(2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong các kim loại sau: Na, K, Mg, Al. Kim loại thuộc nhóm kim loại kiềm thổ là

A. Na.
B. Al.
C. Mg.
D. K.
Câu 2:

Al2O3 không tan được trong dung dịch nào sau đây?

A. NaOH.
B. BaCl2.
C. HCl.
D. Ba(OH)2.
Câu 3:

Tên của hợp chất CH3-CH2-NH-CH3 là

A. Etylmetylamin.
B. Metyletanamin.
C. N-metyletylamin.
D. Metyletylamin.
Câu 4:

Trong không khí ẩm, vật làm bằng chất liệu nào dưới đây có hiện tượng sắt bị ăn mòn điện hóa?

A. Tôn (sắt tráng kẽm).

B. Hợp kim Mg-Fe.

C. Hợp kim Al-Fe.
D. Sắt tây (sắt tráng thiếc).
Câu 5:

Một loại nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+ và HCO3-. Hoá chất nào sau đây có thể được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là

A. H2SO4.
B. HCl.
C. NaCl. 
D. Ca(OH)2.
Câu 6:

Hematit đỏ là loại quặng sắt có trong tự nhiên với thành phần chính là

A. FeCO3.
B. Fe3O4. 
C. Fe2O3.
D. FeS2.
Câu 7:

Kim loại nào sau đây phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường?

A. Na.
B. Mg.
C. Al. 
D. Fe.
Câu 8:

Metyl propionat có công thức cấu tạo là

A. HCOOC2H5. 
B. C2H5COOC2H5.
C. C2H5COOCH3.
D. CH3COOCH3.
Câu 9:

Kim loại có tính khử mạnh nhất là

A. Fe
B. Sn
C. Ag
D. Au
Câu 10:

Nilon-6,6 là một loại

A. tơ axetat.
B. tơ poliamit.
C. polieste.
D. tơ visco.
Câu 11:

Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. HF.
B. KOH. 
C. Al(OH)3. 
D. Cu(OH)2.
Câu 12:

Trong công nghiệp, Al được điều chế bằng cách nào dưới đây?

A. Dùng Mg đẩy Al khỏi dung dịch AlCl3.
B. Điện phân nóng chảy AlCl3.
C. Điện phân dung dịch AlCl3.
D. Điện phân nóng chảy Al2O3.
Câu 13:

Khí sinh ra trong quá trình nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

A. Đốt nhiên liệu trong động cơ đốt trong. 
B. Đốt nhiên liệu trong lò cao.
C. Quang hợp của cây xanh.      
D. Đun nấu, đốt lò sưởi trong sinh hoạt.
Câu 14:

Công thức nào sau đây cỏ thể là công thức của chất béo ?

A. (CH3COO)3C3H5 
B. (C17H35COO)2C2H
C. (C17H33COO) 3C3H5
D. (C2H3COO)3C3H5
Câu 15:

Kim loại M nóng đỏ cháy mạnh trong khí clo tạo ra khói màu nâu. Phản ứng hóa học đã xảy ra với kim loại M trong thí nghiệm là

A. 2Na + Cl2  2NaCl.    
B. 2Al + 3Cl2  2AlCl3.
C. Cu + Cl2  CuCl2. 
D. 2Fe + 3Cl  2FeCl3
Câu 16:

Tên thay thế của CH3CH2CHO là

A. propanal.      
B. propanol.    
C. etanal.      
D. etanol.
Câu 17:

Hiện tượng sau khi kết thúc phản ứng hóa học khi cho dung dịch HCl dư vào anilin là

A. dung dịch tạo thành đồng nhất trong suốt. 
B. xuất hiện kết tủa màu trắng.
C. xuất hiện kết tủa màu vàng.   
D. tạo lớp chất lỏng không tan nổi lên trên.
Câu 18:

Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?

