,16
D. 4,32
Câu 25:

Khối lượng dung dịch HCl 7,3% cần để tác dụng hết với 4,5 gam etylamin là:

A. 3,65 gam 
B. 50 gam.
C. 7,3 gam
D. 36,5 gam
Câu 26:

Y là một polisaccarit chiếm khoảng 70–80% khối lượng của tinh bột, phân tử có cấu trúc mạch cacbon phân nhánh và xoắn lại thành hình lò xo. Gạo nếp sở dĩ dẻo hơn và dính hơn gạo tẻ vì thành phần có chứa nhiều Y hơn. Tên gọi của Y là

A. glucozơ
B. amilozơ.
C. amilopectin. 
D. saccarozơ.
Câu 27:

Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng với 3,36 lít hỗn hợp Y gồm O2 và Cl2, thu được 16,2 gam hỗn hợp rắn Z. Cho Z vào dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của Al trong X bằng bao nhiêu?

A. 64,0. 
B. 18,4.
C. 36,0. 
D. 81,6.
Câu 28:

Thủy phân hoàn toàn chất hữu cơ E (C9H16O4, chứa hai chức este) bằng dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm ancol X và hai chất hữu cơ Y, Z. Biết Y chứa 3 nguyên tử cacbon và MX < MY < MZ. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư, thu được hợp chất hữu cơ T (C3H6O3). Cho các phát biểu sau:

(a) Khi cho a mol T tác dụng với Na dư, thu được a mol H2.

(b) Có 4 công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của E.

(c) Ancol X là propan-1 ,2-điol.

(d) Khối lượng mol của Z là 96 gam/mol.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 29:

Trong dãy điện hóa của kim loại, vị trí một số cặp oxi hóa/ khử được sắp xếp như sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Trong các phản ứng dưới đây:

(1) Cu2+ + Fe → Cu + Fe2+

(2) Ag+ + Fe2+ → Fe3+ + Ag

(3) 2Ag+ + Fe dư → 2Ag + Fe2+           

(4) Cu + 2Fe3+→ Cu2+ + 2Fe2+

(5) 2Ag+dư + Fe → 2Ag + Fe2+        

(6) Cu2+ + 2Fe2+ → Cu + 2Fe3+

Số phản ứng xảy ra là

A. 3

B. 5

C. 2

D. 4

Câu 30:

Hỗn hợp X gồm etyl axetat, metyl benzoat, phenyl axetat, điphenyl oxalat và glixerol triaxetat. Thủy phân hoàn toàn 17,712 gam X trong dung dịch KOH (dư, đun nóng), thấy có 0,2 mol KOH phản ứng, thu được m gam hỗn hợp muối và 5,232 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư, thu được 1,0752 lít H2 (đktc). Giá trị gần nhất của m là

A. 23. 
B. 20.
C. 19. 
D. 24.
Câu 31:

Cho các phát biểu sau

(a) Trong phân tử Gly-Ala-Glu-Val chứa 5 nguyên tử oxi.

(b) Bột ngọt (mì chính) có thành phần chính là axit glutamic.

(c) Anilin và phenol đều tác dụng với nước Br2 tạo kết tủa trắng.

(d) Phân tử valin và axit glutamic đều có mạch cacbon phân nhánh.

(e) Ở điều kiện thường, glyxin là chất rắn kết tinh, tan tốt trong nước.

(f) Etylamoni clorua vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 2

C. 5

D. 3

Câu 32:

Thực hiện các thí nghiệm sau :

(1) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào lượng nước dư.

(2) Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3

(3) Cho dung dịch chứa a mol KHSO3 vào dung dịch chứa a mol KHCO3

(4) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4

(5) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3

(6) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuSO4

(7) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2:1) vào dung dịch HCl dư.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là :

A. 4

B. 1

C. 3

D. 2

Câu 33:

Để tách lấy lượng phân bón Kali người ta thường tách khỏi quặng sinvinit, thành phần chính của quặng là NaCl, KCl. Vì NaCl và KCl có nhiều tính chất tương tự nhau nên người ta không dùng phương pháp hóa học để tách chúng. Thực tế người ta dựa vào độ tan khác nhau trong nước theo nhiệt độ để tách hai chất này.

Nhiệt độ

0

10

20

30

50

70

90

100

S của NaCl

35,6

35,7

35,8

36,7

37,5

37,5

38,5

39,1

S của KCl

28,5

32,0

34,7

42,8

48,3

48,4

53,8

56,6

Bước 1: Hòa tan một lượng quặng sinvinit được nghiền nhỏ vào 1000 gam nước ở 1000C, lọc bỏ phần không tan thu được dung dịch bão hòa.

Bước 2: Làm lạnh dung dịch bão hòa đến 00C (lượng nước không đổi) thấy tách ra m1 gam chất rắn.