A.NaCrO2.    
B. Cr2O3.    
C. K2Cr2O7.         
D. CrSO4.
Câu 19:

Dãy gồm các kim loại bị hòa tan trong dung dịch NaOH là:

A. Al, Cr.     
B. Al, Zn, Cr.   
C. Al, Zn.  
D. Cr, Zn.
Câu 20:

Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Saccarozơ.         
B. Xenlulozơ.
C. Tinh bột.    
D. Glucozơ.
Câu 21:

Khử hoàn toàn 32 gam CuO bằng khí CO dư, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là:

A. 25,6    
B. 19,2      
C. 6,4    
D. 12,8
Câu 22:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phân biệt tơ nhân tạo và tơ tằm bằng cách đốt, tơ tằm cho mùi khét giống mùi tóc cháy.
B. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit nhưng xenlulozơ có thẻ kéo thành sợi, còn tinh bột thì không.
C. Các polime đều không bay hơi do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết phân tử lớn.
D. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt nhưng không bị thủy phân bởi môi trường axit và kiềm.
Câu 23:

Thí nghiệm nào sau đây xảy ra sự oxi hóa kim loại

A. Điện phân CaCl2   nóng chảy           
B. Cho kim loại Zn vào dung dịch NaOH
C. Cho AgNO3   vào dung dịch  FeNO32     
D. Cho Fe3O4   vào dung dịch
Câu 24:

Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 60,0 gam kết tủa và dung dịch X. Để tác dụng tối đa với dung dịch X cần dùng dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Giá trị của m là.

A. 108,0 gam          
B. 86,4 gam    
C. 75,6 gam              
D. 97,2 gam
Câu 25:

Cho 21,75 gam một amin (X) đơn chức, tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được 30,875gam muối. Phân tử khối của X là

A. 87 đvC.    
B. 73 đvC.       
C. 123 đvC. 
D. 88 đvC.
Câu 26:

Cho hình ảnh về các loại thực vật sau:

Cho hình ảnh về các loại thực vật sau:   Thứ tự các loại cacbohiđrat có chứa nhiều trong hình A, B, C, D lần lượt là A. Mantozơ, tinh bột, frutozơ, xenlulozơ. B. Saccarozơ, tinh bột, glucozơ, xenlulozơ. B. Saccarozơ, tinh bột, frutozơ, xenlulozơ. D. Mantozơ, xenlulozơ, glucozơ, tinh bột. (ảnh 1)

Thứ tự các loại cacbohiđrat có chứa nhiều trong hình A, B, C, D lần lượt là

A. Mantozơ, tinh bột, frutozơ, xenlulozơ.
B. Saccarozơ, tinh bột, glucozơ, xenlulozơ.
C. Saccarozơ, tinh bột, frutozơ, xenlulozơ.
D. Mantozơ, xenlulozơ, glucozơ, tinh bột.
Câu 27:

Suất điện động của: Pt H2(k) (p=1.0bar) HBr(aq) (1.0x10-4M) CuBr Cu là 0,559V ở 298K. (Cho rằng các chất trong pin đều xử sự lý tưởng).Nồng độ ion Cu+ (aq) của pin này là bao nhiêu:

A. 4,2.10-4M

B. 4,2.10-8M

C. 1,0.10-4M

D. 1,0.10-8M

Câu 28:

Este X mạch hở, có công thức phân tử C4H6O2. Đun nóng a mol X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4a mol Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3COOCH=CH2.
B. HCOOCH=CHCH3.
C. CH2=CHCOOCH3.
D. HCOOCH2CH=CH2.
Câu 29:

Cho các phát biểu sau:

(a) Mg cháy trong khí CO2 ở nhiệt độ cao.

(b) Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu đen.

(c) Ở nhiệt độ cao, tất cả các kim loại kiềm thổ đều phản ứng được với nước.

(d) Hỗn hợp KNO3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư.

(e) Cho NH3 dư vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan dần.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 30:

Hỗn hợp M gồm một este no, đơn chức, mạch hở và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M thu được N2; 5,04 gam H2O và 3,584 lít CO2 (đktc). Khối lượng phân tử của chất X là

A. 59.
B. 31.
C. 45.
D. 73.
Câu 31:

Cho các phát biểu sau:

(a) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim.

(b) Tơ visco được chế tạo từ xenlulozơ.

(c) Sự kết tủa của protein bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ.

(d) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin làm xanh quỳ tím.

(e) Nhiệt độ sôi của triolein cao hơn nhiệt độ sôi của tristrearin.

(g) Dung dịch formol dùng để bảo quản thực phẩm (thịt, cá…).

Số phát biểu sai là

A. 2

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

(a) Quặng boxit có thành phần chính là Al2O3.2H2O.

(b) Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm thổ giảm dần từ Be đến Ba.

(c) CrO là oxit bazơ, tan dễ dàng trong dung dịch axit.

(d) Có thể dùng dung dịch NaOH làm mềm nước cứng tạm thời.

(e) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, dao cắt thủy tinh.

(g) Hỗn hợp gồm NaNO3 và Cu (tỉ lệ mol 4: 1) tan hết trong dung dịch HCl loãng, dư

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 6

C. 4

D. 5

Câu 33:

Trong các nhà máy sản xuất bia, rượu, nước ngọt.nước là một nguyên liệu quan trọng, chất lượng của nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Nước được khử trùng bằng clo thường có mùi khó chịu do lượng nhỏ clo dư gây nên. Do vậy mà các nhà máy đó đã sử dụng phương pháp khử trùng nước bằng ozon để nước không có mùi vị lạ. Ozon được bơm vào trong nước với hàm lượng từ 0,5 - 5 g/m3. Lượng dư được duy trì trong nước khoảng 5 – 10 phút để diệt các vi khuẩn cỡ lớn (như vi khuẩn Kock gây bệnh lao, amip.). Khối lượng ozon cần dùng để khử trùng lượng nước dùng để sản xuất được 400 lít rượu vang là bao nhiêu. Biết rằng để sản xuất được 1 lít rượu vang cần dùng hết 5 lít nước

A. 1 – 10 gam.
B. 1 – 5 gam. 
C. 2 gam
D. 2000 gam.
Câu 34:

Đốt cháy hoàn toàn 86,2 gam hỗn hợp X chứa ba chất béo, thu được 242,88 gam CO2 và 93,24 gam H2O. Hiđro hóa hoàn toàn 86,2 gam X bằng lượng H2 vừa đủ (xúc tác Ni, t0), thu được hỗn hợp Y. Đun nóng toàn bộ Y với dung dịch KOH dư, thu được x gam muối. Giá trị của x là

A. 93,94. 
B. 89,28. 
C. 89,20.
D. 94,08.
Câu 35:

Cho hỗn hợp X chứa 0,2 mol Y (C7H13O4N) và 0,1 mol chất Z (C6H16O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T thu được hỗn hợp G chứa ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một amino axit thiên nhiên). Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong G là

A. 19,2 gam. 
B. 18,8 gam.
C. 14,8 gam.
D. 22,2 gam.
Câu 36:

Nung nóng 1,26 mol hỗn hợp X gồm Mg, Fe(NO3)2 và FeCO3 trong một bình kín đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y và 13,44 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối đối với H2 là 22,8. Cho toàn bộ chất rắn Y tác dụng với dung dịch hỗn hợp 2,7 mol HCl và 0,38 mol HNO3 đun nhẹ thu được dung dịch A và 7,168 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm NO và N2O. Cho toàn bộ dung dịch A tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 0,448 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 413. 
B. 415.
C. 411. 
D. 414.
Câu 37:

Este A tạo bởi 2 axit cacboxylic X , Y đều mạch hở, không phân nhánh và ancol Z. Xà phòng hóa hoàn toàn a gam A bằng 190ml dung dịch NaOH xM, để trung hòa NaOH dư sau phản ứng cần dùng 80ml dung dịch HCl 0,25M, thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được b gam hỗn hợp muối khan M. Nung M trong NaOH khan dư, có xúc tác CaO, thu được chất rắn R và hỗn hợp khí K gồm 2 hiđrocacbon có tỉ khối so với O2 là 0,625. Dẫn khí K lội qua dung dịch nước brom dư thấy có 5,376 lít một chất khí thoát ra. Cho toàn bộ lượng chất rắn R thu được ở trên tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, có 8,064 lít khí CO2 thoát ra. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Để đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam ancol Z cần dùng 2,352 lít O2 (đktc), sau phản ứng khí CO2 và hơi nước tạo thành có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 11 : 6. Tổng ba giá trị của a, b, x gần nhất với