Bước 3: Tiếp tục cho m1 gam chất này vào 100 gam nước ở 100C, khuấy đều thì tách ra m2 gam chất rắn không tan.

Nhận định nào sau đây đúng?

A. Giá trị m1 = 281 gam.
B. Trong chất rắn m2 vẫn còn một lượng nhỏ muối NaCl.
C. Sau bước 2 đã tách được hoàn toàn KCl ra khỏi hỗn hợp.
D. Giá trị m2 = 249 gam.
Câu 34:

Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cân dùng 3,472 lít khí O2 (đktc) thu được khí CO2 và 1,836 gam H2O. Đun nóng m gam X trong 75 ml dung dịch NaOH 0,1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được a gam chất rắn khan. Biết m gam X tác dụng tối đa với 0,64 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 1,772.
B. 1,716.
C. 1,832.
D. 1,836.
Câu 35:

Lượng nhiệt thoát ra khi đốt cháy 1 mol các hợp chất hữu cơ cho dưới đây:

Hợp chất

Nhiệt tỏa ra (KJ/mol)

Metan

890

Axetilen

1300

Etan

1560

Propan

2220

Chất nào sau đây sẽ cho lượng nhiệt nhỏ nhất khi đốt cháy 1 gam chất đó

A. C3H8
B. CH4
C. C2H2
D. C2H6
Câu 36:

Hòa tan hết 19,12 gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe(NO3)2 và Al vào dung dịch Y chứa KNO3 và 0,8 mol HCl, thu được dung dịch Z và 4,48 lít khí T gồm CO2, H2 và NO (có tỷ lệ mol tương ứng là 5 : 4 : 11). Dung dịch Z phản ứng được tối đa với 0,94 mol NaOH. Nếu cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam hỗn hợp kết tủa. Cho các kết luận liên quan đến bài toán gồm:

(a) Khi Z tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí thoát ra.

(b) Số mol khí H2 trong T là 0,04 mol.

(c) Khối lượng Al trong X là 4,23 gam.

(d) Thành phần phần trăm về khối lượng của Ag trong m gam kết tủa là 2,47%.

Số kết luận đúng là

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Câu 37:

Cho các chất mạch hở: X là axit cacboxylic không no, mạch cacbon không phân nhánh và có hai liên kết π trong phân tử; Y và Z là hai axit cacboxylic no, đơn chức; T là ancol no, ba chức; E là este tạo bới T và X, Y, Z. Hỗn hợp M gồm X và E. Biết:

- Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M thu được a gam CO2 và (a – 4,62) gam H2O.

- Cho m gam M vào dung dịch KOH dư đun nóng nhẹ sau phản ứng hoàn toàn thấy có 0,04 mol KOH phản ứng.

- Mặt khác, cho 13,2 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH khi đun nóng nhẹ, thu được hỗn hợp muối khan A. Đốt cháy hết A bằng khí O2 dư thu được 0,4 mol CO2 và 14,24 gam gồm Na2CO3 và H2O.

Phần trăm khối lượng chất E trong hỗn hợp M gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 82,00%.
B. 74,00%.
C. 75,00%.
D. 36,00%.
Câu 38:

Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2, CuSO4 và NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện không đổi 4A. Kết quả điện phân được ghi trong bảng sau:

Thời gian điện phân (giây)

t

t + 2895

2t

Tổng số mol khí ở 2 điện cực

a

a + 0,08

85a/36

Số mol Cu ở catot

b

b + 0,03

b + 0,03

Giá trị của t là

A. 3860.
B. 4825.
C. 2895. 
D. 3474.
Câu 39:

Cho sơ đồ các phản ứng sau:

Al + X → A + H2;

A + Y → Z + T

Z + NaOH  C + T

C + CO2 + H2O → X + NaHCO3

Mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học. Hai chất X, Z lần lượt là:

A. HCl, H2O.
B. HCl, Al(OH)3.
C. NaCl, Cu(OH)2.
D. Cl2, NaOH.
Câu 40:

Cho hai chất hữu cơ mạch hở E, F có cùng công thức đơn giản nhất là C3H4O2. Các chất E, F, X, Z tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:

(1) E + NaOH  X + Y        (2) F + NaOH  Z + T

(3) X + HCl  J + NaCl       (4) Z + HCl  G + NaCl

Biết: X, Y, Z, T, J, G là các chất hữu cơ trong đó T đa chức và ME < MF < 146. Cho các phát biểu sau:

(a) Chất J có nhiều trong nọc độc con kiến.

(b) Từ Y có thể điều chế trực tiếp được axit axetic.

(c) Ở nhiệt độ thường, T tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

(d) E và F đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3.

(e) Đun nóng rắn Z với hỗn hợp vôi tôi xút thu được khí etilen.

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2