A. 64.
B. 60. 
C. 62. 
D. 66.
Câu 38:

Tiến hành điện phân dung dịch chứa a mol KCl và b mol CuSO4 với điện cực trơ, màng ngăn xốp; cường độ dòng điện không đổi I = 7,5A, trong thời gian t = 4632 giây, thu được dung dịch X; đồng thời ở anot thoát ra 0,12 mol hỗn hợp khí. Nếu thời gian điện phân là 1,5t giây thì tổng số mol khí thoát ra ở hai cực là 0,215 mol. Giả sử trong quá trình điện phân nước bay hơi không đáng kể, hiệu suất điện phân đạt 100%, các khí sinh ra không tan trong nước, bỏ qua sự thủy phân của muối. Cho các phát biểu liên quan đến bài toán:

(a) Tổng khối lượng hai muối trước điện phân là 35,48 gam.

(b) Nếu thời gian điện phân là 1,25t giây thì nước đã điện phân ở cả hai điện cực.

(c) Giá trị của a, b lần lượt là 0,12 và 0,25.

(d) Dung dịch X chỉ có hai chất tan.

(e) Đến thời điểm 1,5t giây, số mol H+ sinh ra ở anot là 0,32 mol.

Số phát biểu sai là

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Câu 39:

Cho sơ đồ các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường:NaClCo mang nganDien phan dung dichX+FeCl2Y+O2+H2OZ+HClT+CuCuCl2

Hai chất X, T lần lượt là

A. NaOH, Fe(OH)3.
B. Cl2, FeCl2.
C. NaOH, FeCl3.
D. Cl2, FeCl3.
Câu 40:

Ở điều kiện thường, thực hiện thí nghiệm với khí X như sau: Nạp đầy khí X vào bình thủy tinh rồi đậy bình bằng nắp cao su. Dùng ống thủy tinh vuốt nhọn đầu nhúng vào nước, xuyên ống thủy tinh qua nắp cao su rồi lắp bình thủy tinh lên giá như hình vẽ:

Ở điều kiện thường, thực hiện thí nghiệm với khí X như sau: Nạp đầy khí X vào bình thủy tinh rồi đậy bình bằng nắp cao su. Dùng ống thủy tinh vuốt nhọn đầu nhúng vào nước, xuyên ống thủy tinh qua nắp cao su rồi lắp bình thủy tinh lên giá như hình vẽ:   Cho phát biểu sau: (a) Khí X có thể là HCl hoặc NH3. (b) Thí nghiệm trên để chứng minh tính tan tốt của NH3 trong nước. (c) Tia nước phun mạnh vào bình thủy tinh do áp suất trong bình cao hơn áp suất không khí. (d) Trong thí nghiệm trên, nếu thay thuốc thử phenolphtalein bằng quỳ tím thì nước trong bình sẽ có màu xanh. (e) Khí X có thể là metylamin hoặc etylamin. (g) So với điều kiện thường, khí X tan trong nước tốt hơn ở điều kiện 600C và 1 atm. (h) Có thể thay nước cất chứa phenolphtalein bằng dung dịch NH3 bão hòa chứa phenolphtalein. Số phát biểu đúng là A. 2.	B. 5.	C. 3.	D. 4. (ảnh 1)

Cho phát biểu sau:

(a) Khí X có thể là HCl hoặc NH3.

(b) Thí nghiệm trên để chứng minh tính tan tốt của NH3 trong nước.

(c) Tia nước phun mạnh vào bình thủy tinh do áp suất trong bình cao hơn áp suất không khí.

(d) Trong thí nghiệm trên, nếu thay thuốc thử phenolphtalein bằng quỳ tím thì nước trong bình sẽ có màu xanh.

(e) Khí X có thể là metylamin hoặc etylamin.

(g) So với điều kiện thường, khí X tan trong nước tốt hơn ở điều kiện 600C và 1 atm.

(h) Có thể thay nước cất chứa phenolphtalein bằng dung dịch NH3 bão hòa chứa phenolphtalein.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 5

C. 3

D. 4